spot_img
20 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Bí ẩn cây lựu đỏ sống trên mộ Tần Thủy Hoàng, kết trái sum suê nhưng không ai dám ăn

(Tân Thế Kỷ) – Theo 163.com, trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng, có một cây lựu đỏ mọc ngay ở phần đất này. Không những có thể tồn tại, cây lựu này còn đơm hoa kết trái rất tươi tốt, quả sai trĩu, chín mọng trông rất đẹp mắt. Tuy nhiên, có một điều lạ là người dân xung quanh không một ai dám tới gần để hái ăn.

Bí ẩn cây lựu đỏ trong lăng Tần Vương

Cây lựu này cũng có chiều cao khá lùn. Thông thường, các cây lựu ở Trung Quốc có thể cao từ 3 – 4m, thậm chí cao tới 5 – 7m cũng có. Vậy mà cây lựu ở đây “khiêm tốn” hơn rất nhiều.

 Lựu đỏ trĩu quả.
Lựu đỏ trĩu quả. (Ảnh minh họa: Internet).

Trong khi hoa lựu thường nở vào mùa hè thì riêng cây lựu trong lăng Tần Thủy Hoàng lại ra hoa vào mùa đông. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dân địa phương cảm thấy khác lạ, không dám ăn quả trái mùa như vậy.

Các chuyên gia nghiên cứu đã Ƅiết về hiện tượng lạ này nên quyết định lấу mẫu từ cây lựu về phòng thí nghiệm ρhân tích. Kết quả cuối cùng khiến họ vô cùng ngạc nhiên khi ρhát hiện một độc chất khá lớn trong loại quả nàу. Đó chính là thủy ngân.

Thủy ngân (Mercury)là một nguyên tố kim loại, xuất hiện trong tự nhiên, được tìm thấy trong không khí, nước và đất. Nếu tiếp xúc với thủy ngân không đúng cách, sức khỏe có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng dù chỉ là một lượng nhỏ, đặc biệt đe dọa đối với sự phát triển của thai nhi và giai đoạn đầu đời của trẻ nhỏ.

Nhiễm độc chất này có thể gây hại đến hệ thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch, ảnh hưởng tới phổi, thận, da và mắt, thậm chí tăng nguy cơ dẫn đến tử vong.

Dòng sông thủy ngân trong lăng mộ vua Tần

Rốt cuộc trong khu vực lăng mộ có bí ẩn về dòng sông thủy ngân hay không? Sử sách có ghi chép rằng: “Tần Lĩnh sử dụng dòng sông thủy ngân để bảo vệ lăng mộ khỏi những kẻ xâm phạm”, đủ để thấy bên trong nguy hiểm như thế nào. Thủy ngân bay hơi rất chậm trong một không gian hạn chế, vì vậy một lượng lớn thủy ngân có thể được lưu giữ trong cung điện dưới lòng đất hàng nghìn năm.

Trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được đổ vào gần 100 tấn thủy ngân, tượng trưng cho biển, sông, hồ trong lãnh thổ Đại Tần ở nhân gian – được mô phỏng thu nhỏ với tỉ lệ như thật. Nhưng nguồn thủy ngân khổng lồ được dẫn từ đâu để tạo thành trăm sông trong lăng mộ vẫn là một câu hỏi lớn không thể giải thích được.

Theo sử sách, thời đó có quả phụ họ Thanh, chuyên khai thác đá chu sa mà trở nên giàu có. Theo khoa học hiện đại, chu sa hay thần sa, đan sa, xích đan, cống sa, là các tên gọi dành cho loại khoáng vật của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên. Thành phần chính của nó là sulfur thủy ngân. Tư Mã Thiên viết: “Giang Nam có đá chu sa. Chu sa là nguyên liệu chính để luyện thủy ngân“.

Gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra gia tộc họ Thanh ở vùng quận Ba có ngọn núi Vu Sơn, theo truyền thuyết là nơi các vị Thần thường ghé đến.

Phải chăng người này chính là một truyền nhân thuật luyện đan, nắm giữ được nguồn chu sa và thủy ngân khổng lồ, đã cung cấp thủy ngân trong Địa cung của Tần Thủy Hoàng?

Chính vì sự tồn tại của dòng sông thủy ngân này, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là một trong số ít những di tích cổ xưa còn nguyên vẹn, thậm chí các nhà khảo cổ cũng khẳng định không thể tiến vào bên trong vì quá nguy hiểm.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng bí ẩn tới nỗi các nhà khoa học Trung Quốc phải dự tính dùng máy dò tia vũ trụ để khám phá bí ẩn bên trong. (Ảnh: Internet).

Như vậy, hàm lượng thủy ngân khổng lồ từ trong lăng mộ có thể đã ngấm vào vùng đất xung quanh, từ đó xuất hiện trong cây lựu mọc lên ngay giữa vùng đất này.

Theo những thông tin mà 163.com cung cấp, hàm lượng thủy ngân được phát hiện trong quả lựu cực kỳ cao, còn lớn hơn so với hàm lượng thủy ngân tồn tại trong các mẫu đất ở lăng mộ.

Trong nền văn minh 5000 năm của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên. Đây là vị hoàng đế tài giỏi, mưu lược, vĩ đại nhất của Trung Quốc. Trong cuộc đời gần 50 năm của mình, ông đã làm được những việc vô cùng vĩ đại như thống nhất thiên hạ, khẳng định ngôi vị “hoàng đế”, hủy bỏ chế độ cũ, chia đất nước thành các quận huyện, thiết lập hệ thống quản lý theo các cấp, thống nhất chữ viết, thống nhất dụng cụ đo lường và tiền tệ, thống nhất luật pháp, quy định, làm đường xá có phân chia làn, xây Vạn lý Trường Thành, xây dựng hệ thống kênh mương, xây dựng,Tần Trực Đạo, Cung A Phòng. Ông đã để lại cho hậu thế một khu lăng mộ Li Sơn vô cùng thần bí.

Nhiều người thắc mắc rằng, Đế quốc Tần của Tần Thủy Hoàng dẫu sao cũng chỉ tồn tại vài chục năm ngắn ngủi, rồi thiên hạ lại chia năm xẻ bảy, Hán Sở lại tranh hùng, như thế có gì là vẻ vang? Thế nhưng, dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi nhưng Tần Thủy Hoàng đã làm được khối lượng công việc của cả một nghìn năm, nói không ngoa chút nào – quả thật là như vậy.

Do Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên được Thiên thượng an bài để thống nhất Hoa Hạ, vậy nên ông thuận thiên thời, đắc địa lợi, với khí thế gió cuốn mây tàn, một mạch đạp bằng 6 nước, nhất thống Trung Hoa.

Việc khám phá ra lăng mộ này không chỉ thể hiện sự huy hoàng của đế quốc Đại Tần mà qua bí ẩn phong thủy không thể phá vỡ của lăng mộ – còn cho thấy sự vĩ đại của nền văn hóa Thần truyền.

Nghi Vân (t.h)

Theo KH, NTD, 163

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 2

Xem thêm:

 Lật lại lịch sử: Tần Thuỷ Hoàng có thực sự là một “bạo chúa”?

Công nghệ gì làm nên sự bí hiểm trong Lăng Tần Thuỷ Hoàng?

Vì sao Tần Thủy Hoàng mặc long bào đen, các hoàng đế khác mặc màu vàng?

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều