spot_img
19 C
Vietnam
Thứ năm,21 Tháng mười một
spot_img

Giáo viên tại TP.HCM không được gọi học sinh trả bài đầu giờ

Tân Thế Kỷ – Việc giáo viên gọi học sinh kiểm tra miệng, trả bài bất chợt vào đầu tiết học khiến các em áp lực, sợ sệt, theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM.

Hình thức trả bài đầu giờ khiến học sinh áp lực?

Sáng 15/9, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết thông tin trên. Theo ông, các chỉ đạo chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo không bắt buộc giáo viên gọi học sinh trả bài trước mỗi tiết học. Tuy nhiên, nhiều thầy cô vẫn áp dụng do thói quen dạy học nặng về truyền thụ kiến thức.

“Giáo viên không nên kiểm tra bài cũ theo hình thức gọi tên bất chợt vào đầu giờ, khiến học sinh mang tâm lý sợ sệt, nặng nề khi đến lớp”, ông Quốc nói.

Theo ông Quốc, thay đổi phương pháp kiểm tra – đánh giá học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục TP.HCM trong năm học 2023 – 2024. Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo TP yêu cầu giáo viên không trả bài bất ngờ theo kiểu học thuộc lòng.

Hình thức kiểm tra miệng như thế này là máy móc, gây áp lực cho học sinh và đi ngược lại với tinh thần đổi mới giáo dục.

Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt của chương trình. Quá trình này nhằm cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên, học sinh để kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy – học. Đánh giá thường xuyên nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ, xác nhận kết quả đạt được của học sinh…

“Như vậy, kiểm tra miệng là một trong các hình thức của quá trình đánh giá thường xuyên. Hình thức trả bài đầu giờ theo kiểu học thuộc lòng không đạt được mục tiêu như đã nói ở trên. Việc kiểm tra bất ngờ, mục đích không rõ ràng, nội dung nặng về nhớ kiến thức như vậy sẽ gây căng thẳng, lo lắng cho học sinh” – ông Quốc nhấn mạnh.

Không trả bài đầu giờ thì đánh giá học sinh bằng căn cứ nào?

Ông Quốc cho hay giáo viên được chủ động trong kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, có nhiều cách ôn tập bài cũ mà không nhất thiết phải buộc học sinh thuộc lòng. Cụ thể, công văn 5512 của Bộ hướng dẫn rõ việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện qua các hình thức: hỏi – đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập.

tphcm de nghi giao vien khong kiem tra dau gio 894
Học sinh Trường tiểu học Lê Văn Việt (TP Thủ Đức, TPHCM). – Ảnh: giaoducthoidai.vn

Với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số, giáo viên phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng tự học.

Ông Quốc gợi ý giáo viên thông qua những câu hỏi, bài tập nhỏ để đánh giá được mức độ hiểu bài, ghi nhớ của học sinh. Điều quan trọng là giáo viên cần tạo không khí lớp học sôi nổi, thoải mái để học sinh thể hiện.

Cách đây ba ngày, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở, cũng nêu nội dung trên tại cuộc họp triển khai năm học mới ở quận 3. Theo ông, việc thầy cô gọi học sinh kiểm tra miệng vào đầu giờ gây áp lực cho các em, trong khi những kiến thức khi hỏi bất chợt cũng không mang lại nhiều giá trị.

“Sáng sớm, học sinh ngồi trên xe ba mẹ chở đi học, vừa ăn vừa cầm cuốn vở học vì sợ thầy cô kêu trả bài”, ông cho hay.

Ông Hiếu nhấn mạnh hình thức, chất lượng giảng dạy góp phần quan trọng để xây dựng trường học hạnh phúc, học sinh đến trường vui vẻ, tự tin. Giáo viên có thể bắt đầu tiết dạy bằng nhiều hình thức nhẹ nhàng, sinh động, giúp học trò thích thú để mỗi sáng thức dậy các em háo hức đến trường.

Việc gọi học sinh lên bảng kiểm tra miệng vào đầu tiết học được áp dụng nhiều năm qua và vẫn khá phổ biến.

Nhưng câu hỏi đặt ra là nếu không kiểm tra miệng thường xuyên thì các em học sinh có chịu học hành mỗi ngày hay không? Bạn có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

Tịnh Yên (t/h)

BN 2 jpeg 2

Trường đại học khiến nhiều sinh viên bức xúc vì tăng học phí khủng

Bệnh đau mắt đỏ lây lan, Đà Nẵng và TP. HCM ra công văn khẩn

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều