spot_img
20 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Cú xoay chuyển của Litva khi không khuất phục trước ĐCSTQ

Tân Thế Kỷ – Litva (Lithuania) đã bị Trung Quốc uy hiếp thông qua các thủ đoạn kinh tế và thương mại vì tăng cường quan hệ với Đài Loan. Nhưng vài ngày trước, một thành viên của quốc hội Litva tuyên bố – Litva không chỉ chịu đựng được áp lực mà còn chiến thắng trong cuộc chiến với Trung Quốc và làm gương cho các quốc gia khác.

Litva đã không khuất phục trước áp lực của ĐCSTQ
Cú xoay chuyển của Litva khi không khuất phục trước ĐCSTQ. Ảnh: internet

Nghị sĩ Litva : Cuộc đàn áp của ĐCSTQ đã phản tác dụng

Litva là một quốc gia Baltic với dân số chưa đến 3 triệu người. Năm 2021, Litva đã đi đầu trong việc rút khỏi diễn đàn hợp tác “17+1” với các nước Trung và Đông Âu do Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chủ trương.

Vào tháng 11 cùng năm, Litva đã cho phép Đài Bắc thành lập văn phòng đại diện của Đài Loan tại thủ đô Vilnius của nước này. Đây là văn phòng đại diện đầu tiên trên thế giới được thành lập với tên gọi “Đài Loan” bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh. Vì vậy Litva đã bị ĐCSTQ đàn áp về mọi mặt, bao gồm cả trả đũa kinh tế và hạ cấp quan hệ ngoại giao.

nghị sĩ
Nghị sĩ Matas Maldeikis, chủ tịch Nhóm Hữu nghị Đài Loan của Quốc hội Litva. Ảnh: Phủ Chủ tịch cung cấp qua The Epoch Times

Mới đây, Nghị sĩ Quốc hội Litva Matas Maldeikis nói với truyền thông quốc tế rằng – Ban đầu, khi Bắc Kinh đàn áp Litva, họ đã nghĩ đến một trận “tốc chiến tốc thắng” để thể hiện sức mạnh của Bắc Kinh, và chính phủ Litva sẽ sụp đổ hoặc phải nhượng bộ trước một cuộc tấn công mạnh mẽ như vậy.

Tuy nhiên, kết quả thật bất ngờ. Ông Maldeikis nói: “Nền kinh tế của chúng tôi đang phát triển. Sau khi Trung Quốc  trừng phạt chúng tôi, xuất khẩu của chúng tôi đã tăng 45% trong một năm rưỡi. Trung Quốc đã cố gắng sử dụng chúng tôi như một ví dụ tiêu cực về những gì sẽ xảy ra nếu bạn không tuân theo họ. Nhưng nó lại trở thành một ví dụ ngược”.

“Điều này đã mở rộng tầm mắt cho những người khác về một ví dụ rằng – nếu bạn không tuân theo (ĐCSTQ), bạn sẽ thắng. Đó là một kịch bản mà chúng tôi chưa bao giờ nghĩ tới”.

Ông cũng cho rằng tình hình hiện nay là Litva không vội cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, nhưng Bắc Kinh phải tìm cách thoát khỏi tình thế khó khăn và tìm cách đưa đại sứ của họ trở lại Vilnius, rồi sau đó làm “như không có chuyện gì xảy ra để lật qua trang này”.

BN 3 jpeg 2

Không khuất phục trước ĐCSTQ, càng được lợi nhiều hơn

Lý Nguyên Hoa (Li Yuanhua), một chuyên gia về Trung Quốc và là một học giả sống ở Úc, đã phân tích với The Epoch Times vào ngày 7/8 rằng: “Thực ra, miễn là không phục tùng ĐCSTQ, không đi theo ĐCSTQ, và không tham gia vào các tổ chức của nó, thì không những không bị ảnh hưởng mà còn kiếm được nhiều và giành được nhiều lợi ích hơn trước. Vì vậy, Litva chính là ví dụ trực tiếp nhất mà chúng ta đang thấy”.

“Thực tế, ông (Maldeikis) đã nói về vấn đề cốt lõi khi đối phó với ĐCSTQ, đó là chỉ cần không sợ hãi và luôn kiên trì, thì bạn sẽ không mất gì cả mà còn có thể đạt được nhiều lợi ích hơn. Đây không chỉ trường hợp của Litva, mà còn ở cả nước Úc”.

Khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, Úc đã thúc giục một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus Covid-19 (hay còn được gọi là virus Vũ Hán – do ca nhiễm đầu tiên bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc). Sau đó, Úc đã bị Trung Quốc trả đũa bằng các hạn chế thương mại.

Bắt đầu từ tháng 5 năm 2020, ĐCSTQ đã công bố các hạn chế nhập khẩu đối với than, rượu, bông và các mặt hàng khác của Úc. Thủ tướng Úc khi đó là Scott Morrison, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Úc vào tháng 6 cùng năm, ông đã nhấn mạnh rằng ông sẽ không khuất phục trước sự ép buộc của ĐCSTQ, cũng như sẽ không từ bỏ các giá trị của chính nước Úc.

Sau khi đương kim Thủ tướng Úc Anthony Albanese nhậm chức vào tháng 5 năm 2022, ĐCSTQ đã phải nhượng bộ trước nhiều áp lực và dần dỡ bỏ các lệnh cấm thương mại đối với Úc.

Điển hình, vào tháng 3 năm nay, Bloomberg báo cáo rằng – Trung Quốc đã cho phép 4 nhà nhập khẩu lớn trong nước mua than của Úc và hải quan Trung Quốc cũng được thông báo mở cửa tất cả các hoạt động nhập khẩu than của Úc. Mới đây, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo rằng – bắt đầu từ ngày 5/8, thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với lúa mạch nhập khẩu có xuất xứ từ Úc sẽ được huỷ bỏ.

Ông Lý Nguyên Hoa cho biết: “Miễn là không thỏa hiệp với ĐCSTQ, thì cuối cùng sẽ nhận được một tương lai tươi sáng. Và ngược lại, nếu thuận theo ĐCSTQ thì lại càng không đạt được lợi ích gì”.

“Trường hợp của các quốc gia này chính là hình mẫu để các quốc gia khác tham khảo về cách ứng xử với ĐCSTQ. Bất kể có quan hệ kinh tế với Trung Quốc như thế nào, càng không sợ hãi trước (áp lực) của nó, thì lại càng thành công”.

Về chiến thắng của Litva, Đổng Tư Tề (Dong Siqi), phó giám đốc điều hành think tank của Đài Loan, cũng phân tích với The Epoch Times vào ngày 7/8 rằng – các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền nói chung đều được coi trọng trên thế giới. Đồng thời, về vấn đề an ninh quốc gia, mọi người cũng nhận thấy rằng chủ nghĩa độc tài do ĐCSTQ đại diện là hung hăng đối với hệ thống kinh tế và hệ thống dân chủ.

“Trước đây, mọi người có thể nói rằng an ninh và kinh tế là những trụ cột quan trọng trong trao đổi với các nước khác. Do sự phát triển kinh tế liên tục của Trung Quốc, mọi người hầu như tránh các vấn đề an ninh của nó. Nhưng bây giờ vì cuộc chiến giữa Nga-Ukraine, rõ ràng Bắc Kinh đã đưa ra lựa chọn, và điều này làm cho các nền dân chủ cảm thấy (ĐCSTQ) không đáng tin cậy”.

Quan trọng hơn, ông Đổng tin rằng – sức mạnh kinh tế mà ĐCSTQ từng tự hào không còn tồn tại nữa, bởi hoàn cảnh nội bộ có vấn đề, vốn nước ngoài lần lượt rời khỏi Trung Quốc, tài chính địa phương gặp khó khăn, ngân hàng đang trong tình trạng tài chính tồi tệ, và hiện tượng bong bóng bất động sản ngày càng trầm trọng – khiến nhiều quốc gia không mấy lạc quan về sự hồi phục kinh tế của Trung Quốc.

“Vì vậy, giữ khoảng cách với Bắc Kinh và quan tâm nhiều hơn đến an ninh quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, cũng như an ninh mạng, đã trở thành sự đồng thuận chung giữa các quốc gia dân chủ” – Ông Đổng kết luận.

Hoàng Dung lược dịch

Theo The Epoch Times

Xem Thêm:

Trung Quốc rơi vào giảm phát

Trung Quốc bị tố bắn vòi rồng vào tàu Philippines ở Biển Đông

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều