Xác ướp của vị đại sư Phật giáo cách đây 1.000 năm vẫn giữ được bộ xương và sọ não hoàn chỉnh theo kết quả chụp cắt lớp vi tính.
Xác ướp nguyên vẹn sau 1.000 năm của đại sư Phật giáo
Xác ướp của vị đại sư Phật giáo cách đây 1.000 năm vẫn giữ được bộ xương và sọ não hoàn chỉnh theo kết quả chụp cắt lớp vi tính.
Hài cốt mạ vàng của đại sư Từ Hiền được kiểm tra y khoa tại chùa Định Huệ ở thành phố Vũ An thuộc tỉnh Hà Bắc phía bắc Trung Quốc, theo Pear Video. Buổi chụp cắt lớp vi tính diễn ra hôm 8/7/2017 trước sự chứng kiến của các nhà sư, phật tử và phương tiện truyền thông.
Mọi người có mặt đều bất ngờ khi các bác sĩ thông báo thi hài đại sư Từ Hiền vẫn còn đầy đủ xương cũng như sọ não. “Chúng tôi có thể trông thấy xương cốt đại sư vẫn còn chắc khỏe như xương người thường. Xương hàm trên, hàm dưới, xương sườn, cột sống và tất cả khớp đều hoàn chỉnh. Điều này thật khó tin“, bác sĩ Wu Yongqing chia sẻ.
Đại sư Từ Hiền là một cao tăng được kính trọng. Theo ghi chép lịch sử, ông sinh ra và lớn lên tại Ấn Độ. Đại sư Từ Hiền du hành từ Ấn Độ cổ đại đến nước Khiết Đan (tồn tại từ năm 916 đến 1125) ở vùng đông bắc Trung Quốc gần bán đảo Triều Tiên ngày nay. Ông có công dịch 10 bộ Kinh Phạn quan trọng sang tiếng Trung. Sau đó, ông được vua Khiết Đan phong là quốc sư. Một số bản dịch của ông được khắc vào các phiến đá đến nay vẫn còn xem được.
Sau khi đại sư Từ Hiền viên tịch, các đệ tử bảo quản thi hài của ông nhưng trải qua nhiều năm, xác ướp bị thất lạc. Hài cốt của đại sư được phát hiện trong một hang động vào thập niên 1970.
Để bảo quản thi thể đại sư, các đệ tử đặt hài cốt vào bên trong một vại gốm lớn chứa đầy nguyên liệu chống ăn mòn có nguồn gốc tự nhiên. Sau ba năm, các đệ tử sẽ chuyển hài cốt ra khỏi vại. Khi đó, nếu thi thể không phân hủy, họ sẽ phủ một loại bột nhão đặc biệt làm từ gạo lên hài cốt để tạo ra “nhục thân Phật”.
Xác ướp đại sư Tự Hiền được đưa về thờ ở chùa Định Huệ từ năm 2011 và được mạ vàng vào năm ngoái.
Hiện tượng “kim cương bất hoại” của các bậc tu hành
“Lúc con người đều mất hết tín ngưỡng, khi đó ta sẽ hiện thân, để khiến con người phải suy nghĩ về ý nghĩa thật sự của sự sinh tồn!”. Đó là câu nói của Lạt ma người Nga Dashi-Dorzho Itigelov, ông viên tịch năm 1927, để lại lời dặn các tăng nhân sau này hãy mở mộ ông ra…
Năm 2002, sau khi khai mộ, người ta phát hiện ra rằng thi thể ông trông vẫn như còn sống. “Các mẫu vật được thu thập 75 năm sau khi chôn cất thi hài Đại sư cho thấy, các chất hữu cơ từ da, tóc, móng tay không khác gì với mẫu vật của một người sống”, trang Pravda.ru. trích lời Galina Yershova, giáo sư môn lịch sử tại Đại học Nhân văn Liên bang Nga.
Thân thể bất hoại của lạt ma Dashi-Dorzho Itigelov là một trong vô số những hiện tượng tôn giáo bí ẩn đến nay vẫn đang thách thức giới khoa học. Khiến con người “phải suy nghĩ về ý nghĩa thật sự của sự sinh tồn!”.
Hiện tượng của lạt ma Dashi-Dorzho Itigelov trong Phật giáo gọi là thân thể Kim Cương bất hoại. Hiện tượng này xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới và trong các tôn giáo khác nhau.
Vào hơn 1000 năm trước, có một vị cao tăng đắc đạo của Ấn Độ vượt qua quãng đường xa xôi, đến Trung Quốc đông thổ, hoằng dương Phật Pháp, tuyên giảng Phật Pháp giáo hóa dân chúng. Sau này, ông được tôn là quốc sư, tên của ông được lưu truyền qua các thế hệ. Ông chính là Từ Hiền Pháp sư của chùa Định Huệ, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
Ngày 8/7/2017, các chuyên gia và học giả dùng cách chụp CT và chụp X quang để xem xét thân thể của Từ Hiền Pháp Sư. Họ đi đến kết luận rằng: “Xương của ông ấy hoàn chỉnh như một người bình thường.”
Huệ Năng (638 – 713), là một đại sư, được người đời tôn sùng là vị tổ thứ sáu của Thiền tông Trung Quốc. Ông là học trò của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn, đắc đạo từ khi còn chưa xuất gia. Sau khi viên tịch, thân xác của Huệ Năng đại sư không hề bị phân hủy. Người ta cho rằng ông đã tu hành đạt đến ngưỡng “thân kim cương bất hoại”.
Ở Việt Nam cũng có hiện tượng “thân kim cương bất hoại” của các thiền sư. Điển hình là thân kim cương bất hoại của hai thiền sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh – Chùa Đậu, huyện Thường Tín, Hà Nội. Các thiền sư tọa hóa (viên tịch khi đang ngồi thiền), tới vài trăm năm, cả nghìn năm, vẫn được bảo tồn đặc biệt tốt không cần hóa chất bảo quản…
Trong các tài liệu chính sử của Việt Nam cũng ghi chép về việc Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, thiền sư Giác Hải để lại xá lợi toàn thân sau khi tọa hóa. Tuy nhiên, trải qua binh biến, giặc dã, hiện xá lợi toàn thân của những tổ sư này không còn nữa.
Trong Đạo gia cũng có những trường hợp đạo sĩ tu luyện trong núi sâu rừng già hàng trăm năm, nhưng bề ngoài họ trông vẫn trẻ như người 30 tuổi. Một người rất quen thuộc với chúng ta, Trương Tam Phong, người sáng lập phái Võ Đang, có truyền thuyết nói Trương Tam Phong thọ đến 400 tuổi, lại có thuyết nói thọ hơn 150 tuổi, rồi có thuyết cho rằng Trương Tam Phong đến nay vẫn còn sống, đã là một thân thể trường sinh bất lão, thọ cùng trời đất. Ông là một trường hợp tiêu biểu của trường phái Đạo gia về sự tu luyện đắc đạo.
Không chỉ trong Phật giáo, Đạo giáo ở các tôn giáo khác, như Thiên Chúa giáo, cũng có hiện tượng thân kim cương bất hoại. Rất nhiều các vị thánh sau khi chết, cơ thể đều không những không bị thối rữa mà còn tỏa ra một mùi hương cây cỏ rất ngọt dịu, và đây được cho là dấu hiệu của sự linh thiêng. Điển hình, Thánh Bernadette Soubirous, mất năm 1879 đến năm 1909, một vị giám mục đã khai quật xác của bà, và phát hiện rằng cơ thể của vị thánh này hoàn toàn không bị thối rữa. Hiện nay, Thánh Bernadette Soubirous đang được trưng bày tại nhà thờ St. Bernadette ở Pháp.
Lý giải hiện tượng nhục thân bất hoại
Qua nghiên cứu thân thể của những lạt ma Tây Tạng, và những người tập khí công, người ta nhận thấy rằng, cơ thể của họ phát ra trường năng lượng rất mạnh, vượt xa người thường. Lâu dần, dưới sự lưu chuyển của các dòng năng lượng, tiểu chu thiên, đại chu thiên khai mở, thân thể của họ sẽ phát sinh cải biến thành các vật chất được gọi là “vật chất cao năng lượng”. Chúng bền vững theo thời gian, nên gọi là “thân thể kim cương bất hoại”.
Bởi vậy, người ta hay thấy các vị cao tăng hỏa táng lại có xá lợi tử – là các hạt nhỏ, cứng và lấp lánh như ngọc trai. Còn các cao tăng thân thể không bị phân hủy như người thường, đây là hiện tượng “xá lợi toàn thân”.
Xưa kia, những người tu luyện trong các tôn giáo, hay độc tu trong núi sâu rừng già đều hướng tới sự vĩnh hằng của sinh mệnh. Qua hiện tượng thân “kim cương bất hoại” của các tu sĩ, thiền sư, có lẽ “tu luyện” không hẳn là những hoạt động tín ngưỡng tâm linh như người ngày nay thường suy nghĩ. Mà thực sự là một khoa học siêu thường về cải biến tâm và thân con người mà khoa học hiện tại vẫn chưa giải thích được.
Nghi Vân (t.h)
Nguồn ĐKN, VNE, TTVN
Xem thêm:
Hé lộ bí mật thiên cơ trong dự ngôn của Lưu Bá Ôn (phần 1): Phật Di Lặc đã đến
Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực