Hơn 20 nhà lập pháp Canada kêu gọi Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) giải quyết việc Trung Quốc đơn phương sửa đổi đường bay.
Bức thư do Chủ tịch Nhóm Hữu nghị Canada-Đài Loan soạn thảo, và yêu cầu người đứng đầu ICAO phản hồi về việc Trung Quốc thay đổi đường bay M503, W121, W122 và W123 mà không tham khảo ý kiến trước với Đài Loan.
Các nghị sĩ Canada cho biết: “Điều này không chỉ gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an toàn hàng không, hòa bình và ổn định trong khu vực mà còn làm suy yếu hiện trạng trên eo biển Đài Loan. Và họ cũng yêu cầu tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế“truyền đạt những lo ngại cấp bách này, tới Bắc Kinh đồng thời khuyến khích Trung Quốc tham gia đối thoại với Đài Loan về vấn đề này.
Một lá thư khẩn cấp như vậy từ các nhà lập pháp được xem là khá hiếm. Trong bức thư được gửi đi có đoạn: “Điều quan trọng là phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn hàng không và bảo vệ sự an toàn của hành khách”.
Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc thông báo rằng việc thay đổi đường bay có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 và các chuyến bay của Trung Quốc bay theo hướng nam qua eo biển Đài Loan giờ đây sẽ ở gần đường trung tuyến, vùng thông báo chuyến bay và vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan hơn.
Kể từ thông báo thay đổi đường bay của Trung Quốc, Mỹ và Pháp cũng đã có đưa ra những chỉ trích với động thái này.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về những thay đổi này mà không hỏi ý kiến Đài Loan. Họ cũng phản đối những thay đổi đơn phương đối với hiện trạng của bất kỳ bên nào, và kêu gọi Bắc Kinh ngừng gây áp lực quân sự, ngoại giao cũng như kinh tế đối với Đài Loan..
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, Ben Cardin cho biết hành động của Bắc Kinh “chỉ nhằm làm tăng thêm rủi ro an ninh, làm suy yếu an toàn hàng không và đe dọa sự ổn định xuyên eo biển”. Ông kêu gọi Trung Quốc hủy bỏ quyết định của mình và ngay lập tức bắt đầu đàm phán với Đài Loan.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne cho biết Pháp phản đối bất kỳ sự thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng cũng như các mối đe dọa và lực lượng quân sự để đạt được sự thay đổi. Và Pháp coi trọng quyền tự do hàng hải lẫn hàng không.
Hoàng Nam/Taiwannews.