Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng ở huyện Bình Chánh hoàn thành mở rộng, công suất xử lý 469.000 m3/ngày, là nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Công trình mở rộng mạng lưới thu gom và nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM (thuộc Dự án cải thiện môi trường nước TPHCM, giai đoạn 2) vừa được khánh thành ngày 30/8.
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng có công suất từ từ 141.000m3/ngày được nâng lên thành 469.000m3/ngày, trở thành nhà máy xử lý nước thải có công suất xử lý lớn nhất Việt Nam ở thời điểm hiện nay.
Theo kế hoạch, việc đưa nhà máy xử lý Bình Hưng vào vận hành sẽ nâng tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải của thành phố từ 20,6% lên thành 40,8%, dự kiến đạt 71,3% vào năm 2025 sau khi đưa Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè với công suất 480.000 m3/ngày vào hoạt động.
Công trình dự kiến góp phần hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa, giải quyết tình trạng ngập tại các điểm ngập trong lưu vực, cải tạo lưu vực kênh Tàu Hủ – Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ.
Đồng thời, dự án sẽ thực hiện tái định cư cho các hộ dân sống ven và trên các tuyến kênh trong dự án; bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân.
Ngoài nhà máy xử lý Bình Hưng, TP HCM còn có hai nhà máy khác là Tham Lương – Bến Cát (công suất 131.000 m3), Bình Hưng Hoà (30.000 m3).Hiện, tổng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của thành phố mới đạt khoảng 40% lượng nước thải hàng ngày. Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè (phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức) công suất 480.000 m3/ngày đang được xây dựng.
- Xem thêm: Bí mật đại hồng thủy: Video bị che dấu tiết lộ những gì được tìm thấy trong con tàu Noah
- Xem thêm: Xác chết đột nhiên tỉnh lại, kể cho bác sĩ nghe một sự thật kinh hoàng
Xem thêm:
Tiên tri mới nhất: Nhật Bản đối diện siêu động đất ở Nankai, núi Phú Sĩ phun trào, nước Mỹ hỗn loạn
Một tờ báo lớn của Mỹ phớt lờ sự thật, đăng bài bôi nhọ Shen Yun khiến học giả thế giới phẫn nộ
3 điển tích nổi tiếng về tinh thần “tôn sư trọng đạo” của cổ nhân
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*