spot_img
19 C
Vietnam
Thứ năm,19 Tháng chín
spot_img

Động đất Thổ Nhĩ Kỳ: hơn 4.300 người tử vong; chuyên gia dự đoán có thể lên 20.000

Số người chết trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã tăng lên 4.365, nhiều người vẫn kẹt dưới các đống đổ nát.

Chú thích ảnh
Lực lượng cứu hộ và tình nguyện viên tìm kiếm các nạn nhân và người sống sót mắc kẹt trong đống đổ nát sau động đất mạnh ở làng Besnia, gần thị trấn Harim, tỉnh Idlib (Syria), giáp giới Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có tới 20.000 người có thể đã chết.

Cơ quan Ứng phó Thảm họa và Tình huống khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) thông báo ít nhất 2.921 người đã chết trong trận động đất ở tỉnh đông nam Kahramanmaras hôm 6/2, trong khi nước láng giềng Syria cũng ghi nhận 1.444 trường hợp thiệt mạng.

Nhân viên cứu hộ tại một công trình bị sập ở Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, sau trận động đất sáng 6/2. Ảnh: AFP.

Nhân viên cứu hộ tại một công trình bị sập ở Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, sau trận động đất sáng 6/2. Ảnh: AFP.

Con số thương vong có thể tiếp tục tăng cao, do nhiều người còn kẹt dưới các đống đổ nát. Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có tới 20.000 người có thể đã chết. Thời tiết lạnh và ẩm ướt tại khu vực cản trở các nỗ lực cứu hộ. Giới chức đã yêu cầu người dân rời khỏi các tòa nhà để đảm bảo an toàn trước nguy cơ có thêm dư chấn, bất chấp thời tiết khắc nghiệt.Có nhiều lo ngại rằng số người thiệt mạng sẽ còn tăng cao.

AFAD trước đó cho biết động đất mạnh 7,4 độ xảy ra lúc 4h17 (8h17 giờ Hà Nội) ở quận Pazarcik, gần thành phố Kahramanmaras thuộc tỉnh cùng tên. Cơ quan Địa chất Mỹ (USGS) ước tính trận động đất mạnh 7,8 độ với một dư chấn mạnh 6,7 độ xảy ra sau đó 15 phút. Đây là một trong những trận động đất mạnh nhất xảy ra tại khu vực này trong gần một thế kỷ qua.

Các cơ quan địa chất Mỹ và châu Âu ghi nhận thêm một trận động đất mạnh 7,6-7,7 độ xảy ra gần thị trấn Ekinozu thuộc tỉnh Kahramanmaras chiều 6/2 với tâm chấn ở độ sâu 7 km. Chưa rõ mức độ thiệt hại và thương vong trong trận động đất này. Truyền thông nhà nước Syria cùng thời gian cho hay động đất xảy ra tại thủ đô Damascus ở tây nam đất nước.

Thế giới chung tay chia sẻ đau thương và hỗ trợ công tác cứu hộ đến Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai các đội cứu hộ, phi cơ đến khu vực quanh thành phố Kahramanmaras và kêu gọi trợ giúp từ cộng đồng quốc tế.

Liên minh châu Âu đã huy động các đội tìm kiếm và cứu nạn để giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi hệ thống vệ tinh Copernicus của khối 27 quốc gia đã được kích hoạt để cung cấp các dịch vụ lập bản đồ khẩn cấp.

Ít nhất 13 quốc gia thành viên đã đề nghị hỗ trợ. EU cho biết họ cũng sẵn sàng giúp đỡ Syria thông qua các chương trình hỗ trợ nhân đạo.

Hoa Kỳ đang phối hợp hỗ trợ khẩn cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, bao gồm các đội hỗ trợ các nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn. Các đối tác nhân đạo do Hoa Kỳ hỗ trợ cũng đang triển khai công tác hỗ trợ ở Syria.

Cơ quan viện trợ nước ngoài chính thức của Trung Quốc cho biết họ đã liên lạc với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và Syria và “sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo khẩn cấp phù hợp với nhu cầu của người dân bị ảnh hưởng”.

Tân Hoa xã cũng đưa tin rằng Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc đã quyết định gửi 200.000 USD cho các tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ của Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết họ sẽ tặng 200.000 USD để giúp Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện các nỗ lực cứu hộ và đang phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ về việc cử các đội tìm kiếm và cứu nạn chuyên dụng.

“Tôi xin gửi những lời cầu chúc tốt lành nhất đến những người dân bị ảnh hưởng bởi động đất. Tôi hy vọng chúng ta sẽ sớm vượt qua thảm họa này, với thiệt hại ít nhất có thể”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan viết trên Twitter.

Vị trí tâm chấn động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ sáng sớm 6/2. Đồ họa: Reuters.

Vị trí tâm chấn động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ sáng sớm 6/2. Đồ họa: Reuters.

Các trợ giúp khác (Thống kê lấy từ Tri Thức VN)

  • Dịch vụ chó cứu hộ Thụy Sĩ REDOG đang gửi 22 nhân viên cứu hộ với 14 con chó đến Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ cho biết họ cũng sẽ gửi 80 chuyên gia tìm kiếm và cứu nạn đến nước này, bao gồm cả các chuyên gia thảm họa của quân đội
  • Nhật Bản gửi một nhóm khoảng 75 nhân viên cứu hộ đến Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Áo đã đề nghị gửi 84 binh sĩ từ một đơn vị cứu trợ thảm họa quân sự tới Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Tây Ban Nha đang chuẩn bị gửi hai đội Tìm kiếm và Cứu nạn Đô thị tới Thổ Nhĩ Kỳ với 85 nhân viên và một đội lính cứu hỏa tình nguyện.
  • Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý đã đề nghị hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ. Một đội chữa cháy đang chuẩn bị rời khỏi Pisa, và quân đội Ý cho biết các chuyến bay vận tải sẽ mang theo thiết bị cũng như nhân viên y tế và các nhân viên khác.
  • Pháp đang phái đội cứu hộ đến Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Ba Lan đang gửi Thổ Nhĩ Kỳ 76 lính cứu hỏa và tám con chó được huấn luyện, cùng với các thiết bị.
  • Romania đang gửi nhân viên chuyên môn và vật liệu tới Thổ Nhĩ Kỳ trên hai máy bay quân sự.
  • Croatia đang gửi 40 người nhân viên và 10 con chó, thiết bị cứu hộ và xe tải đến Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Serbia đang gửi 21 nhân viên cứu hộ và ba sĩ quan liên lạc tới Thổ Nhĩ Kỳ.
    Montenegro gửi ít nhất 24 lính cứu hỏa tới Thổ Nhĩ Kỳ.
    Tổng thống Moldova cho biết 55 nhân viên cứu hộ đã được gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ.
    Ai Cập đã cam kết viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia thường xuyên hứng chịu động đất trên thế giới. Năm 1999, một trận động đất mạnh 7,6 độ xảy ra ở thành phố Izmit, đông nam Istanbul làm hơn 17.000 người thiệt mạng. Năm 2011, một trận động đất xảy ra ở thành phố miền đông Van làm hơn 500 người chết.

Theo AFP, Reuter, AP

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều