Theo số liệu công bố hôm qua từ cơ quan thống kê INDEC của chính phủ, chỉ số lạm phát của Argentina tăng vọt lên 211,4% vào năm 2023, đây là mức cao nhất trong 32 năm qua.
Dữ liệu này còn phản ánh tác động mạnh mẽ của một loạt biện pháp gây sốc, bao gồm cả việc phá giá 50% tiền tệ quốc gia, do tân Tổng thống Javier Milei thực hiện. Những giải pháp này vốn dĩ được đưa ra với hy vọng kiểm soát được tình trạng lạm phát đang bùng nổ của đất nước.
Lạm phát vào năm 2022 tại Argentina được xác định ở mức khoảng 95%. Chỉ số lạm phát hàng tháng của cả nước này ở mức 25,5% trong tháng 12, tăng từ 12,8% trong tháng 11, nhưng thấp hơn một chút so với mức 30% mà chính phủ dự báo.
Tổng thống Milei đã nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông rằng nếu tỷ lệ lạm phát hàng tháng thấp hơn mức dự báo thì sẽ là một thành tựu.
Vào tháng 12 năm 2023 chỉ số lạm phát đo được là hơn 25%, trong khi đó mức dự báo của Chính phủ là 30%. Vì vậy ông Milei nói rằng: Nếu con số đo được gần hơn 25%, điều này có nghĩa là một thành công là rất lớn.
Theo INDEC, thực phẩm và đồ uống không cồn, những nguyên nhân góp phần lớn nhất vào tỷ lệ lạm phát hàng năm, đã chứng kiến mức tăng trung bình 29,7% trong tháng 12/2023. Các sản phẩm khác dành cho tiêu dùng đại chúng tăng khoảng 30%, trong khi thuốc có mức tăng trung bình 40%.
Công ty tư vấn Eco Go cảnh báo giá thực phẩm sẽ giảm nhẹ trong những ngày đầu tháng 1 và dự kiến chi phí sinh hoạt hàng tháng sẽ tăng dưới mức 23% trong tháng 12.
Trong bài phát biểu nhậm chức, Ông Milei từng công bố một kế hoạch điều chỉnh được cho là “đau đớn” nhằm ngăn chặn siêu lạm phát và cảnh báo rằng các biện pháp này ban đầu sẽ có “tác động tiêu cực đến mức độ hoạt động, việc làm, tiền lương thực tế và số lượng người nghèo.
Người ta ước tính có khoảng 40% dân số nước này sẽ sống trong nghèo đói.
Hoàng Nam/Theglobeandmail.