spot_img
19 C
Vietnam
Thứ ba,17 Tháng chín
spot_img

Chưa tết, giá thực phẩm ở chợ truyền thống đã ‘leo thang’

Dù chưa phải giai đoạn cao điểm cho mùa mua sắm Tết nhưng giá cả nhiều loại hàng hóa, thực phẩm tại chợ lẻ ở TPHCM đã bắt đầu tăng.

Trưa ngày 10/12, tại khu chợ nhỏ trên đường An Dương Vương (quận Bình Tân), chị Hà Thu bất ngờ khi mua đậu hủ được thông báo tăng giá thêm 2.000 đồng/miếng.

“Trước đây đậu hủ chỉ 5.000 đồng/miếng, nay tăng lên 7.000 đồng/miếng. Mua 10 bìa đậu hủ đã 70.000 đồng. Các loại rau củ khác cũng tăng giá thêm 1.000-2.000 đồng/kg. Chưa Tết giá đã tăng, không biết cận Tết còn tăng thêm nữa không” – chị Thu lo lắng nói.

Giá thực phẩm ở chợ truyền thống ‘leo thang’ - Ảnh 1.
Đậu hủ, rau củ, trái cây… đều tăng giá từ 1.000-2.000 đồng những ngày qua

Bà Bình, tiểu thương bán tôm, mực, cá khô tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) cho biết, giá nhập vào của nhóm hàng này tăng từ 5-10% nên giá bán lẻ cũng tăng theo tương ứng. Hiện giá tôm khô các loại dao động từ 500.000-1,5 triệu đồng/kg, giá mực khô từ 1,2-1,4 triệu đồng/kg và có thể còn tăng tiếp từ nay đến tết.

Nhiều tiểu thương quầy thực phẩm khô cũng thông tin, đầu mối cung cấp nước mắm, nước tương, dầu hào, sa tế… đã báo giá tăng thêm từ 3.000-5.000 đồng/sản phẩm; các loại mì, miến, phở, bún khô cũng tăng từ 10-15%/thùng. Ngoài ra, nhóm hàng bánh, kẹo, mứt, cà phê tăng mạnh nhất do giá nhập vào tăng từ 10-20%.

Giá thực phẩm ở chợ truyền thống ‘leo thang’ - Ảnh 2.
Giá heo xuất chuồng đang xuống thấp nhưng thịt heo bán lẻ giá vẫn không thay đổi, dù sức mua rất chậm.

Ghi nhận của VnExpress tại các chợ truyền thống như Phạm Văn Hai (Tân Bình), Bà Chiểu (Bình Thạnh), Tân Định (quận 1)… cho thấy không chỉ cá nuôi, các nhóm cá biển như cá bớp, cá hồi… cũng đang tăng giá khoảng 10.000 đồng một kg so với tháng trước, lên lần lượt 350.000 đồng và 600.000 đồng một kg.

Cô Hằng, tiểu thương bán cá ở chợ Xóm Mới (Gò Vấp), cho biết từ đầu năm đến nay, giá sỉ mặt hàng này đã tăng 3-4 lần và cuối tháng 11 tăng 5-25% khiến sức mua giảm mạnh.

Tương tự, các loại rau xanh như súp lơ, xà lách hiện cũng đắt thêm 5.000 đồng một kg lên 70.000 đồng. Hành lá, tía tô, húng quế tăng 10.000 đồng lên 75.000 đồng một kg…

Sạp bán rau củ tại chợ Xóm Mới (Gò Vấp) sáng ngày 1/12. Ảnh: Thi Hà
Sạp bán rau củ tại chợ Xóm Mới (Gò Vấp) sáng ngày 1/12. Ảnh VnExpress

Lý giải cho việc tăng giá, nhiều tiểu thương cho biết, sau đợt dịch COVID-19 năm 2021, sức mua ở chợ giảm. Gần đây, việc buôn bán càng ế ẩm hơn do nhà máy giải thể, công nhân thất nghiệp, nghỉ Tết sớm để về quê. Hàng bán chậm nhưng giá lại tăng thêm khiến việc kinh doanh càng khó khăn hơn.

Theo bà Nguyễn Thị Lan, tiểu thương chợ Tân Chánh Hiệp (quận 12), giá nhiều mặt hàng rau quả tăng dịp cuối năm do nguyên liệu đầu vào, giá cả nhân công. Cùng mặt hàng, giá bán tại các điểm kinh doanh khu vực trung tâm có thể cao hơn ngoại thành do chi phí chuyên chở, tiền thuê mặt bằng…

Về phía quản lý nhà nước, nhiều địa phương cũng chia sẻ các nguyên nhân khiến các mặt hàng hầu như tăng giá hiện nay.

Liên quan mặt hàng cá, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trà Cú (Trà Vinh), cho rằng nhu cầu sản xuất chế biến sản phẩm dịp Tết Nguyên đán cao khiến nguồn cung thiếu hụt. Trong khi đó, sản lượng cá lóc nuôi vào chu kỳ thu hoạch giảm 50-60%, đẩy giá mặt hàng này tăng nhanh.

Riêng với nhóm rau, củ quả – ông Hoàng Thanh Hải, Giám đốc Hợp tác xã rau an toàn Hải Nông (Củ Chi) – nhìn nhận có ba nguyên nhân chính khiến giá tăng cao.

Thứ nhất là do tháng 11 mưa kéo dài khiến gốc của các loại rau xanh bị thối gây hư hỏng nặng, sản lượng tại các hộ trồng giảm tới 70%, thậm chí nhiều hộ mất trắng. Ông dẫn chứng, tuần qua, tại vùng trồng của công ty, rau cải thìa, cải ngọt sản lượng giảm 80% do hư hỏng. Trong khi đó, tại hộ nông dân được bao tiêu, sản lượng cũng sụt giảm nghiêm trọng. “Trước đây, một ngày chúng tôi cung ứng cho thị trường TP HCM 2,5-3 tấn rau, nay chỉ 700 kg đến một tấn”, ông Hải nói.

Nguyên nhân thứ hai theo ông Hải là chi phí đầu vào cho canh tác rau tăng 40-50% so với cùng kỳ năm ngoái đẩy giá thành lên mốc mới. Cuối cùng là sức mua trên thị trường sụt giảm khiến người trồng gặp khó khăn đầu ra nên họ đã giảm diện tích. Hơn nữa, mùa Tết, nhiều hộ chọn cách chuyển đổi từ trồng rau sang trồng hoa và cây kiểng khiến nguồn cung toàn thị trường giảm mạnh.

Ngoài các lý do trên, lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản còn cho rằng việc lãi suất ngân hàng, USD đi lên làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nuôi trồng… gây áp lực lên mặt bằng giá cả trong nước. Để tránh tình trạng giá hàng hóa tăng “sốc” dịp cận Tết Nguyên đán, đơn vị này đề nghị Cục trồng trọt – chăn nuôi – thủy sản rà soát lại các vùng nuôi trồng.

Cục cũng sẽ phối hợp với Bộ Công Thương và các hiệp hội ngành hàng cập nhật sát tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế để kịp thời đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước thời gian tới.

T.M (T/h)

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều