spot_img
19 C
Vietnam
Thứ năm,21 Tháng mười một
spot_img

Nhịp tim và tuổi thọ con người có mối liên hệ mật thiết nào?

Theo nghiên cứu lâm sàng, nếu nhịp tim quá chậm, có thể khiến máu lưu thông chậm, độ nhớt của máu tăng, dẫn đến các bệnh tim mạch. Nhịp tim nhanh có liên quan đến bệnh tật không?

Trong lần khám sức khỏe trước đây, ông Trương được biết nhịp tim của mình là 54 nhịp/phút, được đánh giá là khá chậm. Ông Trương tin rằng nhịp tim chậm nghĩa là ông sẽ sống lâu hơn. Ông nói với mọi người rằng nhịp tim của ông rất tốt. Ông cũng nhắc nhở vợ rằng, hãy để ý việc tập thể dục cùng mình vào mỗi buổi sáng, như vậy nhịp tim sẽ tốt hơn và có thể sống lâu hơn.

Liệu suy nghĩ này có đúng không? Có mối quan hệ giữa tốc độ nhịp tim và tuổi thọ chăng?

1596117923647
Nhịp tim (Ảnh: Sound Of Hope)

Có phải nhịp tim càng chậm tuổi thọ càng dài?

Sau các nghiên cứu về nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao (không bao gồm hút thuốc lá, huyết áp cao, tiểu đường, ..v..v..), Viện Y học Đài Loan và Đại học Y khoa Trung Quốc đã phát hiện rằng nhịp tim nhanh cũng dẫn đến tuổi thọ ngắn. Đây là yếu tố quan trọng. 

1596118100502
Nhịp tim (ảnh: Piqsels)

Theo thống kê cho thấy, một người có nhịp tim 90 nhịp/phút sẽ tăng lên 300 triệu nhịp trong 20 năm so với người có nhịp tim 60 nhịp/phút, dẫn đến sự tăng tải cho tim. Điều này có liên quan đến tuổi thọ bị giảm.

Từ nghiên cứu này, mới có câu “nhịp tim càng chậm thì tuổi thọ càng dài”. Tuy nhiên nhịp tim chậm cũng có nhiều dạng.

Đối với những người có nhịp tim cơ bản thấp hoặc chức năng tâm thu tốt, thường là người già hoặc vận động viên. Nhịp tim cơ bản của họ chậm hơn nhịp tim bình thường, thường là 50-60 nhịp/phút và lượng máu cung cấp cho cơ thể họ đủ để duy trì cuộc sống bình thường.

Nhịp tim của vận động viên có liên quan đến việc tập luyện cường độ cao trong thời gian dài, trong quá trình luyện tập, trương lực dây thần kinh phế vị của họ cao hơn người bình thường, tính hưng phấn của dây thần kinh giao cảm giảm đi dẫn đến nhịp tim chậm. 

Do đó, số lần tim đập sẽ ít hơn, có thể kéo dài thời gian tâm trương ở một mức độ nhất định. Đồng thời cũng có thể kéo dài thời gian cung cấp máu của tim, khả năng co bóp của cơ tim sẽ được nâng cao. Lượng máu truyền sẽ giảm nhiều hơn so với người bình thường mỗi lần nó đập. Vì vậy nó cũng có thể khiến các vận động viên có nhịp tim thấp hơn người bình thường.

1628094458581
Ảnh minh họa vận động viên

Nhịp tim chậm do thuốc gây ra, chẳng hạn như thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn nhịp và thuốc an thần. Tuy nhiên, nhịp tim chậm lại trong trường hợp này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và sẽ trở lại bình thường sau khi thuốc đã ngấm vào cơ thể.

Ngoài ra các bệnh hữu cơ khác liên quan đến tim như nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh tim mạch vành,..v..v.. cũng là những khiến nhịp tim chậm.

Theo nghiên cứu lâm sàng, trong trường hợp nghiêm trọng, nếu nhịp tim quá chậm, chẳng hạn như dưới 45 nhịp/phút, có thể khiến máu lưu thông chậm lại, độ nhớt của máu tăng lên, từ đó dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch. Như vậy, nhịp tim nhanh có liên quan đến bệnh tật không?

Nhịp tim nhanh có liên quan đến bệnh tật?

Tốc độ nhịp tim thường dựa trên thời điểm nghỉ ngơi của nó, đây là một chỉ số lâm sàng thường được sử dụng. Sau khi nằm xuống 5 phút, số nhịp tim/phút là nhịp tim lúc nghỉ ngơi. Nhịp tim của phụ nữ thông thường là cao hơn so với nam giới.

Theo dữ liệu nghiên cứu, nhịp tim khi nghỉ ngơi tăng lên có liên quan đến các bệnh về tim mạch. Nghiên cứu INVEST với hơn 20.000 bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành và tăng huyết áp, cho thấy tỷ lệ mắc các biến cố là thấp nhất. Những người có nhịp tim khi nghỉ ngơi lớn hơn 70 hoặc nhỏ hơn 50 nhịp/phút, có tỷ lệ tử vong tăng lên.

1608131597664
Ảnh mô phỏng quả tim

Hơn nữa, nhịp tim quá nhanh sẽ dẫn đến mức tiêu thụ oxy của cơ tim tăng lên. Đồng thời do tâm trương của tim ngắn lại nên cung lượng của tim giảm, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho tim, làm tăng lực cắt. Căng thẳng lưu lượng máu, gây tổn thương mạch máu và thúc đẩy hình thành xơ vữa động mạch, thậm chí dẫn đến vỡ mảng xơ vữa.

Ngoại trừ những yếu tố đặc biệt (như vận động viên), nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm đều có thể tác động nhất định đến cơ thể.

Vậy giữ nhịp tim ở mức bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe hơn?

Nói chung, phạm vi nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi của người lớn là 60-100 nhịp mỗi phút. Nhưng một nghiên cứu trên tạp chí Heart đặt ra một thách thức liên quan đến phạm vi nhịp tim bình thường.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ giữa nhịp tim lúc nghỉ ngơi cơ bản, cùng nguyên nhân tử vong do tim mạch, ung thư và không do tim mạch. Người ta cần điều chỉnh các yếu tố như hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn uống và các hành vi khác.

Kết quả cho thấy, trên đường cơ sở, nhịp tim khi nghỉ ngơi tăng 10 nhịp/phút. Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư tăng trung bình lần lượt là 10% và 11% mỗi người. Nguy cơ ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư phổi đều tăng lên.

Qua nghiên cứu này, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi bình thường thích hợp nhất có thể là dưới 70 nhịp/phút đối với nam và dưới 80 đối với nữ. Mặc dù có thể có một số sai lệch trong dữ liệu, nhưng kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người có nhịp tim lúc nghỉ ngơi cao, cần thay đổi lối sống để ngăn ngừa nguy cơ tim mạch.

Những thói quen nào có thể ngăn nhịp tim tăng cao?

Nhiều nghiên cứu cho thấy âm nhạc trị liệu mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch, làm giảm căng thẳng và giảm lo âu. Tác động tích cực của âm nhạc cũng có thể điều hòa nhịp tim. Khi bạn nghe một bản nhạc nhẹ nhàng, mang trường năng lượng hòa ái, thì nhịp tim cũng sẽ chậm lại, cảm giác dễ chịu lắng nghe hưởng thụ. 

Các loại nhạc rap, rock,..v..v.. với tốc độ nhịp điệu nhanh sẽ dẫn đến việc nhịp tim cũng nhanh. Không tốt cho điều hòa tim mạch.

Tại sao nói âm nhạc tốt có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe? Bởi vì chữ ‘Dược’ (藥) trong chữ viết của Trung Hoa cổ đại, xuất phát từ chữ ‘Nhạc’ (樂).

photo 2023 01 07 21 52 48
chữ ‘Nhạc’ (樂) trong tiếng Trung cổ đại
photo 2023 01 07 21 52 44
chữ ‘Dược’ (藥) trong chữ viết của Trung Hoa cổ đại, xuất phát từ chữ ‘Nhạc’ (樂).

Sau này, người ta phát hiện ra rằng một số loại thảo mộc nhất định có thể trị bệnh, nên họ đã thêm bộ ‘Thảo’ (艹), tức là cây cỏ, lên trên đầu chữ ‘Nhạc’, và nó chuyển thành chữ ‘Dược’. Chức năng nguyên thủy của âm nhạc là để trị bệnh.

photo 2023 01 04 19 05 14
ÂM NHẠC CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH THẦN KỲ

Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng tần số âm nhạc có thể có tác động lên cảm giác của con người, tạo ra một số cộng hưởng nhất định trong cơ thể con người.

Hiệu ứng của nhịp điệu nhạc có liên hệ với các chuyển động khác nhau của cơ thể con người. Do đó nhịp điệu nhạc có thể điều hòa sinh lý của cơ thể.

Các bác sĩ giỏi người Trung Quốc sẽ lựa chọn cẩn thận từng bản nhạc khác nhau cho các chứng bệnh khác nhau. Âm nhạc cổ điển Trung Quốc được chia thành “Âm nhạc phổ thông” và “Âm nhạc chính thống”.

Ngoài ra, có thể chọn các môn tập, có các cử động nhẹ nhàng cũng giúp điều hòa nhịp tim trở về trạng thái chậm lại. 

Chúng ta đều biết, các phương pháp thiền định, tĩnh tĩnh không động niệm, có thể giúp nhịp tim chậm lại, tuần hoàn máu cũng như hết thảy mọi thứ đều chậm lại. Rất nhiều thầy Yoga ở Ấn Độ có thể ngồi tọa trong nước mấy ngày liền, chôn xuống đất mấy ngày liền, hoàn toàn tĩnh lại, có thể khống chế vững chắc nhịp tim của mình.

Trong giới tu luyện có nhắc đến các loại phương pháp tu mệnh. Trong đó, công pháp tính mệnh song tu có thể khiến người ta trẻ ra nhiều so với tuổi thật, đồng thời cũng làm tốc độ lão hóa giảm xuống. Tuy nhiên, hiện nay tìm được các môn công pháp tính mệnh song tu chân chính là vô cùng khó. Có thể nói trên thế giới hiện nay chỉ có Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là môn công pháp tính mệnh song tu chân chính duy nhất giúp người học đạt đến tâm và thân nhẹ nhàng, khỏe mạnh. 

Bộ công pháp của Pháp Luân Đại Pháp bao gồm 5 bài công pháp đơn giản, trong đó có 1 bài thiền định. Động tác không yêu cầu vận động mạnh mẽ, chậm rãi, thậm chí bất động, tĩnh chỉ hẳn lại. Do đó cơ thể được cải biến từ bên trong, hiệu quả về sức khỏe vô cùng to lớn. 

Ngoài ra, người học không chỉ có thể cải biến bản thể, mà nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn  của Pháp Luân Công còn giúp người học buông bỏ những suy nghĩ tiêu cực, tu tâm dưỡng tính để đạt được trạng thái ôn hòa trong cuộc sống. Theo đó họ tự nhiên đạt được sự khỏe mạnh.

An Thanh (t/h)

Nguồn Sound Of Hope

Xem thêm:

Sự khác biệt giữa múa cổ điển Trung Hoa và múa ba lê

Nhạc giao hưởng Trung Quốc cổ đại: Từ âm nhạc Đông – Tây đến Shen Yun

5 khảo sát khoa học chứng minh thần tích của khí công tu luyện

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều