Giới quan sát cho rằng chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden là nhằm vào Trung Quốc. Hàng loạt hoạt động ngoại giao căng thẳng mà ông thực hiện ở châu Á đều xoay quanh một trọng tâm là đối kháng với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tổng thống Biden trưa 10/9 tới sân bay quốc tế Indira Gandhi ở New Delhi, Ấn Độ sau khi hội nghị thượng đỉnh G20 kết thúc. Ông trò chuyện với các nhân viên đại sứ quán Mỹ ở New Delhi, trước khi bước lên chuyên cơ Không lực Một.
Ông Biden dự kiến tới sân bay Nội Bài chiều ngày 10/9, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam.
Tại New Delhi, trong bối cảnh vắng mặt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga, ông Biden chiếm vị trí trung tâm tại hội nghị thượng đỉnh. Ngoài việc liên tục tiếp xúc với Thủ tướng Ấn Độ Modi, người mới đến thăm Nhà Trắng, ông Biden còn tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược với New Delhi, thúc đẩy hành lang đường sắt và vận tải biển nối Ấn Độ, Trung Đông và châu Âu nhằm cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh. Mục đích quan trọng khác của ông Biden trong chuyến công du châu Á lần này là kết nối với nước láng giềng thân cận của Trung Quốc là Việt Nam, để kiềm chế và cân bằng Bắc Kinh.
Cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ gọi chuyến đi là “rất quan trọng”. Các chuyên gia mong chờ việc ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam, mà Hà Nội coi là cấp độ gần gũi nhất trong quan hệ ngoại giao song phương hoặc ít nhất là ở cấp độ đối tác chiến lược. Ông Gregory Paulin, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, cho biết: “Điều này đối với người Mỹ mà nói thì giống như cam kết bằng miệng chứ không có lợi ích gì, nhưng nó quan trọng đối với Việt Nam”. Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ ký kết thỏa thuận quan hệ ngoại giao ở cấp độ đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Giới quan sát cho rằng chuyến thăm Việt Nam của ông Biden là nhằm vào Trung Quốc, hàng loạt hoạt động ngoại giao căng thẳng mà ông thực hiện ở châu Á đều xoay quanh một trọng tâm là đối kháng với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Bắc Kinh cũng biết điều đó, nên tuần này họ đã cử phái đoàn cấp cao sang thăm Việt Nam. Trung Quốc và Việt Nam là “đồng chí anh em” trong cuộc kháng chiến chung chống Mỹ nhưng đã xảy ra chiến tranh biên giới vào năm 1979 và căng thẳng kéo dài đến năm 1991 mới bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Tân Hoa Xã đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của phái đoàn Trung Quốc trong tuần này là hai bên Trung – Việt cam kết “tăng cường đoàn kết và hợp tác”.
Việt Nam, quốc gia có tranh chấp rộng rãi với Trung Quốc ở Biển Đông, đang cố gắng tìm kiếm lợi ích tối đa trong quan hệ với hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc. Ông Nguyễn Quốc Cường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, cho biết: “Mỹ rất rõ ràng về việc này. Việt Nam sẽ không chọn phe và sẽ không chọn Mỹ để đối đầu với Trung Quốc”.
Tuy nhiên, ông Biden cho rằng khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông, gây căng thẳng với các nước láng giềng, Việt Nam nên lạc quan về sự thành công khi Mỹ chủ động tiếp cận.
Một khía cạnh khác mà ông Biden, một người đang tái tranh cử, cân nhắc là về kinh tế. Ông hy vọng sẽ thiết lập vòng tuần hoàn công nghiệp toàn cầu giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Để làm được điều này, ông cần Việt Nam, vì Việt Nam cũng đang tìm kiếm đối tác và nguồn vốn để nâng cao trình độ công nghệ.
Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam cũng nghiêm trọng, nhưng các nhà phân tích cho rằng ông Biden đã quen với cách tiếp cận này trong mối quan hệ với Ấn Độ và Ả Rập Saudi: Ông sẽ một lần nữa phải giải quyết chu toàn giữa các lợi ích chiến lược và bảo vệ nhân quyền. Các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam không ôm ảo tưởng về việc Mỹ sẽ gây áp lực lên chính quyền Hà Nội về vấn đề nhân quyền.
Ông Biden hy vọng chuyến đi Việt Nam lần này sẽ là bước đột phá, kể từ năm 1995, tất cả các tổng thống Mỹ đều đến thăm Việt Nam. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Sullivan cho biết, trong nhiều thập kỷ, Mỹ và Việt Nam đã cố gắng vượt qua những ký ức đau buồn mà Chiến tranh Việt Nam để lại. Ông Biden sẽ đến thăm bia tưởng niệm ông John McCain vào thứ Hai (11/9) tại Hà Nội. Cố Thượng nghị sĩ John McCain là cưu chiến binh Mỹ tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam và từng là nhân vật có ảnh hưởng trong Đảng Cộng hòa và giới chính trị Mỹ.
Sau khi đến Hà Nội vào Chủ Nhật (10/9), đầu tiên ông Biden sẽ hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau đó cùng tổ chức họp báo. Ông Biden sẽ gặp Thủ tướng và Chủ tịch nước Việt Nam vào ngày hôm sau, sau đó sẽ họp mặt với giới lãnh đạo doanh nghiệp.
Nghi Vân (t.h)
Theo RFI, TTVN
Xem thêm:
Bà Jill Biden dương tính với COVID-19 trước hội nghị G20 của Joe Biden
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*