spot_img
20 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Hiệu ứng “latte”: Đứa trẻ lớn lên kém cỏi liên quan đến 3 thói quen của mẹ

Tân Thế Kỷ – Cuộc đời là một con đường dài, hãy là người mẹ có tầm nhìn xa và là tấm gương tốt nhất cho con cái. Một gia đình hạnh phúc là có một người cha trí tuệ lớn và một người mẹ biết vun vén cho cuộc sống gia đình. Cha mẹ là người thầy của con cái trên đường đời. Cách giáo dục của cha mẹ sẽ ảnh hưởng và đồng hành với trẻ, ngay khi trẻ trưởng thành sẽ có xu hướng trở thành kiểu mẫu đó.

Trong giáo dục gia đình, vai trò của người cha rất quan trọng. Nhưng thói quen ứng xử, tác phong, lối sống của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng phát triển của đứa trẻ.

Như nhà Tâm lý giáo dục nổi tiếng Suhomlinski đã nói trong cuốn “Giáo dục gia đình”: “Nguồn gốc sự phát triển năng lực nhân cách của trẻ nằm ở trí tuệ và sự tu dưỡng của người mẹ”. 

Vì vậy, một nền giáo dục gia đình tốt không thể tách rời sự đồng hành chu đáo của người mẹ. Hãy theo dõi một câu chuyện nhỏ thú vị về cuộc sống đời thường để hiểu rõ hơn về vai trò của người mẹ.

Hiệu ứng “latte” là gì?

Có một cặp vợ chồng luôn uống mỗi tách latte hàng ngày. Nhà tài chính David Bach đã tiến hành phân tích chuyên sâu về thói quen này và đưa ra câu trả lời kinh ngạc. Theo đó, 2 cốc latte có giá khoảng 70 NDT, như vậy chi phí hàng năm là 25.550 NDT. Sau 30 năm, chi phí uống latte lên tới 760.000 NDT.

David Bach chỉ ra rằng, mọi người luôn có một số chi tiêu thường xuyên không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù hiện tại đó chỉ là khoản chi tiêu lẻ tẻ, không tốn nhiều tiền. Nhưng khi tích lũy lại có thể đạt đến con số đáng kinh ngạc. Đây là lý do mà nhiều người thường đặt câu hỏi vào cuối năm: Mình đã tiêu nhiều tiền như vậy từ khi nào?

Nếu chuyển hiệu ứng “latte” sang giáo dục gia đình cũng như vậy. Trong cuộc sống gia đình, mẹ là người kể cho con nghe về cuộc sống đời thường. Mẹ có trách nhiệm quan trọng trong việc phát triển hành vi, thói quen hàng ngày của trẻ. Những đứa trẻ lớn lên kém cỏi, tiêu xài hoang phí liên quan đến 3 thói quen xấu sau của người mẹ:

1. Nuông chiều, đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ

Trong cuộc sống sẽ có kiểu mẹ đáp ứng mọi yêu cầu của con, dù hợp lý không phi lý thì mẹ cũng sẽ chấp thuận.

Một số người mẹ luôn lấy lý do “con còn nhỏ” để chiều chuộng con, khiến con mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân. Thậm chí, trẻ còn dễ dàng coi thường sự quan tâm, yêu thương của mẹ, không biết ơn, không trân trọng. Chiều chuộng trẻ cần ở mức độ phù hợp với hoàn cảnh và tình huống cụ thể.

Nhà Tâm lý học Alesha đã nói: “Việc trì hoãn sự hài lòng của trẻ đúng cách là cần thiết trong việc giáo dục gia đình”. Nhiều người mẹ hiểu rõ tác dụng của việc trì hoãn sự hài lòng là để tốt cho con cái về lâu dài. Họ không cho phép trẻ chỉ chờ đợi mà cần tự chủ trong cuộc sống thông qua việc trì hoãn sự hài lòng.

Những năm 1960, một giáo sư ở đại học Stanford tên Walter Mischel tiến hành một chuỗi các nghiên cứu tâm lý quan trọng. Trong suốt quá trình nghiên cứu, Mischel cùng đồng đội quan sát hàng trăm trẻ em phần lớn ở độ tuổi 4-5 và tiến tới kết luận về một phẩm chất mà ngày nay được coi là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của một người thành công về sức khoẻ, công việc và cuộc sống.

Thí nghiệm kẹo Marshmallow

Thí nghiệm bắt đầu với việc dẫn từng đứa trẻ vào một căn phòng kín, để chúng ngồi xuống ghế và đặt một chiếc kẹo Marshmallow trên mặt bàn trước mặt các em.

Sau đó, người nghiên cứu đưa ra một lời thách đố cho đứa trẻ.

Người nghiên cứu nói với đứa trẻ rằng anh ấy sẽ ra khỏi phòng một lúc và nếu đứa trẻ không ăn miếng Marshmallow trong khi anh ấy ra ngoài, em ấy sẽ được thưởng một chiếc kẹo thứ hai. Ngược lại, nếu đứa trẻ quyết định ăn chiếc Marshmallow đầu tiên trước khi người nghiên cứu quay về, em ấy sẽ không được cho thêm chiếc kẹo nào hết.

Lựa chọn khá là đơn giản: ăn một chiếc kẹo ngay bây giờ hoặc đợi chờ và được ăn hai chiếc vào lúc sau.

Người của nhóm nghiên cứu rời căn phòng trong 15 phút.

Như bạn có thể tưởng tượng, những tấm băng ghi lại hình ảnh lũ trẻ ngồi chờ một mình trong căn phòng khá là hài hước. Một số đứa trẻ nhảy cẫng lên và ăn miếng Marshmallow đầu tiên ngay khi người lớn đóng cửa. Một số em vặn vẹo không yên, nhấp nhổm trên ghế ngồi vì đang cố kìm nén sự thèm thuồng nhưng bỏ cuộc ít phút sau đó. Cuối cùng chỉ có một vài em bé có thể đợi hết khoảng thời gian người trong nhóm nghiên cứu đã giao hẹn.

Ra đời năm 1972, nghiên cứu nổi tiếng này được người ta đặt tên là Thí nghiệm Marshmallow nhưng không phải vì miếng kẹo mà nó trở nên nổi tiếng. Điều thú vị phải sau nhiều năm mới được tiết lộ.

Sức mạnh của việc trì hoãn sự hài lòng

Nhiều năm trôi qua, những đứa trẻ đã trưởng thành, nhóm nghiên cứu tiếp tục tiến hành quan sát sự phát triển của lũ trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Những điều họ tìm ra khá là bất ngờ.

Tam Ly Hoc Ung Dung Thi nghiem keo deo2
Chuỗi các thí nghiệm trên chứng minh rằng khả năng trì hoãn sự thoả mãn rất cần thiết để đạt được thành công. – Ảnh minh họa. – Nguồn: tamly.blog

Những đứa trẻ chấp nhận trì hoãn sự thoả mãn và đợi để được chiếc kẹo thứ hai sau này đạt điểm SAT cao hơn, tỷ lệ lạm dụng thuốc, tỷ lệ béo phì thấp hơn và biết cách giải quyết các căng thẳng trong cuộc sống tốt hơn, các kỹ năng xã hội cũng cải thiện hơn theo chia sẻ của cha mẹ. Nhìn chung thì những người này cũng đạt điểm số cao hơn trong những thang đo chất lượng cuộc sống khác.

Nhóm nghiên cứu theo dõi từng đứa trẻ thêm 40 năm và hết lần này đến lần khác, nhóm trẻ em kiên nhẫn đợi chiếc kẹo thứ hai liên tiếp thành công trong mọi lĩnh vực mà chúng thử sức sau này. Chuỗi các thí nghiệm trên chứng minh rằng khả năng trì hoãn sự thoả mãn rất cần thiết để đạt được thành công.

Nếu bạn nhìn những gì diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ nhận ra rằng…

– Nếu bạn trì hoãn sự thoả mãn của việc xem tivi để làm bài tập, bạn sẽ học được nhiều hơn và đạt điểm tốt hơn.

– Nếu bạn trì hoãn sự thoả mãn của việc mua đồ ăn vặt ở cửa hàng tạp hoá, khi về nhà bạn sẽ ăn những bữa ăn lành mạnh hơn.

– Nếu bạn trì hoãn sự thoả mãn của việc dừng tập luyện sớm để tập thêm vài hiệp nữa, bạn sẽ khoẻ mạnh hơn.

… và còn vô số những ví dụ khác.

Thành công thường là kết quả của việc chọn niềm đau của kỷ luật thay vì sự dễ dàng của những điều làm bạn phân tâm. Đó cũng chính là ý nghĩa của việc trì hoãn sự thoả mãn.

Kết quả này dẫn chúng ta đến một câu hỏi khá thú vị: Một số đứa trẻ sinh ra đã có tính kỷ luật, số phận an bài để được thành công hay phải rèn luyện để có được phẩm chất cần thiết này?

Làm sao để dạy con về trì hoãn sự thoả mãn?

Bạn có thể đưa ra những lời hứa và thực hiện chúng. Lặp lại hết lần này đến lần khác cho đến khi bộ não chúng biết rằng: 1) đúng là đợi chờ rất đáng công sức bỏ ra và 2) mình có khả năng làm điều này.

Bản thân người mẹ cũng phải thực hiện làm gương tốt cho con noi theo.

2. Trì hoãn, sống không có kế hoạch

Trì hoãn là căn bệnh nhiều người mắc phải. Một khi việc gì bị trì hoãn, không có kế hoạch thì rất dễ khi thực hiện trở nên nóng vội, dễ mắc sai lầm. Nếu trong giáo dục gia đình, người mẹ chỉ hành động theo cảm tính mà không lên kế hoạch chu đáo sẽ dễ để lại hậu quả. Thậm chí trở thành tấm gương xấu cho con cái, khiến con mất đi khái niệm về thời gian.

Người mẹ cần dạy con lên kế hoạch và chuẩn bị trước để có thể đối mặt với mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm lý Xã hội châu Âu cho thấy những người lập kế hoạch cụ thể có nhiều khả năng hành động hơn. Và những kiên trì với hành động của mình và có thành công cao hơn 91%. Ngược lại, tỷ lệ thành công của những người dựa vào việc đưa ra quyết định tạm thời để giải quyết vấn đề chỉ là 35%.

achievement adult book 1043514
Bản thân người mẹ cũng cần phải biết sống có kế hoạch trước, sau đó hướng dẫn con từng bước. – Ảnh minh họa

Bản thân người mẹ cũng cần phải biết sống có kế hoạch trước, sau đó hướng dẫn con từng bước.

Làm thế nào để sống và làm việc có kế hoạch?

Bước 1: Làm mới bản thân

+ Đi ngủ sớm và  thức dậy sớm hơn.

+ Hãy biết ơn và yêu thương tất cả mọi thứ

+ Rèn luyện thể chất

+ Uống nước lọc nhiều hơn thay vì các loại nước khác.

Bước 2: Lập kế hoạch cho một ngày làm việc năng động

Hãy có một quyển sổ nhỏ ghi lại 5 mục tiêu cần hoàn thành cho ngày hôm sau. Sau đó sắp xếp mức độ quan trọng của các công việc đó theo thứ tự ưu tiên từ 1 tới 5 và giải quyết từng việc một vào ngày hôm sau.

Để gia tăng năng suất làm việc của mình lên bạn phải tránh làm việc đa nhiệm, khi làm việc hãy tránh xa điện thoại, tắt hết tất cả các thông báo (Facebook, Zalo, tik tok). Tập trung 100% giải quyết 1 công việc cụ thể cho xong. Khi đó năng suất làm việc của bạn sẽ thật tuyệt vời.

Bước 3: Hãy làm những điều bạn thật sự yêu thích

Ví dụ: Tôi thường xuyên ghi nhật ký để tìm hiểu bản thân mình: tôi đã nhận ra mình thích nấu ăn cho những người mà mình quan tâm nhất, chạy bộ, đọc sách, giúp đỡ người khác… đồng thời củng tránh xa những thói quen xấu như là uống bia rượu đến khi không còn biết gì. Từ đó tập trung vào những điều tôi thật sự yêu thích để đem lại năng lượng tích cực và tránh xa những thứ không tốt hút đi năng lượng của tôi.

Bước 4: Quản lý tài chính cá nhân

+ Ghi chép lại các khoản chi tiêu: để biết tiền đã tiêu như thế nào và biết được bạn đã chi tiêu quá nhiều vào đâu.

+ Chi tiêu cho bản thân trước: phân chia các khoản: tiết kiệm, đầu tư, học hành trước rồi mới phân chia cho các khoản: thiết yếu hàng tháng, hưởng thụ. Vậy là bạn đã tự trả lương cho mình trước.

+ Dùng tiền nhãn rỗi để đầu tư hoặc kinh doanh để tạo ra thu nhập thụ động cho bản thân.

Bước 5: Nâng cấp bản thân

Để bản thân trở nên tuyệt vời hơn thì bạn cần nâng cấp bản thân để có thể đạt được nhiều thành công trong cả cuộc sống lẫn công việc bằng cách:

+ Đọc sách nhiều hơn.

+ Tham gia các khóa học: Việc tham gia các khóa học ngắn hạn không những giúp bạn có thêm kiến thức mà còn giúp bạn quen được nhiều bạn mới và xây dựng mối quan hệ cho bản thân.

+ Hãy kết bạn với những người giỏi hơn mình. Bạn sẽ tiếp thu được nguồn năng lượng tích cực và học hỏi được từ họ rất nhiều điều hay ho.

+ Học thêm một ngôn ngữ mới hay một kỹ năng mới.

3. Ham muốn kiểm soát quá mạnh mẽ

“Mẹ làm điều đó vì lợi ích của con”, “Mẹ làm vậy để giúp con tránh đi đường vòng”, “Mai này con sẽ hiểu việc mẹ làm hôm nay”,… Đây là những câu nói mà nhiều người mẹ thường dành cho con mình.

Không ít người mẹ theo dõi cuộc sống của con mình và tự quyết mọi việc thay con. Chẳng hạn đó là hoạt động vui chơi, sở thích, học tập,… thậm chí là cả đồ ăn. Việc kiểm soát quá mức thực chất là một kiểu bạo hành tinh thần đối với trẻ. Điều này chỉ hủy hoại đi tài năng của trẻ, khiến trẻ trở nên nhút nhát. Thậm chí trẻ còn dễ hình thành tâm lý “trả đũa” sau khi trưởng thành.

kiem soat con cai qua muc 3
Cần làm gì để tránh việc kiểm soát con cái quá mức? – Ảnh: tamlytrilieunhc.com

Cha mẹ hãy cứ để con vui chơi, sinh hoạt trong tầm kiểm soát, nhưng đừng can thiệp hoặc giám sát quá chặt chẽ, điều này sẽ dễ khiến cho con nảy sinh tâm lý khó chịu, sợ hãi.

Vậy các bậc phụ huynh cần làm gì để hạn chế tình trạng kiểm soát con cái quá mức?

-Đầu tiên, khi nhận ra sự kiểm soát quá mức của mình đối với con cái thì cha mẹ cần phải bình tĩnh và trao đổi thẳng thắn với con. Hãy lắng nghe xem những suy nghĩ của con và con đang mong muốn điều gì ở mình. Đừng cố quyết định mọi thứ theo cảm nhận của bản thân mà hãy lắng nghe ý kiến của con, những điều mà con đang phải gánh chịu.

-Hãy để con tự thực hiện các công việc trong khả năng của mình. Khi con đã đủ lớn, cha mẹ nên để con tự dọn dẹp phòng ngủ, tự xếp quần áo, buộc dây giày, thay quần áo, tắm rửa,…Đừng cố gắng can thiệp quá nhiều vào các công việc hàng ngày của con, vì bạn không thể nào giúp con thực hiện chúng cả đời.

-Tùy vào lứa tuổi của trẻ mà cha mẹ hãy để cho trẻ tự đưa ra quyết định về những việc xoay quanh cuộc sống của trẻ. Có thể đơn giản là việc lựa chọn trang phục, món ăn, ước mơ hoặc lớn lên một chút trẻ có thể tự chọn các hoạt động ngoại khóa theo sở thích. Cha mẹ chỉ nên đưa ra những lời khuyên và giúp trẻ định hướng đúng đắn, đừng thay trẻ quyết định tất cả mọi việc.

-Khi con xảy ra những bất đồng, mâu thuẫn giữa bạn bè, đồng nghiệp hoặc cấp trên. Cha mẹ đừng nên xen vào để giải quyết mọi việc mà hãy dạy cho con cách ứng phó, tự khắc phục các vấn đề, xung đột của mình.

-Cha mẹ nên dạy cho con các kỹ năng sống cần thiết để con có thể tự chăm sóc chính mình. Bởi vì dù gia đình cho điều kiện và thời gian thế nào thì phụ huynh cũng không thể bên cạnh và lo lắng cho con mãi được. Vì thế khi trẻ đã dần lớn hơn thì cha mẹ nên dạy cho các kỹ năng như dọn dẹp, nấu ăn, giặt giũ, tương tác xã hội, cách cư xử đúng mực,…

– Hãy cho phép con được thất bại, sai lầm. Có thể đối với những cha mẹ đang có xu hướng kiểm soát con quá mức thì việc này sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên bạn cần hiểu rằng ai trong chúng ta cũng sẽ mắc phải các sai lầm trong cuộc sống, những sự thất bại không phải là điều xấu mà nó chính là bài học quý báu để con trẻ có thể phát triển tốt hơn.

Tịnh Yên (t/h)

Hanhtrinh140x72 6

Dạy con hãy thoát khỏi những “chiếc hộp tư duy” của chính mình

Cha mẹ không có “uy quyền” không thể nuôi dạy những đứa con có triển vọng

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều