spot_img
17 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

“Ngoại giao sầu riêng”: Chiêu bài mới của chính quyền Trung Quốc

Tân Thế Kỷ – Trung Quốc đang âm thầm sử dụng “ngoại giao sầu riêng” để kìm hãm Đông Nam Á, nhiều chuyên gia phân tích nếu các nước trng khu vực này phụ thuộc quá nhiều vào thương mại với Trung Quốc, thì đó có thể sẽ trở thành một vấn đề đáng lo ngại trong tương lai.

"Ngoại giao sầu riêng": Chiêu bài mới của chính quyền Trung Quốc
Trung Quốc đang âm thầm sử dụng “ngoại giao sầu riêng” để kìm hãm Đông Nam Á. Ảnh: TomoNews

Sầu riêng được mệnh danh là “Vua trái cây” ở các nước Đông Nam Á, và Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Kể từ khi “Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực” (RCEP) có hiệu lực, ngày càng có nhiều nông sản từ các nước Đông Nam Á thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

Khi mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trở nên căng thẳng, chính quyền Trung Quốc đã giương cao ngọn cờ mở cửa thị trường và thu hút nhập khẩu sầu riêng từ các nước Đông Nam Á từ năm 2022. Chiến lược này còn được gọi là “ngoại giao sầu riêng” của ĐCSTQ.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Trung Quốc đã nhập khẩu 91.000 tấn sầu riêng tươi trong quý I năm 2023 – tăng 154,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tạ Điền (Xie Tian) – ​​giáo sư tại Trường Kinh doanh Aiken của Đại học Nam Carolina cho biết: “Bởi vì thị trường Trung Quốc thực sự rất lớn, ngay cả khi chỉ một số ít người Trung Quốc ăn sầu riêng, thì lượng tiêu thụ của nó cũng rất nhiều. Có thể dự đoán rằng ĐCSTQ chắc chắn sẽ sử dụng việc nhập khẩu sầu riêng làm vũ khí”.

“Ngoại giao sầu riêng” có thể trở thành cơn ác mộng ở Đông Nam Á bởi những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao có khả năng sẽ bị Trung Quốc cấm bất cứ lúc nào. Chẳng hạn, trong cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines năm 2012 về bãi cạn Scarborough, khi mối quan hệ ở giai đoạn căng thẳng nhất, Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và hạn chế nhập khẩu chuối từ Philippines với lý dó loại chuối này có chứa rệp sáp.

Theo Giáo sự Tạ – ĐCSTQ đã nhiều lần sử dụng việc xuất nhập khẩu làm vũ khí để chống lại các quốc gia khác, giống như họ đã hạn chế nhập khẩu rượu vang đỏ và tôm hùm của Úc vào năm 2020. Vì vậy ĐCSTQ chắc chắn sẽ sử dụng chiêu bài này để chống lại sầu riêng. Và nếu ĐCSTQ sử dụng sầu riêng làm vũ khí thì có thể sẽ tạo ra một số áp lực kinh tế đối với các quốc gia Đông Nam Á. Khi đó các quốc gia này sẽ phải đứng trước lựa chọn giữa áp lực kinh tế hay các mối đe dọa khác như chính trị và an ninh quốc gia.

BN 3 jpeg

Nguy cơ khi Đông Nam Á lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc 

Từ tháng 9 năm ngoái, Bắc Kinh đã mở cửa nhập khẩu sầu riêng của Việt Nam, và năm nay họ lại mở rộng vòng tay với sầu riêng của Philippines. Điều này đã làm thay đổi quá trình nhập khẩu sầu riêng tươi từ Thái Lan và sầu riêng đông lạnh từ Malaysia sang thị trường Trung Quốc vốn đã tồn tại từ lâu.

Theo báo Vietnam Express, trong 5 tháng đầu năm nay, sầu riêng đã vượt qua trái thanh long – loại trái cây đã 10 năm liền đứng đầu – để trở thành trái cây xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam thông qua thị trường Trung Quốc.

Lấy Thái Lan làm ví dụ, sầu riêng gối vàng (Monthong) của Thái Lan đã trở thành sản phẩm nông nghiệp quan trọng nhất trong quan hệ giữa Trung Quốc-Thái Lan. Trung Quốc là một thị trường khổng lồ chiếm 91% khối lượng xuất khẩu sầu riêng hàng năm của Thái Lan và nền kinh tế Thái Lan không thể tách rời khỏi ảnh hưởng thương mại toàn cầu của Trung Quốc.

Tạ Khản Khản (Xie Kankan) – trợ lý giáo sư Khoa Đông Nam Á, Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh cho biết, sầu riêng là loại trái cây có thể đại diện cho bản sắc của Đông Nam Á. Vì vậy, thương mại sầu riêng mang nhiều ý nghĩa văn hóa và biểu tượng hơn. Ông cho rằng Việt Nam và Philippines đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, vì vậy hai nước này có thể sẽ dễ bị tổn thương nếu Bắc Kinh quyết định trừng phạt thông qua thương mại. Trên thực tế, bất kỳ sự phụ thuộc quá mức nào vào một thị trường duy nhất đều khiến toàn bộ ngành rất dễ bị tổn thương.

Thẩm Vinh Khâm (Shen Rongqin) – giáo sư tại Đại học York ở Canada cũng có cách nhìn nhận như vậy, tuy nhiên ông cho biết thêm: Nếu nhìn vấn đề này từ góc độ về các mối đe dọa kinh tế, thì tất nhiên sự phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ là một mối đe dọa kinh tế. Nhưng điều này còn phải dựa vào một số tình huống khác nhau. Trong đó, một ví dụ nổi tiếng nhất là vào năm 2019, vì sự kiện Mạnh Vãn Châu, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu cải dầu từ Canada. Nhưng 3 năm sau, Trung Quốc bất ngờ mở cửa trở lại.

Giáo sư Thẩm nói: Mạnh Vãn Châu và Michael (một công dân Canada bị Trung Quốc giam giữ) vẫn chưa trao đổi con tin, nhưng Trung Quốc đã mở cửa vào thời điểm đó. Tại sao họ lại chủ động mở cửa?

Bởi vì Trung Quốc tiêu thụ rất nhiều hạt cải dầu, nên họ rất khó cắt đứt hoàn toàn việc nhập khẩu. Và nếu Trung Quốc muốn áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, thì sẽ không thể mua hàng hoá từ Canada nữa. Vì trong nhiều trường hợp, (Trung Quốc) đã phải mua hàng thông qua bên thứ ba, mà trên thực tế đó vẫn là cải dầu của Canada. Tuy nhiên đối với nông dân Trung Quốc, họ đã phải trả thêm một lớp phí trung gian.

Chính phủ Trung Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế vì mục đích chính trị, nhưng khi ngành công nghiệp của họ có nhu cầu, họ sẽ phải tự động dỡ bỏ lệnh cấm ngay cả khi các biện pháp trừng phạt chưa biến mất.

Tuy nhiên đối với Trung Quốc, sầu riêng không phải là ngành công nghiệp hay thực phẩm thiết yếu. Vì vậy, trong trường hợp khi các nước xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, và đúng lúc mối quan hệ giữa hai bên không tốt, thì Trung Quốc sẽ lấy lý do để chế tài thương mại. Điều này sẽ gây ra những tổn thất nghiêm trọng.

Theo Thẩm Vinh Khâm – Nếu Việt Nam và Trung Quốc lại xảy ra xung đột vì tranh chấp Biển Đông, thì sầu riêng có khả năng sẽ trở thành vũ khí được Trung Quốc sử dụng để chống lại Việt Nam.

Thẩm Vinh Khâm cho biết – Trên thực tế, khi Trung Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt, họ sẽ không trực tiếp thừa nhận rằng họ đang áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Cho dù đó là hạt cải dầu của Canada, dứa của Đài Loan hay tôm hùm của Úc – họ sẽ không công nhận tất cả những thứ đó là lệnh trừng phạt kinh tế. Mà họ sẽ đổ lỗi cho bên xuất khẩu, tỷ như nói rằng có sâu trong dứa của Đài Loan hay có thứ gì đó có hại trong các hàng hoá nhập khẩu.

ĐCSTQ luôn lấy chính trị là yếu tố cân nhắc quan trọng nhất, và kinh tế cũng nằm trong tính toán của chính trị, vì vậy trong hoàn cảnh này không có cách nào để đánh giá về mối quan hệ song phương với ĐCSTQ theo logic kinh tế thuần túy chung.

Giáo sư Tạ Điền nhận định – Một khi phụ thuộc ĐCSTQ, nó sẽ có khả năng kiểm soát hoặc đe dọa đối tượng bị phụ thuộc. Vì vậy, cách tốt nhất là đa dạng hóa rủi ro, cũng chính là giảm thiểu rủi ro.

Hoàng Dung (t/h)

Theo NTDTV, RTI

Xem Thêm:

Trung Quốc: Kinh tế ảm đạm, lợi nhuận công nghiệp sụt giảm

Hoa Kỳ – Hà Lan hợp lực tấn công ngành sản xuất chip Trung Quốc

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

 

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều