spot_img
20 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Ngân hàng Trung Quốc ra mắt mô hình trả nợ cha truyền con nối

Ngành bất động sản của Trung Quốc đang sa sút. Nhiều địa phương có những chiến lược riêng để phục hồi thị trường nhà đất: các công ty bất động sản ở Nam Ninh, Thành Đô và những nơi khác đã cùng với các ngân hàng đưa ra khoản thế chấp dài hơi lên tới 80-90 tuổi, thậm chí 100 tuổi. Thực chất, đây là mô hình trả nợ cha truyền con nối. 

Người Trung Quốc nói rằng các khoản nợ thế chấp còn đáng sợ hơn các hoạt động mua bán, bởi chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Những người cho vay thế chấp ở nhiều nơi tại Trung Quốc có thể trả nợ từ cha truyền con nối cho đến khi họ 100 tuổi.  (Ảnh mạng)
Những người cho vay thế chấp ở nhiều nơi tại Trung Quốc có thể trả nợ từ cha truyền con nối cho đến khi họ 100 tuổi. (Ảnh Sound Of Hope)

Gần đây, một tấm áp phích về C&D Real Estate và Ngân hàng Hợp tác xã Nam Ninh cùng tung ra khoản vay dài nhất lên đến 100 tuổi đã được lan truyền trên mạng xã hội. 

Tờ The Paper xác nhận rằng nội dung của poster là đúng sự thật. Với tiền đề rằng trẻ em là những người đồng vay thế chấp nhà ở, giới hạn độ tuổi của người cho vay có thể được nới lỏng đến 100 tuổi. Mô hình cho vay này đã được nhiều công ty bất động sản tiếp thu và áp dụng.

Vi sao co nhan loai 111

Theo tài khoản WeChat chính thức của Nanguo Morning Post, vào ngày 11 tháng 2, một số dự án bất động sản ở Nam Ninh đã thông báo rằng “giới hạn độ tuổi cho vay thế chấp nhà ở có thể được kéo dài đến 80 tuổi.”  “Tin tức chứng khoán Thượng Hải” đưa tin rằng CCB của Thành Đô cũng có chính sách tăng giới hạn tuổi đối với những người cho vay thế chấp lên 90 tuổi.

Nhiều Cư dân mạng thốt lên rằng một khoản thế chấp như vậy còn đáng sợ hơn cả một chứng thư mua bán. Bởi vì giấy mua bán chỉ bán thân này và không liên quan đến thế hệ sau. Một đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy một đứa trẻ 4 tuổi phải gánh khoản nợ thế chấp hàng tháng hơn 6.000 nhân dân tệ sau khi cha cậu qua đời. Ngân hàng buộc người mẹ đã ly hôn của cậu phải trả khoản thế chấp.

Bà Lương khóc và cho biết sau khi ly hôn, con trai bà sống với bố. Sau khi ông bà và cha của đứa nhỏ qua đời, đứa nhỏ chỉ có thể ở với bà. Ngân hàng đã tiếp cận bà Lương và yêu cầu bà phải trả khoản vay mua nhà hơn 6.000 nhân dân tệ mà con trai bà được kế thừa từ cha mình hàng tháng và sẽ mất 20 năm để hoàn lại. Nhưng thu nhập hàng tháng từ công việc bán thời gian của bà Lương chỉ hơn 2.000 nhân dân tệ.  Cuộc sống của hai mẹ con rất khó khăn, không đủ tiền trả nợ thế chấp.

Người có nickname “wsdkg” cho biết: “Khi tôi mua nhà, trong hợp đồng có ghi rõ ràng: Nếu tôi không có khả năng trả nợ thì người thân trong gia đình có nghĩa vụ trả nợ thay tôi, và ngân hàng cũng gọi điện cho tôi. Nhiều người mua nhà với tỷ lệ trả trước thấp nhất. Với lãi suất cao như hiện nay, khoản vay ngân hàng không thể trả hết sau khi nhà bị tịch thu. Tuy nhiên, nếu có người thân trưởng thành, tình trạng này là khó tránh khỏi.”

Tạ Điền, ​​giáo sư tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ, cho biết: Chính quyền lưu manh của ĐCSTQ sẽ làm mọi cách có thể để dùng nợ nần trói chặt người dân. Không quan trọng bạn là người già, trẻ em hay mồ côi”.

 Tạ Điền nói: “Tình huống bình thường ở nước, người có thế chấp mà qua đời, nếu như con cháu của họ nguyện ý thừa kế, hoặc là con cháu có người giám hộ nguyện ý thừa kế, đều có thể kế thừa tất cả khoản vay nợ, tài sản. Những đứa con rõ ràng không có năng lực hoàn lại thì không thể thừa kế, nếu không sau khi thừa kế sẽ bị phá sản, ngân hàng có quyền thu hồi căn nhà đem bán đấu giá, số tiền bán đấu giá sẽ được hoàn trả. Một phần là nợ khó đòi của ngân hàng, bởi vì người đã mất, nợ nần cũng không còn, đây là chuyện bình thường ở các nước, càng không nói là nợ nần chồng chất, thật vô lý!”

Theo Sound Of Hope

An Thanh biên dịch

Untitled 3 01 1

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều