spot_img
18 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Các bệnh viện dã chiến có thể là dự án dở dang lớn nhất trong lịch sử chính quyền Trung Quốc

Nhiều tỷ USD đã được đổ vào việc xây dựng các bệnh viện dã chiến, những cơ sở sau đó bị bỏ hoang hoặc chưa hoàn thành. Đây là hậu quả của việc dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt về đại dịch một cách thiếu kế hoạch của chính quyền Trung Quốc.

Các bệnh viện dã chiến là dự án dở dang lớn nhất trong lịch sử chính quyền Trung Quốc
Các công nhân đang làm việc tại một bệnh viện dã chiến sẽ được sử dụng cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở thành phố Trùng Khánh phía tây nam Trung Quốc vào ngày 22/11/2022. (Ảnh: CNS/AFP qua Getty Images)

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát cách đây 3 năm, Bắc Kinh đã ra lệnh xây dựng vô số bệnh viện dã chiến trên toàn quốc, với một số cơ sở có chi phí lên tới 10.000 CNY (nhân dân tệ) (khoảng 1.500 USD) mỗi mét vuông. Những cơ sở đó chủ yếu được sử dụng để cách ly những bệnh nhân dương tính với COVID từ thể nhẹ đến không có triệu chứng.

Tuy nhiên, khi Bắc Kinh đột ngột chấm dứt chính sách zero-COVID vào tháng 12 năm ngoái, các bệnh viện dã chiến trên toàn quốc đã bị bỏ hoang và nhiều công trình đang xây dựng đã bị bỏ dở. Chính quyền đã chi một khoản tiền lớn cho các dự án này trong gần ba năm áp đặt các hạn chế hà khắc đối với COVID-19.

Bệnh viện dã chiến, còn được gọi là “bệnh viện Fangcang”, được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc trong đại dịch COVID-19. Các cơ sở này là nơi trú ẩn tạm thời để tiến hành cách ly bắt buộc những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, bất kể mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của họ.

Các bệnh viện dã chiến có thể là dự án dở dang lớn nhất trong lịch sử chính quyền Trung Quốc
Công nhân bố trí giường bệnh tại một bệnh viện Fangcang ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 04/02/2020. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

Một báo cáo gần đây trên NetEase, một mạng tin tức thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, cho biết một bệnh viện dã chiến khổng lồ ở Quảng Châu, có khả năng cách ly 80.000 người, đã bị bỏ hoang sau khi chính quyền rút lại các hạn chế nghiêm ngặt về đại dịch.

Cơ sở được hoàn thành gấp rút vào tháng 11 năm ngoái, với hơn 6.000 công nhân tham gia xây dựng. Nó có diện tích bao phủ là 814.600 mét vuông (khoảng 8,77 triệu feet vuông) và diện tích xây dựng là 547.100 mét vuông (khoảng 5,89 triệu feet vuông). Nó có 21.870 phòng và hơn 78.000 giường cách ly.

Đây được cho là bệnh viện dã chiến lớn nhất từng được xây dựng ở Quảng Châu. Báo cáo không tiết lộ chi phí xây dựng của cơ sở.

Chính quyền địa phương của huyện Dân Quyền, tỉnh Hà Nam, được cho là đã đầu tư 250 triệu CNY (khoảng 37 triệu USD) để xây dựng một bệnh viện dã chiến rộng 10.000 mét vuông, với chi phí trung bình là 25.000 CNY (khoảng 3.700 đô la) mỗi mét vuông. Tuy nhiên, việc xây dựng đã bị đình chỉ vào tháng 12 năm ngoái khi Bắc Kinh dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát đại dịch.

Quận Minquan là một quận nghèo tài nguyên ở Trung Quốc, với dân số 700.000 người. Hàng triệu USD đã bị lãng phí cho một dự án không bao giờ thành hiện thực.

Tương tự như vậy, vào tháng 5 năm ngoái, thành phố Thương Khâu, tỉnh Hà Nam, đã chi 135 triệu CNY (khoảng 20 triệu USD) để xây dựng những nơi trú ẩn lâu dài với 1.000 phòng cách ly.

Tại Sơn Đông, chính quyền tỉnh đã đầu tư 23 tỷ CNY (khoảng 3,387 tỷ USD) để xây dựng các bệnh viện dã chiến trên toàn tỉnh. Hơn 119 nơi trú ẩn cách ly với hơn 200.000 giường đã được xây dựng tại các địa cấp thị, bao gồm Tế Ninh, Truy Bác, Tảo Trang, Đông Dinh, Yên Đài, Duy Phường, Thái An, Uy Hải, Nhật Chiếu, Tân Châu, Đức Châu, Liêu Thành, Lâm Nghi, và Hà Trạch.

Hầu hết các cơ sở đã được hoàn thành vào cuối năm ngoái theo yêu cầu của chính quyền địa phương, nhưng không có cơ sở nào hiện đang được sử dụng.

Nhà bình luận thời sự Qin Peng nói với The Epoch Times rằng các bệnh viện dã chiến có thể là dự án dở dang lớn nhất trong lịch sử của chính quyền Trung Quốc. Ngoài các bệnh viện dã chiến quy mô siêu lớn, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xây dựng rất nhiều cơ sở cách ly trên toàn quốc với mục đích duy nhất là đạt được “zero-COVID”.

Bảo Nguyên (NTDVN) biên dịch Theo The Epoch Times

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều