Bộ trưởng Giáo dục Đức sẽ thăm Đài Loan vào tuần tới với mục tiêu cải thiện hợp tác giữa Berlin và Đài Bắc về chất bán dẫn. Một phát ngôn viên hôm thứ Sáu (17/3)cho biết rằng vấn đề vấn đề chủ quyền sẽ không phải là trọng tâm của chuyến đi.
Trung Quốc coi Đài Loan là lãnh thổ của mình và đã gia tăng áp lực quân sự, chính trị và kinh tế để khẳng định những điều đó.
Chuyến thăm nhạy cảm về chính trị này sẽ diễn ra vào thời điểm Berlin đang xem xét lại mối quan hệ thân thiết trước đây với Trung Quốc.
Người phát ngôn của Bộ cho biết Bettina Stark-Watzinger, cũng thuộc FDP, sẽ bắt đầu chuyến thăm vào đầu tuần tới.
Một nguồn tin biết trực tiếp về chuyến thăm cho biết Stark-Watzinger sẽ không gặp Tổng thống Thái Anh Văn theo chỉ thị của chính phủ Đức để tránh chọc tức Trung Quốc quá mức.
Nguồn tin nhấn mạnh chuyến đi là một chuyến thăm làm việc để thảo luận về các lĩnh vực thuộc danh mục đầu tư của Stark-Watzinger và không trực tiếp gửi thông điệp ủng hộ từ Đức tới Đài Loan.
Scholz đã nhắc lại trước chuyến đi dự kiến tới Nhật Bản vào thứ Bảy rằng ông ủng hộ cái gọi là chính sách “một Trung Quốc” của Bắc Kinh. Tuy nhiên, Berlin vẫn duy trì các liên hệ cấp thấp hơn với Đài Loan.
Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ ở Berlin, người phát ngôn của Bộ giáo dục cho biết chương trình nghị sự trong chuyến thăm của Stark-Watzinger cũng sẽ bao gồm nghiên cứu về pin và chuỗi cung ứng.
Nhà sản xuất chip Đài Loan TSMC (2330.TW) hiện đang xem xét đầu tư vào Châu Âu và Đức.
Khác với các chính sách của cựu thủ tướng Đức, Angela Merkel, chính phủ của Scholz đang phát triển một chiến lược mới về Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào siêu cường kinh tế châu Á, cho đến nay vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng của hàng hóa Đức.
Năm ngoái, Trung Quốc đã lên án chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ lúc đó là Nancy Pelosi , chuyến thăm cấp cao nhất của Hoa Kỳ trong 25 năm, là mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.
Tuy nhiên bà Merkel đã thường xuyên đưa các khiến cách phái đoàn doanh nghiệp lớn tới Trung Quốc, quốc gia đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Đức vào năm 2016.
Không lâu trước khi rời nhiệm sở vào năm 2021, bà Merkel nói với Reuters rằng ban đầu bà có thể đã ngây thơ trong một số lĩnh vực hợp tác với Trung Quốc.
Bài viết của Andreas Rinke
Vũ Nam biên dịch