spot_img
17 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Cụ bà dạy bơi miễn phí cho hơn 5.000 trẻ em từng được Forbes VN vinh danh

Tân Thế KỷBà Thia từng bán vé số kiếm sống, dạy bơi miễn phí cho hơn 5.000 trẻ em Đồng Tháp từ năm 1992 đến nay. Bà Sáu Thia không nhận học phí để cho các gia đình không phân biệt giàu, nghèo đều có thể đưa con đến học. 

Tạp chí Forbes Việt Nam công bố danh sách 20 phụ nữ truyền cảm hứng năm 2021. Trong số này có bà Trần Thị Kim Thia (bà Sáu Thia, 63 tuổi, ngụ tại xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp).

tam nien ca doi cua cu ba day boi mien phi cho gan 3800 tre em 2 105510
Bà Sáu Thia người phụ nữ truyền cảm hứng của Forbes Việt Nam. – Ảnh: songdep.com.vn

Dạy bơi tốc hành, quyết không nhận học phí

Theo báo Người lao động, bà Trần Thị Kim Thia được người dân trong vùng gọi với cái tên thân thương là bà Sáu Thia. Quê bà ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Năm 34 tuổi, bố mẹ lần lượt qua đời, bà Sáu Thia tha hương đến xã Hưng Thạnh làm thuê kiếm sống. Người phụ nữ một đời lam lũ dầm mưa dãi nắng, làm bao việc nặng nhọc khiến làn da đen sạm, dáng người thô kệch như đàn ông.

Năm 1992, chính quyền xã Hưng Thạnh vận động bà Sáu tham gia công tác Chi hội Phụ nữ ấp n4. Năm 2002, UBND xã triển khai dự án phổ cập bơi cho trẻ em, bà Sáu được mời làm “huấn luyện viên” dạy bơi cho hàng ngàn trẻ nhỏ vùng sông nước.

Dù chỉ có kinh nghiệm dạy bơi kiểu “miệt vườn” nhưng những đứa trẻ vào tay bà rất nhanh biết bơi. Một đứa trẻ học “cô giáo” Sáu nhanh thì 5 ngày biết bơi, chậm thì 10 ngày có thể “tốt nghiệp”.

tam nien ca doi cua cu ba day boi mien phi cho gan 3800 tre em 7 105611
Đứa trẻ nào vào tay bà Sáu Thía cũng sẽ biết bơi. – Ảnh: songdep.com.vn

Để an toàn cho trẻ khi học bơi, bà Sáu Thia còn lặn xuống sông cắm cọc tre, bao lưới mùng làm rào để thành hồ bơi “dã chiến”. Trước khi cho tụi nhỏ xuống học bơi, bà Sáu phải lặn xuống để tra trước để không có bất kỳ chướng ngại vật nào làm đau tụi nhỏ.

Đến năm 2016, các nhà hảo tâm đã đầu tư bể bơi di động đặt tại Trung tâm học tập cộng đồng xã Hưng Thạnh để có không gian rộng hơn cho bà Sáu Thia mở lớp.

Một trong những động lực khiến bà Sáu kiên trì theo nghiệp “bà giáo bất đắc dĩ” này là vì đã xem đứa trẻ yểu mệnh chết đuối ở vùng sông nước. Chứng kiến cảnh ấy, bà đau lòng vô cùng. Với kinh nghiệm bơi lội của mình, bà dành nhiều năm để dạy bơi miễn phí.

Tiếng lành đồn xa, nhiều năm qua, bà Sáu Thia được nhiều phụ huynh tin tưởng, gửi con đến học. Trung bình mỗi năm, bà dạy khoảng 8 lớp với khoảng 240 trẻ em từ 7 – 15 tuổi. Bà Sáu Thia thường mở lớp vào mùa hè, mỗi buổi học khoảng 1,5 giờ, kéo dài không quá 15 ngày.

Ngoài khoản trợ cấp của UBND xã Hưng Thạnh khoảng 300.000 đồng/lớp thì bà Sáu Thia không nhận học phí của phụ huynh nào cả, dù họ có cố dúi vào túi áo bà cũng không nhận.

Đứa trẻ nào cũng nhận xét, bà Sáu Thia rất nghiêm khắc khi dạy trẻ bơi nhưng ai ai cũng yêu mến bà vì dạy quá có tâm. Bà Sáu Thia quan niệm, dạy để trẻ biết bơi, tự bảo vệ bản thân trước sông nước. Còn việc không nhận tiền là để trẻ em nhà giàu hay nhà nghèo cũng đều được học.

tam nien ca doi cua cu ba day boi mien phi cho gan 3800 tre em 1 105653
Đứa trẻ nào cũng nhận xét, bà Sáu Thia rất nghiêm khắc khi dạy trẻ bơi nhưng ai ai cũng yêu mến bà vì dạy quá có tâm. – Ảnh: songdep.com.vn

Em Trần Minh Tân (ấp 3, xã Hưng Thạnh) chia sẻ, ở quê khi mùa nước về em và các bạn trong xóm thường đi câu cá, hái bông điên điển nhưng không biết bơi nên cũng rất sợ. “Nhờ Cha dạy bơi nhưng dạy gần tháng cũng chưa bơi được nên em đã tham gia lớp dạy bơi của bà Trần Thị Kim Thia, mới học khoảng một tuần là em biết bơi”.

“Ba mẹ dạy khó bơi hơn bà Sáu, dạy lâu mà ngày nào cũng dạy, dạy kỹ từng động tác, xóm con có rất nhiều bạn như con học bơi bà Sáu. Con biết bơi rồi yên tâm hơn vì mỗi lần nước về con không sợ nước nữa”, Minh Tân chia sẻ thêm.

Một người trong xóm từng theo dõi bà Sáu Thia dạy trẻ com tập bơi kể rằng: “Bả dạn tay lắm, chứ nhát tay tập tụi nhỏ hổng biết bơi đâu. Con trai tôi tập hổm rày đã biết bơi rồi đó chú”.

Còn sức khỏe thì còn tiếp tục dạy bơi 

Cuộc sống khó khăn, phận gái làm thuê nên bà Sáu Thia chẳng dám nghĩ đến chuyện tình cảm, gia đình đông vui. “Tôi sống tự lập lúc 15 tuổi nên ăn nói cứng cỏi, không nhu mì như bao cô gái khác. Năm 20 tuổi, có một thanh niên ngỏ lời cầu hôn nhưng bản thân tự ti nên tôi ở một mình tới nay. Cuộc sống cô đơn nhưng bù lại, dạy bơi cho hàng ngàn đứa trẻ như con cháu ruột là tôi vui rồi”, bà Sáu Thia tâm sự.

Suốt nhiều năm qua, bà không ngại vất vả tự nguyện dạy bơi miễn phí cho gần 3.800 “rái cá nhí” vùng sông nước. Bên cạnh đó, đối với các gia đình đơn chiếc hay cha mẹ bận mưu sinh không có thời gian đón con, bà Sáu Thia sẽ là người đưa các em về nhà, cho ăn cơm, khi nào gia đình rảnh thì đến đón về, nếu không bà đưa về tận nhà.

Bà Sáu Thia nói, dù sức khỏe không yếu nhưng bà vẫn dạy bơi cho các em nhỏ, mỗi đứa là một hoàn cảnh khác nhau nhưng không biết bơi sẽ thiệt thòi, nguy cơ đuối nước khi lũ về rất cao.

Untitled 2abn
Tính cách hào hiệp và lòng yêu trẻ của bà càng khiến cho nhiều người thán phục. – Ảnh: Hoàng Lộc

“Tui còn mạnh giỏi, khỏe, còn dạy các em được thì tui dạy, tìm từng nhà để kiếm các em dạy các em biết bơi để các em không bị chết đuối. Vật chất tui không có chứ tình thương trẻ tui rất nhiều, tình thương cô bác xóm giềng rất là nhiều, tôi không nghèo. Cống hiến cho xã hội được bao nhiêu thì nên bao nhiêu, làm gì được thì tui cứ làm”.

Khi được hỏi vì sao bà không dành thời gian để phát triển kinh tế gia đình mà lại tổ chức dạy bơi cho các cháu  nhỏ và làm công tác xã hội thì bà Sáu Thia cười và nói: “Bà không sợ nghèo, không sợ đói, bà chỉ sợ trẻ em không biết bơi sẽ nguy hiểm. Mà thật ra bà rất giàu, giàu tình thương dành cho trẻ em và được trẻ em, phụ huynh yêu mến”, bà Thia tâm sự.

Cho đến thời điểm hiện tại, bà Sáu Thia vẫn tâm niệm, còn sức khỏe thì còn tiếp tục dạy bơi cho các em với mong muốn ở vùng sông nước các em nhỏ có thể tự bảo vệ được mình và không bị thiệt thòi khi không biết bơi.

Dù cuộc sống có khó khăn đến mấy thì với bà Sáu Thia việc dạy các em nhỏ biết bơi vẫn là quan trọng nhất. Và cứ như thế, khi hè về bà lại gác hết công việc dành thời gian dạy bơi cho trẻ nhỏ. Tính cách hào hiệp và lòng yêu trẻ của bà càng khiến cho nhiều người thán phục.

Lo lắng tìm người nối nghiệp

Thân hình ốm, nhỏ, đôi mắt hút sâu của bà Sáu Thia như thêm buồn khi nhắc đến tương lai lớp học trong thời gian tới.

Bà Sáu tâm sự: “Tôi đang tìm người tiếp bước con đường dạy bơi miễn phí này, nhưng quả thực rất khó. Hiện chưa ai đủ “điều kiện” để tôi an tâm đào tạo và giao việc lại, trong khi sức khỏe của tôi ngày một yếu đi. Thật ra cũng có người đến hỏi thăm, nhưng không ai chịu dạy miễn phí và cũng không có thời gian để theo đứng bể bơi như tôi”.

Ngày 5.6, ông Đoàn Văn Tuấn – Chủ tịch UBND xã Hưng Thạnh cho biết, Tháp Mười là địa phương ở vùng “rốn lũ” nên nguy cơ xảy ra đuối nước ở trẻ em rất cao. Từ khi bà Sáu Thia thực hiện công việc dạy bơi miễn phí đến nay, ở xã không xảy ra tình trạng đuối nước nào. Tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi được phổ cập bơi của xã hàng năm luôn đạt trên 95%.

“Bà Sáu thì ngày càng lớn tuổi, sức khỏe giảm nên bà đã nhờ UBND xã và các ngành, đoàn thể “chiêu mộ” một người biết bơi, có tình yêu thương trẻ con và hơn hết là tinh thần thiện nguyện, dạy bơi không nhận lương. Hiện nay, xã cũng đang tích cực tìm kiếm người phù hợp để bà Sáu hướng dẫn trước khi thay bà đứng bể bơi giảng dạy”, ông Tuấn cho biết.

Theo bà Sáu Thia, việc dạy bơi miễn phí cho trẻ phải xuất phát từ cái tâm. Có yêu thương trẻ em thì mới dạy được. “Chưa tìm được người thì tôi vẫn tiếp tục dạy cho đến khi nào chiếc xe máy tôi chạy không còn lăn bánh được nữa mới thôi”, bà Sáu nói.

Tịnh Yên (t/h)

Hanhtrinh140x72 2

Ngày đoàn tụ gia đình của người phụ nữ 31 năm đi lạc

Thanh niên đang đi ship hàng, vội liều mình cứu nhiều người trong vụ cháy chung cư mini

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều