spot_img
17 C
Vietnam
Thứ năm,21 Tháng mười một
spot_img

Đồng Nai: Không phân loại rác sinh hoạt tại nguồn sẽ bị xử phạt tới 1 triệu đồng/lần

Từ 1-1-2025, quy định xử phạt hành chính về hành vi không phân loại rác sinh hoạt (RSH) tại nguồn sẽ có hiệu lực. Mức phạt cao nhất là 1 triệu đồng/lần.

dong nai bat buoc phan loai rac sinh hoat tai nguon
Người dân thành phố Biên Hòa đổi rác tái chế lấy quà tặng tại Ngày Môi trường thế giới năm 2024 tổ chức tại công viên Dương Tử Giang. Ảnh: H.Lộc

Bắt buộc phân loại rác sinh hoạt tại nguồn

Ngày 1-1-2025 là thời gian chậm nhất áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ban hành ngày 7-7-2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Đối với rác thải sinh hoạt, nghị định này quy định hộ gia đình, cá nhân không phân loại RSH và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định thì bị phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng.

Như vậy, phân loại RSH không phải là khuyến khích mà là quy định bắt buộc thực hiện. Trường hợp không thực hiện, mức phạt một lần có thể bằng chi phí đóng tiền thu gom rác của 2 năm.

Nguyên tắc phân loại rác thải

Về nguyên tắc phân loại, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định chất thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân phải được phân thành: rác có khả năng tái chế, chất thải thực phẩm, chất thải sinh hoạt khác, chất thải nguy hại, chất thải cồng kềnh.

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị, rác sau khi phân loại phải lưu giữ từng loại vào bao bì riêng và chuyển giao cho các tổ chức cá nhân có chức năng thu gom.

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn, rác sau phân loại khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm làm phân bón, thức ăn chăn nuôi; chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; chỉ bàn giao chất thải khác cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển.

Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ban hành ngày 7-7-2022 của Chính phủ quy định: Phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi không phân loại RSH tại nguồn; phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng khi vứt, bỏ rác thải không đúng nơi quy định; phạt tiền từ 1-2 triệu đồng khi vứt, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị…

Cần ý thức trách nhiệm của cộng đồng

Phân loại RSH là yêu cầu bắt buộc, việc này không chỉ giúp giảm chi phí xử lý chất thải, tiết kiệm đất chôn lấp, mà còn tận dụng khối lượng lớn chất thải có khả năng tái chế để làm phân bón hoặc nguyên liệu cho ngành sản xuất khác. Thế nhưng, qua hơn 15 năm triển khai thực hiện, việc phân loại RSH tại nguồn ở tỉnh vẫn chưa hiệu quả.

huong dan phan loai rac sinh hoat

Tại Đề án Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do UBND tỉnh ban hành cuối năm 2023 đã đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục hoạt động này. Đó là yêu cầu địa phương rà soát, bố trí quỹ đất, nguồn vốn đầu tư các trạm trung chuyển, điểm tập kết rác thải. Tiếp tục cho vay ưu đãi đối với các công trình, dự án và tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là RSH. Cho nâng giá dịch vụ thu gom rác thải lên khoảng 30%.

Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Đặng Minh Đức cho rằng, việc làm đầu tiên và quan trọng nhất là nâng cao ý thức cho tất cả người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về ý nghĩa của hoạt động phân loại RSH. Đồng thời, cung cấp cho người dân cách thức, phương tiện để phân loại RSH một cách dễ dàng nhất. Tiếp đến là đồng bộ tất cả các khâu từ phân loại, thu gom, xử lý, tái chế RSH.

Đối với tổ chức, cá nhân làm dịch vụ môi trường đã được hỗ trợ vay vốn ưu đãi, được nâng giá dịch vụ thu gom rác thải mà chậm đổi mới phương tiện vận chuyển, công nghệ xử lý để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường cũng phải xử phạt.

Theo Đồng Nai Online

ắc quy xe diện diện năng 3

Xem thêm:

Đề xuất giảm hạn mức đất ở tại nhiều quận, huyện TP HCM

Áp lực từ ‘cơn bão dân số già’ ở Việt Nam

Điểm lại những ngày quan trọng trong tháng 7 từng làm rung chuyển thế giới

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều