spot_img
17 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Covid-19 làm tăng vấn nạn bạo lực gia đình

Tân Thế Kỷ (TTK) Bạo lực gia đình là vấn nạn đáng lo ngại của xã hội. Xã hội càng về sau thì biểu hiện của bạo lực gia đình càng vô cùng phức tạp. Một nghiên cứu của đại học Havard cho thấy, Covid-19 cũng khiến gia tăng vấn nạn bạo lực gia đình.

Covid-19 cũng làm gia tăng bạo lực gia đình - Tân Thế Kỷ
Ngày 31 tháng 10 năm 2019 từ “bạo lực” được một nhóm phụ nữ dán lên tường trên một con phố tối ở Paris – Nguồn: AP/Kamil Zihnioglu

Vấn nạn bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình thường được hiểu là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.

Nạn nhân của bạo lực thân thể thường thấy là phụ nữ, còn nam giới thường thấy là nạn nhân của bạo lực tinh thần. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo, không có ngoại lệ về giàu- nghèo hay trình độ học vấn.

Pháp Luật Việt Nam chia hành vi bạo lực gia đình thành 4 nhóm: bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục:

Bạo lực về tinh thần

Bao gồm các hành vi lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau.

Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

Hành vi bạo lực về thể chất hay thể xác

Bao gồm hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.

TTK 3.3 02

Hành vi bạo lực về kinh tế

Bao gồm chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ hoặc là kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.

Hành vi bạo lực về tình dục

Gồm có hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục.

Xu hướng gia tăng

Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động và trái ngược với nền văn hóa truyền thống.

Bạo lực gia đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng.

Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà còn có ở các gia đình học vấn cao, không chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm.

Nguyên nhân

Các hành vi bạo lực gia đình có nhiều nguyên nhân, nhưng có 2 nguyên nhân chính: từ phía cá nhân và từ phía xã hội. Phần lớn các hành vi bạo lực thường diễn ra trong những gia đình có chồng (vợ) nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, mại dâm,…

Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu (60%), những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định.

BN 1 jpeg 2

Bạo lực gia đình là do sử dụng các chất kích thích…

nam giới thường có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành vi bạo lực. Nhiều người thường lấy cớ để đánh đập, hành hạ vợ con..

Tuy nhiên, không ai lý giải được tại sao những người có hành vi bạo lực đấy chỉ thực hiện với vợ, con mà không phải với những người khác.

Bạo lực gia đình thường xảy ra trong những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn

Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có sự căng thẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong gia đình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây ra bạo lực với vợ. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi cho nghèo đói vì nhiều gia đình khá giả vẫn có bạo lực và nhiều gia đình kinh tế khó khăn nhưng vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp.


Nhiều người cho rằng nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình là nhận thức về vấn đề bình đẳng giới. Tuy nhiên thuật ngữ ” Bình đẳng giới” đang thực sự có vấn đề về cách hiểu và cách tiếp cận. Trong khi đó gốc rễ của vấn đề nằm ở đạo đức xã hội và các giá trị văn hóa truyền thống bị suy thoái trầm trọng.


COVID-19 và sự gia tăng đáng báo động về bạo lực gia đình

Theo  Tạp chí Y học Cấp cứu Hoa Kỳ , các vụ bạo lực gia đình đã tăng 25-33% trên toàn cầu vào năm 2020. Xu hướng này tiếp tục diễn ra trên khắp Hoa Kỳ.

Sumayah Abed, trợ lý giáo sư tại  Khoa Y học Gia đình và Cộng đồng của  Đại học Alabama tại Birmingham  và  bác sĩ của Phòng khám Chăm sóc Chính UAB Hoover, đang làm việc để nâng cao nhận thức của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Cô đặc biệt lo ngại về nguy cơ bạo lực do bạn tình gây ra, vốn đã được các bác sĩ báo cáo và chẩn đoán chưa đầy đủ.

Covid-19 cũng làm gia tăng bạo lực gia đình - Tân Thế Kỷ
COVID-19 Isolation Linked to Increased Domestic Violence, Researchers Suggest | UC Davis

Theo Liên minh Quốc gia Chống Bạo lực Gia đình, gần 20 người mỗi phút bị lạm dụng thể xác bởi một đối tác thân mật ở Hoa Kỳ. Bạo lực do bạn tình gây ra chiếm 15 phần trăm tội phạm bạo lực ở Hoa Kỳ. Khoảng một phần tư phụ nữ và một phần chín đàn ông bị bạn tình bạo hành.

Các nghiên cứu đã chỉ ra Covid-19 đã làm trầm trọng thêm các yếu tố có thể thúc đẩy bạo lực do bạn tình gây ra. Nhiều gia đình phải đối mặt với căng thẳng kinh tế cùng với căng thẳng và bất ổn do dại dịch này tạo ra.

Sumayah Abed nói rằng: “Bên cạnh tình hình cách ly, đại dịch còn làm trầm trọng thêm tình trạng lạm dụng rượu”, ” trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau chấn thương và tất cả những yếu tố này đã tạo ra một môi trường làm trầm trọng thêm bạo lực gia đình”.

Bạo lực gia đình tăng chưa từng có do các chính sách phong tỏa

Vào năm 2021, Liên Hợp Quốc đã công bố báo cáo “Đo lường Đại dịch bóng tối: Bạo lực đối với phụ nữ trong thời kỳ COVID-19″. Báo cáo này nói rằng kể từ sau đại dịch, bạo lực đối với phụ nữ đã gia tăng đến mức chưa từng có.

Mặc dù các biện pháp phong tỏa liên quan đến COVID-19 có thể làm giảm sự lây lan nhưng chúng dường như đã tạo ra một môi trường lý tưởng cho bạo lực gia đình gia tăng.

Một nghiên cứu mới của Đại học California, Davis, cho thấy căng thẳng gia tăng trong đại dịch COVID-19 do mất thu nhập và không có khả năng chi trả tiền nhà và thực phẩm đã làm trầm trọng thêm dịch bệnh bạo hành bạn tình thường thầm lặng.

Dữ liệu được thu thập trong các cuộc khảo sát gần 400 người trưởng thành trong 10 tuần bắt đầu từ tháng 4 năm 2020 cho thấy rằng cần có nhiều dịch vụ và thông tin liên lạc hơn để ngay cả những nhân viên ngân hàng thực phẩm và y tế tuyến đầu chẳng hạn — thay vì chỉ nhân viên xã hội, bác sĩ và nhà trị liệu — có thể phát hiện ra các dấu hiệu và đặt câu hỏi cho khách hàng về khả năng bị bạn tình bạo hành.

Bài báo, ” COVID-19, Bạo lực đối tác thân mật và Hệ sinh thái giao tiếp ” đã được xuất bản trên tạp chí Nhà khoa học hành vi Hoa Kỳ có nội dung: “…sự cô lập xã hội gia tăng trong thời kỳ COVID-19 đã tạo ra một môi trường nơi nạn nhân và kẻ gây hấn, hoặc những kẻ gây hấn tiềm tàng trong một mối quan hệ, không thể dễ dàng tách rời nhau.

Căng thẳng thêm cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần, làm tăng căng thẳng nhận thức của cá nhân và phản ứng với căng thẳng thông qua bạo lực và các phương tiện khác”.

Tác động ngoài ý muốn của việc phong tỏa 

Các chuyên gia của trường Luật của Đại học Harvard cho rằng sự gia tăng về số lượng thực sự cho thấy rằng có những hậu quả không lường trước được đối với một số biện pháp phong tỏa được các chuyên gia y tế toàn cầu khuyến nghị để giải quyết đại dịch.


Có những lý do chính đáng cho việc phong tỏa để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhưng chúng ta cũng phải nhận ra những tác động phụ và ngoài ý muốn.


Covid-19 cũng làm gia tăng bạo lực gia đình - Tân Thế Kỷ
Luật sư Marianna Yang: “Khi đại dịch bùng phát, số lượng cuộc gọi vào đường dây nóng giảm xuống. Nhưng điều đó không có nghĩa là đột nhiên bạo lực gia đình giảm đi. Điều đó có nghĩa là cơ hội có một không gian an toàn để gọi hoặc nhờ giúp đỡ bị hạn chế” – News.harvard.edu

Điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên phong tỏa, nhưng cũng phải tập trung hơn vào các nguồn lực để giải quyết các tác động phụ đó. Việc phong tỏa làm tăng các yếu tố rủi ro dẫn đến bạo lực gia đình theo nhiều cách:

 – Gây căng thẳng tài chính hơn do mất thu nhập do thất nghiệp;

 – Không có không gian cho những người đang trong các mối quan hệ rủi ro. Khi mọi người đang làm việc bên ngoài nhà, tương tác với đối tác của họ bị giới hạn trong một số giờ nhất định trong ngày, và thời gian tiềm tàng cho xung đột cũng bị hạn chế. Trong thời gian phong tỏa, bạn không chỉ lấy đi những không gian riêng của họ mà còn làm tăng động cơ bạo lực gia đình có thể xảy ra.

 – Trong thời gian phong tỏa, khả năng nhận trợ giúp bị hạn chế vì bạn không có không gian riêng tư để gọi cho ai đó; người ta bị cô lập khỏi hệ thống hỗ trợ của mình với tư cách là nạn nhân…

Trong tất cả các khía cạnh trên nguy cơ bạo lực sẽ tăng lên.

Vũ Nam tổng hợp.

Bí quyết của người xưa để hôn nhân hạnh phúc dài lâu (Phần 2)

Vì sao trẻ em ngày xưa hay bị đánh đòn nhưng ít mắc các vấn đề về tâm lý?

Chuyện hai bà cháu ăn phở và ngẫm về tính ích kỷ của con trẻ ngày nay

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều