spot_img
18 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Ngân hàng Trung Quốc: Nạp dễ, rút khó

Trong những năm gần đây, tin tức về việc các ngân hàng Trung Quốc biến thủ tiền của người gửi đã lan truyền rộng rãi. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, nhiều người Trung Quốc phản ánh trên mạng xã hội về việc các ngân hàng gây khó khăn cho người gửi khi rút tiền, đặc biệt là những khoản tiền gửi lớn, gây phẫn nộ dư luận.
collage maker 10 jul 2022 1243 am
Các ngân hàng Trung Quốc dùng thủ đoạn tàn nhẫn đối với tài khoản của người gửi tiền vào ngày 9 tháng 7 năm 2022 (Spotlight on China/Ảnh chụp màn hình qua TheBL/Youtube)

Ngân hàng ở Bắc Kinh giới hạn mức thanh toán 5.000 nhân dân tệ gây xôn xao dư luận

Vào ngày 24 tháng 2, hashtag Ngân hàng có giới hạn giao dịch hàng ngày là 5.000 tệ đã xuất hiện trên Weibo. Tin tức đề cập đến một số ngân hàng ở Bắc Kinh đã đặt giới hạn giao dịch cho tài khoản Loại I và giới hạn giao dịch cho tất cả tài khoản là 5.000 nhân dân tệ mỗi ngày. Giới hạn áp dụng bao gồm ngân hàng trực tuyến, ngân hàng di động, thanh toán nhanh trực tuyến, máy bán hàng POS, máy ATM và thanh toán của bên thứ ba bao gồm Alipay, WeChat, v.v.

Điều này đã khiến dư luận tranh luận sôi nổi. Có người đã đặt câu hỏi: “Bây giờ tôi không thể kiểm soát được tiền của chính mình nữa ư?”

Trên thực tế, từ năm ngoái, các ngân hàng trên khắp Trung Quốc đã hạn chế số tiền chuyển và rút tiền trực tuyến của khách hàng với lý do chống gian lận và chống rửa tiền.

Hoàng Tuấn (Huang Jun 黃峻), một nhà kinh tế đến từ Hoa Kỳ, cho biết: “Sau đại dịch ở Trung Quốc, tình hình kinh tế trong những năm qua không được lý tưởng. Rủi ro chung của các khoản vay thế chấp và vay tín dụng thực sự rất cao, và sự ổn định tài chính của Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức lớn.

Hoàng Kim Thu (Huang Jinqiu黃金秋), một nhà báo quen thuộc với hoạt động của các công ty và ngân hàng Trung Quốc, cho biết các ngân hàng lo lắng về nguy cơ bị chính quyền siết chặt nếu có nhiều người rút tiền, vì vậy họ hạn chế số tiền rút và chuyển.

Thời gian gần đây, làn sóng “ngừng cho vay, cắt nguồn cung” ở các tòa nhà xây dở dang diễn ra tại nhiều nơi ở Trung Quốc cũng khiến các ngân hàng thắt chặt tiền tệ. Thế giới bên ngoài nghi ngờ rằng ngân hàng đang sử dụng “thẻ hỏng” và “giới hạn” như một cái cớ để ngăn cản người gửi tiền thực hiện các giao dịch thông thường nhằm giải quyết vấn đề thiếu dòng tiền của ngân hàng.

TTK 4 05

Nạp dễ, rút khó

Trong những năm gần đây, tin tức về việc các ngân hàng Trung Quốc biến thủ tiền của người gửi đã lan truyền rộng rãi. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, nhiều người Trung Quốc phản ánh trên mạng xã hội về việc các ngân hàng gây khó khăn cho người gửi khi rút tiền, đặc biệt là những khoản tiền gửi lớn, gây phẫn nộ dư luận.

Chẳng hạn, một video được người dùng Twitter lan rộng vào ngày 28 tháng 1 cho thấy sự hỗn loạn trong ngân hàng. Một người đàn ông tức giận nói: “Cha tôi còn sống, và tiền không thể rút được! Tại sao căn cước công dân của bố tôi lại không thể chứng minh được là của ông ấy? Tại sao tôi vẫn bị yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận quyền giám hộ? Tại sao họ lại yêu cầu giấy chứng nhận điều trị y tế?”

Nữ nhân viên ngân hàng nhấn mạnh bệnh nhân này không tỉnh táo. “Nếu anh ấy bất tỉnh, làm sao anh ấy có thể ngồi được?! Người đàn ông gợi ý rằng ngân hàng có thể thực hiện nhận dạng khuôn mặt.

Một người đàn ông khác tức giận nói: “Chúng tôi gặp khó khăn khi người gửi từ nhà đến đây. Anh ấy vẫn còn sống, căn cước công dân vẫn còn hiệu lực, nhưng ngân hàng vẫn từ chối tiếp nhận.”

Một video khác cho thấy một người đàn ông họ Lý, người đã cố gắng rút khoản tiền gửi từ gói không kỳ hạn trị giá 80 triệu nhân dân tệ của mình tại ngân hàng (khoảng 12 triệu USD). Ngân hàng viện nhiều cớ để không trả lại tiền cho anh.

Ngân hàng cho biết cần phải có lịch hẹn nếu muốn rút một số tiền lớn nên Lý đã nộp đơn và xác nhận thời gian rút tiền. Nhưng khi anh đến rút tiền vào thời gian đã hẹn thì nhân viên ngân hàng cho biết không rút được do lãnh đạo chưa ký duyệt.

Lý hỏi khi nào anh có thể rút tiền, nhưng nhân viên bảo anh về nhà và đợi thông báo. Lý rất tức giận vì khi gửi tiền thì không cần phê duyệt nhưng giờ muốn rút tiền mặt thì phải làm nhiều thủ tục.

Người dùng Twitter “Tiểu Minh” đã đăng một video với nội dung: “Cái quái gì thế này? Tiền của tôi gửi vào ngân hàng đến khi tôi đi rút, ngân hàng lại làm khó tôi.”

Trong video, một người phụ nữ nói rằng cô đã đến Ngân hàng Công thương Trung Quốc để rút 2 triệu nhân dân tệ (gần 300.000 USD). Nhân viên ngân hàng hỏi cô ấy sẽ sử dụng số tiền đó vào việc gì; cô ấy nói rằng cô ấy muốn mua một căn nhà với giá 2 triệu nhân dân tệ. Sau đó, nhân viên yêu cầu được xem hợp đồng mua bán nhà và nói rằng cô cần phải gọi cho khu dân cư của mình để được đồng ý.

Vào tháng 8 năm ngoái, tờ báo Netease của Trung Quốc đã đăng một bài báo chỉ ra rằng lý do khiến các ngân hàng gây khó khăn cho người gửi tiền khi rút tiền là để biến thủ tiền của họ.

Bài báo trích dẫn ví dụ về việc một ngân hàng Trung Quốc gây khó khăn cho người gửi tiền. Sau con gái bà Liu chết, bà đã mang sổ tiết kiệm trị giá 280.000 nhân dân tệ (khoảng 40.000 USD) của con gái đến ngân hàng ở Sơn Đông để rút tiền nhưng nhân viên nói rằng bà cần con gái tự mình đến rút tiền.

Bà Liu nhiều lần giải thích và nài nỉ nhưng nhân viên từ chối với bất kỳ lý do gì. Cuối cùng, bà Liu cùng chồng và con trai khiêng xác của con gái vào sảnh của ngân hàng.

Trong thời gian người vay qua đời, ngân hàng sẽ tìm mọi cách để đòi nợ của người thân của người quá cố và sẽ làm mọi cách để buộc họ phải trả khoản vay thay cho người quá cố.

Theo tờ The Sound of Hope dẫn lời cư dân mạng đặt câu hỏi: Đây là ngân hàng hay xã hội đen?

Đây không còn chỉ là “tranh giành quyền lợi với dân” mà là “chiếm đoạt tài sản”!

Một số cư dân mạng bình luận: “Ở Trung Quốc, rút tiền của mình còn khó hơn lên trời! Bạn thậm chí không thể tự mình đến ngân hàng để rút tiền ”.

Theo BL, ĐKN

Nghi Vân tổng hợp

TTK 3.3 01

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều