spot_img
18 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Những sự thật đau lòng phía sau ngành công nghiệp chăn nuôi

Hiện đại hóa đã đưa máy móc vào thay thế các hoạt động lao động chân tay của con người trong mọi lĩnh vực, kể cả chăn nuôi và trồng trọt. Cùng với đó là công nghệ biến đổi gen, tăng cường chất tăng trưởng trong thành phần thức ăn cho gia cây trồng, vật nuôi đã đưa mùa vụ hoặc quá trình chăn nuôi thu ngắn lại, hiệu suất cũng cao hơn.

Thế nhưng, quá trình công nghiệp hoá của ngành chăn nuôi cũng như cách đối xử với động vật một cách tàn nhẫn từ lâu đã tạo nên một luồng dư luận tranh cãi gay gắt. Mới đây, một đoạn phim do Animal Equality đăng tải đã ghi lại cảnh tượng trong một trại nuôi công nghiệp.

Một đoạn trong video đăng tải gần đây của Animal Equality. (Ảnh: Animal Equality Youtube)
Một đoạn trong video đăng tải gần đây của Animal Equality. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

Theo các chuyên gia, những chú gà sẽ được nuôi, vỗ béo, bơm hormone tăng trưởng để đạt kích cỡ chuẩn trong thời gian ngắn nhất. Chính vì thế, đôi lúc, chân của chúng bị gãy dập vì theo không kịp cân nặng. Thậm chí còn có những con bị loại bỏ ngay từ đầu tiên chỉ vì chúng là gà trống và không thể đẻ trứng. Những chú gà trống tội nghiệp sẽ bị vứt vào buồng bơm hơi ngạt, hoặc đơn giản là máy nghiền.

Những người công nhân cầm những chú gà con vô cùng thô bạo. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

Những bí mật đáng sợ đằng sau ngành công nghiệp chăn nuôi

Những người công nhân cầm những chú gà con vô cùng thô bạo. (Ảnh trên). Sau đó chúng sẽ đưa được những máy loại bỏ vỏ trứng. (Ảnh dưới)

 Những con gà mắc bệnh sẽ bị bỏ vào bao đem đi huỷ. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

Những con gà mắc bệnh sẽ bị bỏ vào bao đem đi huỷ. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

 Thậm chí để "đảm bảo" giống loài sinh trưởng tốt, các nhà sản xuất không hề e ngại phẫu thuật chúng khi chưa lọt lòng để "soi xét". (Ảnh: Animal Equality Youtube)

Thậm chí để “đảm bảo” giống loài sinh trưởng tốt, các nhà sản xuất không hề e ngại phẫu thuật chúng khi chưa lọt lòng để “soi xét”. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

 Đây là cách người ta giết một con gà bị bệnh ngay tại chỗ (Ảnh: Animal Equality Youtube)

Đây là cách người ta giết một con gà bị bệnh ngay tại chỗ (Ảnh: Animal Equality Youtube)

 Vỏ trứng gà sẽ được đem đi đập nát, thi thoảng sẽ còn có những con gà chưa kịp nở. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

Vỏ trứng gà sẽ được đem đi đập nát, thi thoảng sẽ còn có những con gà chưa kịp nở. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

 Đáng lẽ lúc mới sinh ra, gà con phải được ấp ủ trong lòng mẹ để cảm nhận được sự an toàn, thế nhưng những chú gà này lại chứng kiến ngay "án tử" khi vừa mở mắt. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

Đáng lẽ lúc mới sinh ra, gà con phải được ấp ủ trong lòng mẹ để cảm nhận được sự an toàn, thế nhưng những chú gà này lại chứng kiến ngay “án tử” khi vừa mở mắt. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

Những bí mật đáng sợ đằng sau ngành công nghiệp chăn nuôi

 Công nhân nhặt từng chú gà, tiêm vaccine rồi vứt thẳng vào lỗ ở giữa để vận chuyển sang khu vực khác. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

Công nhân nhặt từng chú gà, tiêm vaccine rồi vứt thẳng vào lỗ ở giữa để vận chuyển sang khu vực khác. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

 Sau đó chúng sẽ được đưa tới một trang trại lớn khác để nuôi, chờ ngày làm thịt. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

Sau đó chúng sẽ được đưa tới một trang trại lớn khác để nuôi, chờ ngày làm thịt. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

 Có những con vì tiêm hormone tăng trưởng quá mức nên cơ thể không thể nào thích nghi được. Dẫn đến, hai chân của chúng bị gãy dập. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

Có những con vì tiêm hormone tăng trưởng quá mức nên cơ thể không thể nào thích nghi được. Dẫn đến, hai chân của chúng bị gãy dập. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

 Những con gà nếu nuôi bình thườn phải chờ cả 3,4 tháng, thậm chí cả năm trời mới làm thịt. Còn những con gà công nghiệp, ngay từ lúc mới sinh ra đã phải chịu cực hình, và sau vòng đời ngắn 48 ngày đã phải kết thúc tại nhà máy. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

Những con gà nếu nuôi bình thường phải chờ cả 3,4 tháng, thậm chí cả năm trời mới làm thịt. Còn những con gà công nghiệp, ngay từ lúc mới sinh ra đã phải chịu cực hình, và sau vòng đời ngắn 48 ngày đã phải kết thúc tại nhà máy. (Ảnh: Animal Equality Youtube)

Gà không chỉ là động vật duy nhất bị đối xử tàn bạo trong ngành công nghiệp chăn nuôi, những loài khác, điển hình như heo cũng “ưu ái” được ghi tên trong danh sách này.

Ngay từ khi mới sinh ra những chú heo con sẽ được thử xem có khoẻ không bằng cách nhéo vào mông đầy đau đớn. Nếu kêu càng to, điều đó chứng tỏ heo càng khoẻ. Những con kém may mắn mắc phải bệnh tật sẽ bị đem đi tiêu huỷ bằng nhiều cách như đốt sống, chôn, hay thậm chí là quăng từ trên cao xuống… Chưa kể, chúng còn bị nhốt trong những cái chuồng chật hẹp, khiến cho nhiều bệnh về da dễ phát sinh.

 Thậm chí họ còn dùng búa để giết heo. (Ảnh: Internet)Thậm chí họ còn dùng búa để giết heo. (Ảnh: Internet)

 Đây là dụng cụ để đóng tem xanh lên người heo. (Ảnh: Internet)

Đây là dụng cụ để đóng tem xanh lên người heo. (Ảnh: Internet)

 Heo bị nhốt vào những cái chuồng vô cùng chật hẹp. (Ảnh: Internet)

Heo bị nhốt vào những cái chuồng vô cùng chật hẹp. (Ảnh: Internet)

 Và cuối cùng, đây là nơi chúng kết thúc vòng đời khổ cực. (Ảnh: Internet)

Và cuối cùng, đây là nơi chúng kết thúc vòng đời khổ cực. (Ảnh: Internet)

Những cách đối xử tàn tệ với động vật sẽ luôn bị hứng lấy sự phản đối của những người yêu động vật, đặc biệt là Tổ chức Thú y thế giới OIE. OIE luôn yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo điều kiện tốt nhất cho vật nuôi. Vì nếu chúng sống trong điều kiện tốt sẽ ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Có lẽ những hình ảnh này sẽ mang đến cho chúng ta rất nhiều cảm xúc cũng như suy nghĩ về cách mà con người hành động vì lợi nhuận rồi trở nên tàn bạo như thế nào.

TTK 2.2 03 2

Đứng tại góc độ tâm linh, hành hạ và sát hại động vật cũng tạo nên tội nghiệp to lớn.

Có người ăn thịt thì đương nhiên cũng phải có người sát sinh, yêu cầu cả xã hội đều ăn chay cả thì hiện tại cũng không khả thi. Người ta hay nói về định số. Người nào lớn lên làm việc gì thì cũng có an bài cả rồi. Chỉ là nếu làm quá bổn phận của mình thì đương nhiên sẽ tạo nghiệp.

Ví dụ có gia đình nọ hành nghề làm lông gà. Gà của mọi người đưa đến sẽ được họ ‘kết liễu’ sau đó cho vào máy làm lông, một lát là xong, tiền công 15.000/con; vào ngày lễ tết thì còn mắc hơn. Gia đình vì thế mà cũng khá giả dần lên.

Nhưng bỗng một ngày thấy gia đình họ không làm nữa. Hỏi ra thì mới biết là gia chủ vào một ngày nọ nằm mơ, thấy có người báo mộng nói rằng không được làm nghề này nữa; chỉ được làm tới đây thôi, nếu không là sẽ gặp họa. Chủ nhà sau khi mơ vậy thì quyết tâm đóng quán và chuyển sang làm nghề khác.

Chuyện này cũng không phải là mê tín. Người xưa nói về nghề đao phủ, nói rằng người làm nghề này chỉ được chém đến 99 người thì phải dừng, không được làm nữa; nếu không nợ nghiệp quá nhiều sẽ phải chịu báo ứng vô cùng đáng sợ. Do đó sát sinh không được quá phận.

Còn người trong mệnh vốn không sinh ra để làm nghề đồ tể, nhưng phạm tội này sẽ mang tội nghiệp to lớn. Khi sát sinh nhiều thì quả báo có khi đi cả mấy đời vẫn chưa hết.

Nghi Vân (t/h)

Bài liên quan:

> 9 câu chuyện cảm động của các loài động vật

> Vạn vật đều có linh: Trâu thông linh biết đền ân đáp nghĩa

> Hậu quả của việc sát sinh bừa bãi và đối xử tàn nhẫn với động vật

> Nhân quả báo ứng: gặp tai nạn thảm khốc sau khi ăn thịt ‘rùa phóng sinh’

TTK 3.3 01

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều