spot_img
17 C
Vietnam
Thứ năm,21 Tháng mười một
spot_img

“Những dấu chân tiền sử” khiến lịch sử về loài người phải viết lại

“Nguồn gốc con người” luôn là câu hỏi lớn và bức thiết của mọi nhà nghiên cứu. Công nghệ hiện đại và những phát hiện khảo cổ mới đã đem lại những câu trả lời bất ngờ. Những giả thuyết phỏng đoán như Thuyết Tiến hoá đã sụp đổ, và lịch sử con người cần được viết lại.

Những dấu chân viết lại câu chuyện về loài người | Tân Thế Kỷ
Những dấu chân viết lại câu chuyện về loài người – Waltkopp/Gettyimages

“Dấu chân” 23.000 năm tuổi viết lại những cuốn sách lịch sử Mỹ

Tạp chí Popularmechanics vừa đăng tải bài viết về việc các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu chân 23.000 năm tuổi, và điều này sẽ viết lại câu chuyện về loài người ở Mỹ

Công viên Quốc gia White Sands có một số bãi cát giàu giá trị khảo cổ học nhất ở Bắc Mỹ. Và tại nơi này, người ta đã phát hiện ra những dấu chân cổ nhất từng được tìm thấy trên lục địa. Nghiên cứu mới nhất hiện cho rằng những dấu chân đó có niên đại khoảng 23.000 năm. Điều này khiến người ta nhìn nhận khác hơn về khoảng thời gian con người tồn tại ở Bắc Mỹ.

Nghiên cứu cho thấy dấu chân cổ nhất của con người ở Bắc Mỹ là 23.000 năm tuổi
Các nhà khoa học đã sử dụng một số phương pháp để chứng minh rằng dấu chân người được tìm thấy ở Công viên Quốc gia White Sands ở New Mexico, Hoa Kỳ, có niên đại khoảng 23.000 năm. (Ảnh: National Park Service)

Sally Reynolds, học giả chính về cổ sinh thái học tại Đại học Bournemouth, cho biết trong một tuyên bố: “Địa điểm ở New Mexico đã viết lại những cuốn sách lịch sử khi chúng tôi phát hiện ra những ví dụ tuyệt vời về hoạt động của con người, cách con người tương tác với nhau, với cảnh quan và với đời sống động vật ở đó“.

Những dấu chân này cung cấp một cái nhìn quý giá về cuộc sống mà tổ tiên chúng ta đã sống và họ giống chúng ta đến mức nào” – Ông nói thêm.

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ bằng phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ, từng đã xác định dấu chân có niên đại khoảng 13.000 năm trước. Nhóm nghiên cứu đã công bố một nghiên cứu khác trên tạp chí Science vào cuối năm 2023 xác nhận độ lão hóa mới được “hiệu chỉnh” của các dấu chân với niên đại của phấn hoa thông hóa thạch.

Với phấn hoa và hạt giống cỏ mương thông thường được tìm thấy cả trong dấu chân và trong cùng một lớp bùn cứng nơi tìm thấy dấu chân, nhóm nghiên cứu đã có thể xác nhận niên đại mới 23.000 năm tuổi, cho thấy con người đã có mặt trên lục địa này trong thời gian sớm hơn trước đó.

Matthew Bennett, giáo sư Đại học Bournemouth và đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết trong một tuyên bố rằng nhóm rất hài lòng rằng sau khi nghiên cứu ban đầu được điều tra sâu hơn, họ có thể cung cấp các kết quả mới “nhấn mạnh tính chính xác của nghiên cứu ban đầu của chúng tôi và cung cấp thông tin cập nhật hấp dẫn về các phong trào và lối sống của tổ tiên chúng ta”.

Trong một bài báo của Smithsonian với Bennett, dấu chân của khu vực White Sands cho thấy trẻ em đang chơi đùa gần những vũng nước, những người thợ săn đang theo dõi một con lười khổng lồ và một phụ nữ trẻ đang bế một đứa trẻ và trượt chân trong bùn — có thể do bị kẻ săn mồi truy đuổi.

Giáo sư Bennett cho biết : “Xung quanh có những kẻ săn mồi đói khát, bao gồm cả những con sói hung dữ và mèo răng kiếm“. “Chúng ta có thể thấy cô ấy bị trượt bùn ở một số điểm nhất định. … Chúng ta cũng có thể nhìn thấy dấu chân của đứa trẻ nơi cô ấy đặt nó xuống, có lẽ vì cô ấy mệt và cần được nghỉ ngơi.”

Các nhà khoa học cho biết, với những phát hiện mới về dấu chân này đã cung cấp những cái nhìn thoáng qua về cuộc sống cách đây 23.000 năm, và nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tìm thấy nhiều dấu chân hơn nữa để kể một câu chuyện lớn hơn, về một “Di sản” lâu dài và về một kho lưu trữ bằng chứng mới.

Hóa thạch dấu chân người có bọ ba thùy và sự sụp đổ của Thuyết Tiến hoá

Dấu chân hóa thạch được đánh giá lá có niên đại xa xưa nhất được phát hiện vào tháng 6 năm 1968 bởi William J. Meister, một nhà sưu tập hóa thạch nghiệp dư. Đây là dấu chân mà có vẻ như của một người đi giày đạp lên một con bọ ba thùy từ 300-600 triệu năm trước. Khám phá này dường như làm đảo lộn tất cả quan niệm được chấp nhận hiện nay về tiến hóa địa chất. Nếu không, người ta chỉ có thể lý giải rằng đây là một động vật hai chân đi giày đã một lần viếng thăm Trái đất từ một thế giới khác.

Hóa thạch chiếc giày này có chiều dài 26 cm và chiều rộng 9 cm, đây là kích thước phổ biến của giày nam dành cho người lớn, đó là kích thước Châu Âu số 41 (rộng 3,5 inch và dài 10,25 inch).

Hóa thạch dấu chân bọ ba thùy (Minghui.org)
Hóa thạch dấu chân bọ ba thùy (Minghui.org)
Chi tiết về loài bọ ba thủy trên đế giày (Minghui.org)
Chi tiết về loài bọ ba thủy trên đế giày (Minghui.org)

Ngày 13 tháng 6 năm 1968, tờ báo Deseret News đã đăng một bài báo với tiêu đề “Những hóa thạch khó hiểu được khai quật” (Puzzling Fossils Unearthed), đã đưa tin việc phát hiện ra hóa thạch dấu chân. Bài báo được đính kèm với các bức ảnh hóa thạch, và phát hiện này sau đó đã được đưa tin trên các tờ báo trên khắp nước Mỹ. Các nhà khoa học đã đến khu vực địa phương đó để tiến hành các cuộc điều tra chi tiết hơn.

Bọ ba thùy là loài động vật cổ đại xuất hiện trong kỷ Cambri cách đây 560 triệu năm, và tuyệt chủng hoàn toàn vào kỷ Permi cách đây 240 triệu năm.

Việc phát hiện ra hóa thạch này đã gây ra những xung đột nghiêm trọng với thuyết tiến hóa. Các hóa thạch chỉ ra rằng con người và loài bọ ba thùy từng sống cùng một thời điểm. Các nhà địa chất bảo vệ thuyết tiến hóa không chỉ phủ nhận nó mà thậm chí còn hành động để phá hủy khám phá quý giá này.

Theo lời kể của Meister, khi ông phát hiện ra hóa thạch, một số nhà địa chất đã đề nghị mua hóa thạch với giá 250.000 đô la Mỹ và nói: “Tôi sẽ phá hủy nó. Nó đã phá hủy toàn bộ cuộc đời tôi với tư cách là một nhà địa chất“.

Cũng có những nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu một cách vô tư, công bằng và chính trực.

Nhà địa chất học Leland J. Davis đã kiểm tra địa chất chi tiết của khu vực và xác nhận rằng nơi tìm thấy hóa thạch chắc chắn là đá thuộc kỷ Cambri, và các hóa thạch khác cũng đã được tìm thấy. Giáo sư luyện kim Melvin A. Cook của Đại học Utah ca ngợi phát hiện này là “mẫu vật đáng chú ý nhất của một dấu chân người hóa thạch” (nguyên văn là “the most most important sample in a stone footprint”).

Tại cùng một vị trí, các nhà địa chất cũng tìm thấy thêm nhiều hóa thạch dấu chân, một trong số đó là của một đứa trẻ chân trần (nguyên văn là “barefoot child”) đã giẫm lên đó.

Nhà khoa học Cordell VanHuse đã sử dụng một chiếc cưa kim cương để cắt hóa thạch của đứa trẻ đi chân trần thành nhiều mảnh và phân tích tính xác thực của dấu chân bằng cách nghiên cứu mặt cắt. Nếu hóa thạch được chạm khắc nhân tạo, thì cấu trúc bên trong của nó không được có đường áp suất hình thành khi người ta dẫm chân lên.

Qua phân tích mặt cắt có thể thấy kết cấu bên trong phù hợp với hình dạng lõm của dấu chân, đặc biệt có thể thấy rõ các đường áp của ngón chân và gót chân. Đây thực sự là một hóa thạch dấu chân của một đứa trẻ thật.

Trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân nổi tiếng của Đại Sư Lý Hồng Chí, có đề cập đến chi tiết “Dấu chân bọ ba thuỳ”. Cuốn sách này cũng đề cập đến nhiều chi tiết khác, và chúng cho người đọc một nhận thức hoàn toàn mới về nguồn gốc loài người và lịch sử các nền văn minh nhân loại.

Nhân Sinh - Trang thông tin tổng hợp
Sự kiện “dấu chân có bọ ba thùy” , nguồn gốc con người và lịch sử nền văn minh nhân loại đã được giải đáp rõ ràng trong cuốn Chuyển Pháp Luân

Cuốn sách này đã được dịch ra hơn 38 thứ ngôn ngữ khác nhau và được nhiều người đón đọc. Hầu hết người đọc đều đồng ý rằng, nguồn gốc của loài người thực sự không như những giả thuyết mà Thuyết Tiến hoá đã đưa ra. Các nghiên cứu thực chứng hiện nay cũng đã đủ sức làm rõ vấn đề này. Những hoá thạch về dấu chân người tìm thấy được là một trong số đó.

Những dấu chân tiền sử được tìm thấy trên khắp thế giới 

Trên thực tế, hóa thạch dấu chân người tiền sử đã được tìm thấy trên khắp thế giới. Dưới đây chỉ là ba ví dụ:

(1) Dấu chân nevada (the nevada footprint): Hóa thạch dấu đế giày được tìm thấy ở Fisher Canyon, Nevada, Hoa Kỳ. Qua kính hiển vi có thể nhìn thấy những đường vân rõ ràng của đế giày. Sự hình thành của hóa thạch này xuất phát từ kỷ Trias, có niên đại cách đây 205 triệu đến 250 triệu năm.

Hóa thạch dấu giày Nevada (Minghui.org)
Hóa thạch dấu giày Nevada (Minghui.org)

(2) Dấu chân zapata (the zapata track): Hóa thạch dấu chân được tìm thấy gần núi Robredo, New Mexico, Hoa Kỳ. Những hóa thạch này đến từ địa tầng Permi, với lịch sử cách đây 248 triệu đến 290 triệu năm.

Hóa thạch dấu chân Zapata (Minghui.org)
Hóa thạch dấu chân Zapata (Minghui.org)

(3) Dấu chân quận Rockcastle (Rockcastle County footprints): Mười dấu chân người hoàn chỉnh và một số dấu chân rời rạc được phát hiện ở Quận Rockcastle, Kentucky, Hoa Kỳ. Chúng nằm trong sa thạch kỷ Than đá (Carboniferous). Tuổi của hóa thạch có thể bắt nguồn từ 320 đến 360 triệu năm trước.

ntdvn 2021 2 6 historical evidence 08
Hóa thạch dấu chân ở quận Rockcastle (Minghui.org)

Có rất nhiều hóa thạch như vậy, nhưng điều đáng chú ý là phần lớn các di tích lịch sử của nền văn minh tiền sử đã bị phá hủy. Hầu hết những gì có thể được bảo tồn đều được bảo vệ bởi các nhà sưu tập tư nhân.

Ví dụ, tại khu vực Glen Rose của Texas, Mỹ, từng có một số lượng lớn dấu chân khủng long xen lẫn dấu chân người. Nhưng vào khoảng năm 1970, khi chính phủ thành lập Công viên Tiểu bang Thung lũng Khủng long (Dinosaur Valley State Park), dấu chân người đã bị phá hủy một cách bí mật.

Những bằng chứng khảo cổ đã làm sụp đổ toàn bộ giả thuyết về nguồn gốc con người của Đác-Uyn. Và một câu hỏi lớn đặt ra, “Vậy con người có nguồn gốc từ đâu?”.

“Vì sao có nhân loại?”

“Vì sao có nhân loại” là tên một bài viết được nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại Sư Lý Hồng Chí công bố vào ngày 20 tháng 1, năm 2023.

Bài viết chứa nhiều thiên cơ này lần đầu tiên công bố đến thế nhân đã giải khai tường tận về nguồn gốc thật sự của vũ trụ, tam giới và nhân loại. Bài viết đã thật sự gây chấn động cho hàng trăm triệu người, từ những nhà khoa học, giới tinh hoa, nhân sĩ đến tầng lớp bình dân.

Nếu như trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân đề cập đến những bằng chứng khảo cổ học cho thấy thời điểm con người xuất hiện trên Trái Đất vượt xa những giả thuyết của Thuyết Tiến hoá, thì với bài viết “Vì sao có nhân loại” Đại sư Lý đã chỉ rõ ra được nguồn gốc của con người.

Đây là điều cực kỳ bất ngờ cho những người từ được giáo dục bởi những học thuyết đã cũ trước đây. Nhưng nó cũng là điều khiến người đọc cực kỳ vui mừng và hạnh phúc, khi họ nhìn thấy được nguồn gốc cao quý của mình. Hiển nhiên khi trả lời đúng câu hỏi “Bạn đến từ đâu?” con người sẽ trả lời tốt hơn câu hỏi “Họ phải làm gì?” và “Họ sẽ đi về đâu?”. Và điều càng khiến con người thêm bất ngờ, và hạnh phúc hơn khi các nghiên cứu và công bố mới khẳng định việc con người được tạo ra bởi “bàn tay của Thần”.

Vi sao co nhan loai 1

Hoàng Nam

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm:

Chụp quét xác ướp Từ Hiền pháp sư, phát hiện nhục thân 1.000 năm bất hoại

Dung tục hóa hình tượng Thần Phật, quả báo khôn cùng

Pháp Luân Công được đưa vào trường học và các hoạt động cộng đồng khắp thế giới

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều