Tân Thế Kỷ (TTK) – Năm ngoái, Goldman Sachs và nhiều ngân hàng đầu tư quốc tế nổi tiếng khác trên thế giới đã phải trải qua sự sụt giảm lợi nhuận kinh doanh nghiêm trọng tại thị trường Trung Quốc.
Theo phân tích, chính sách phòng chống dịch bệnh “Zero Covid” và sự căng thẳng địa chính trị giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã làm tiêu tan hy vọng về lợi nhuận kinh doanh của các ngân hàng đầu tư này tại Trung Quốc.
Goldman Sachs và nhiều ngân hàng đầu tư quốc tế nổi tiếng khác trên thế giới đã phải trải qua sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận kinh doanh tại Trung Quốc đại lục vào năm ngoái . Theo phân tích, chính phong tỏa phòng chống dịch bệnh do virus COVID-19 và căng thẳng địa chính trị đã làm tiêu tan hy vọng về lợi nhuận kinh doanh của các ngân hàng đầu tư lớn này tại Trung Quốc.
Theo Financial Times – năm ngoái, lợi nhuận của các ngân hàng đầu tư quốc tế tại Trung Quốc đã giảm mạnh. Trong đó có Credit Suisse, Deutsche Bank (Ngân hàng Đức), Goldman Sachs và Các công ty con của HSBC tại Trung Quốc đều bị thua lỗ vào năm 2022 và Morgan Stanley đã chứng kiến lợi nhuận sụt giảm. Trong số bảy tập đoàn tài chính ở Phố Wall và một tập đoàn châu Âu có chi nhánh đầu tư ở Trung Quốc đại lục, chỉ có ngân hàng JPMorgan và UBS là lợi nhuận tăng trưởng.
Sau nhiều năm đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ ở Trung Quốc và bị thua lỗ, các ngân hàng phương Tây đã thay đổi đáng kể vào năm 2021, khi Bắc Kinh cho phép các ngân hàng phương Tây nắm toàn quyền sở hữu các hoạt động của họ tại Trung Quốc, sau một thỏa thuận thương mại với nước này. Trong năm đó, 6 trong số 7 ngân hàng nói trên đã thu được lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc đại lục.
Tuy nhiên, khi mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng xấu đi, cũng như tác động do các hạn chế mới về dịch bệnh và sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng ngành bất động sản, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng phương Tây tại Trung Quốc đã phải chịu thêm một bước thụt lùi nghiêm trọng.
Financial Times chỉ ra rằng – vào thời điểm các ngân hàng quốc tế đang đứng im tại thị trường Trung Quốc do lo ngại về các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, các nhà quản lý Trung Quốc đã ra lệnh cho họ hạn chế trả lương cho giám đốc điều hành và trì hoãn các khoản tiền thưởng theo chủ trương ”thịnh vượng chung” của Bắc Kinh. Để tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, một số công ty thậm chí đã rút khỏi các lĩnh vực kinh doanh được kỳ vọng sẽ sinh lãi, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo.
Báo cáo dẫn lời Victor Xie – giáo sư kinh tế chính trị Trung Quốc tại Đại học California, San Diego, cho biết – đối với các ngân hàng đầu tư quốc tế, rất khó để có thể cùng một lúc đối phó với môi trường pháp lý ở cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Trong nửa đầu năm ngoái, các ngân hàng toàn cầu không có nhiều hoạt động kinh doanh trên thị trường IPO của thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục, nhưng số lượng công ty niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán New York, London và Hong Kong đã tăng vọt.
Các ngân hàng Trung Quốc đang “ngày càng cố gắng chèn ép” khách hàng, nên họ đã thuê một ngân hàng đại lục và một ngân hàng quốc tế tại Hồng Kông để đưa ra thị trường – theo một giám đốc điều hành của một ngân hàng toàn cầu hoạt động tại Trung Quốc.
Báo cáo chỉ ra rằng so với hoạt động chung của các ngân hàng quốc tế, quy mô của các chi nhánh ngân hàng này tại Trung Quốc khá là nhỏ. Ví dụ: Mặc dù Goldman Sachs thua lỗ 58 triệu USD ở Trung Quốc, nhưng công ty đã kiếm được 11,3 tỷ USD trên toàn cầu. Do đó, bất chấp những cơn gió ngược, không có khả năng các ngân hàng phương Tây sẽ từ bỏ hoạt động của họ ở Trung Quốc đại lục ngay bây giờ.
Về vấn đề này, một nhân viên ngân hàng cấp cao nhận xét: “Họ đã gieo hạt giống xuống, và chi phí xin giấy phép và thuê nhân sự rất cao, nên tôi không nghĩ họ sẽ rời khỏi thị trường (Trung Quốc)”.
Hoàng Dung biên dịch
Theo NTDTV
Xem Thêm:
Ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc lao đao, lợi nhuận ròng của SMIC giảm 44% trong Quý I
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*