spot_img
19 C
Vietnam
Thứ năm,21 Tháng mười một
spot_img

Mỹ kêu gọi châu Âu hợp tác ‘chống hàng hóa’ từ Trung Quốc

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cáo buộc chiến lược công nghiệp của Trung Quốc là mối đe dọa toàn cầu, cần châu Âu phối hợp đối phó.

Mỹ kêu gọi châu Âu hợp tác chống hàng hoa từ Trung Quốc| Tân Thế Kỷ
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tại Paris, Pháp ngày 22/6/2023. Ảnh: AFP

Phát biểu ở Frankfurt (Đức) hôm 21/5, bà Janet Yellen kêu gọi châu Âu cùng có phản ứng với các chính sách công nghiệp của Trung Quốc theo “cách thống nhất và chiến lược” để giúp các nhà sản xuất hai bờ Đại Tây Dương có thể tồn tại.

Nhận xét về tầm quan trọng của liên minh Mỹ – châu Âu, bà Yellen cáo buộc năng lực sản xuất công nghiệp dư thừa của Trung Quốc đe dọa các công ty của liên minh lẫn các nước thị trường mới nổi.

Bình luận của được đưa ra một tuần sau khi chính quyền Biden công bố mức thuế mới với xe điện (EV), pin mặt trời, chất bán dẫn, pin lithium-ion, thép và các sản phẩm công nghiệp chiến lược khác của Trung Quốc.

Hồi tháng 4, bà Yellen nói với giới chức Trung Quốc rằng Mỹ sẽ không chấp nhận việc nước này sản xuất dư thừa, làm tràn ngập thị trường toàn cầu với hàng giá rẻ.

Mỹ hy vọng một mặt trận thống nhất với EU sẽ thuyết phục nước này, rằng các đối tác thương mại lớn nhất đã sẵn sàng dựng lên hàng rào ngăn chặn xe điện, pin và các mặt hàng khác của họ thống trị thị trường phương Tây. Tuy nhiên, bà nói Mỹ không cố gắng thực hiện chính sách chống chính quyền Bắc Kinh.

Xu hướng bảo hộ có thể sẽ trở thành điểm tranh chấp giữa chính quyền Bắc Kinh và các nền kinh tế tiên tiến phương Tây. Tuần trước, sau khi ông Biden công bố tăng thuế lên 18 tỷ USD các sản phẩm “made in China”, phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington Liu Pengyu lên tiếng phản đối.

“Chúng tôi hy vọng Mỹ có thể có cái nhìn tích cực về sự phát triển của Trung Quốc và ngừng sử dụng tình trạng dư thừa công suất làm cái cớ cho chủ nghĩa bảo hộ thương mại”, ông Liu nói.

Các mức thuế mới của Mỹ có thể gây thêm áp lực lên châu Âu trong việc dựng lên các rào cản thương mại nhằm ngăn chặn Bắc Kinh chuyển hướng xuất khẩu nhiều hơn sang đó. Giới chức châu Âu đang xem xét áp thuế bổ sung với ôtô Trung Quốc, vốn gây ra mối đe dọa đặc biệt với Đức.

Khoảng 37% tổng lượng xe điện nhập khẩu vào châu Âu được sản xuất tại Trung Quốc, gồm các thương hiệu nội địa, xe do Tesla và các nhà sản xuất ôtô Đức có nhà máy ở đó sản xuất. Châu Âu là thị trường xe điện lớn thứ hai thế giới và nhập khẩu đã tăng vọt vào năm ngoái lên 11,5 tỷ USD, từ 1,6 tỷ USD hồi 2020.

Ủy ban châu Âu đang điều tra xem liệu các khoản trợ cấp của Bắc Kinh cho các công ty nước này có gây tổn hại cho ngành công nghiệp ôtô khu vực này hay không. Lĩnh vực này cung cấp gần 14 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp ở châu Âu, xuất khẩu 6 triệu ôtô năm ngoái.

máy kích diện diện năng

HN(Reuters, NYT,VNE).

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm: 

Chủ tịch Tập đoàn Vietravel: Giá vé máy bay tăng là xu thế không thể cưỡng, tới Tết chưa chắc giải quyết được

240.000 đồng một kg vải Hưng Yên

Tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều