spot_img
18 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Sách giáo khoa THCS của Trung Quốc liệt Đài Loan là nước láng giềng, NXB bị buộc phải xin lỗi

Sách giáo khoa địa lý cấp trung học cơ sở của Trung Quốc đã liệt kê Đài Loan là “quốc gia láng giềng”. Thông tin này đã thu hút các “tiểu phấn hồng” đến ‘thảo phạt’. Nhà xuất bản quốc doanh phụ trách in cuốn sách này đã bị buộc phải “xin lỗi”.

Gần đây, học sinh tại một trường trung học cơ sở công lập ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã công khai tố giác rằng, trong sách bài tập địa lý mà nhà trường phát cho học sinh có câu hỏi yêu cầu điền tên 14 quốc gia láng giềng của Trung Quốc. Trên bản đồ, các nước được đánh dấu bằng các chữ cái latinh A, B, C, D…, cả Triều Tiên và Đài Loan đều được đánh dấu bằng chữ A. Câu này hỏi rằng những chữ cái này đại diện cho quốc gia nào, hãy điền vào chỗ trống.

Sách giáo khoa trung học cơ sở của Trung Quốc liệt Đài Loan là nước láng giềng, nhà xuất bản bị buộc phải xin lỗi
Vào tháng 9/2023, trên mạng lan truyền bức ảnh chụp sách ôn tập Địa lý cấp trung học cơ sở của Trung Quốc, trong đó liệt kê Đài Loan là “quốc gia láng giềng” của Trung Quốc. (Ảnh trên mạng)

Học sinh đăng bài lên mạng cho biết, đây là câu hỏi số 2 trong trang 88 của sách Ôn tập Địa lý lớp 8 và nội dung câu hỏi “gây hiểu lầm”. Học sinh này còn nói rằng, “Cảm thấy rất tức giận khi thấy Đài Loan và Triều Tiên được đánh dấu bằng cùng một chữ cái. Hy vọng nhà xuất bản có thể nhanh chóng khắc phục vấn đề này” và cáo buộc nhà xuất bản “đã giẫm lên lằn ranh đỏ!”.

Sự việc này đã được các “tiểu phấn hồng” hưởng ứng và rất nhiều “cư dân mạng yêu nước” bày tỏ “sự tức giận”. “Tiểu phấn hồng” ban đầu là từ để chỉ những thanh niên trên mạng xã hội Trung Quốc có tình cảm yêu nước mù quáng, sau đó nó cũng được dùng để chỉ những thanh niên theo chủ nghĩa dân tộc dưới sự chỉ huy của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc.

Cuốn bài tập địa lý này được xuất bản vào tháng 11/2020 bởi Nhà xuất bản Tri thức – một công ty con của Nhà xuất bản Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Cuốn sách này đã vượt qua cuộc đánh giá tài liệu dạy học cho các trường tiểu học và trung học ở tỉnh Sơn Đông vào năm 2020 và trở thành tài liệu tham khảo cho các tiết học địa lý ở cấp trung học cơ sở. Nhà xuất bản Bách khoa toàn thư Trung Quốc trực thuộc Tập đoàn Xuất bản Trung Quốc – công ty thuộc sở hữu toàn phần của Quốc vụ viện Trung Quốc.

Vào ngày 24/9, Nhà xuất bản Bách khoa toàn thư Trung Quốc đã buộc phải lên tiếng thanh minh rằng việc Đài Loan được đánh dấu chữ A là “sơ suất trong khâu sắp chữ và sản xuất”. Nhà xuất bản cho biết “vô cùng áy náy và gửi lời xin lỗi”, đồng thời tuyên bố rằng sẽ thu hồi những cuốn sách giáo khoa liên quan và hứa sẽ “nghiêm túc thực hiện trách nhiệm giải trình và rút ra bài học”, v.v.

Đảng Cộng sản Trung Quốc thường mượn vấn đề tên gọi Đài Loan để gây khó dễ cho các tổ chức hoặc công ty nước ngoài. Tuy nhiên, các cơ quan của đảng đã nhiều lần mắc phải những “sai lầm” tương tự và bị cư dân mạng chế giễu.

Mới đây, Ủy ban Đoàn Thanh niên Cộng sản thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang đã liệt kê rõ ràng Đài Loan là một “quốc gia” trên áp phích quảng bá cho Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD) Hàng Châu. Tới nay phía chính quyền chưa có phản hồi chính thức về vấn đề này.

id103791767 4428e16b37e2a3cfce8a59654fd31745
Tấm áp phích thành phố Kim Hoa quảng bá cho ASIAD 19 đã gọi Đài Loan là một “quốc gia”. (Ảnh trên mạng)

Tấm áp phích viết rằng, các buổi thi đấu bóng đá và cầu mây tại Đại hội Thể thao Châu Á do Thành phố Kim Hoa đảm nhận tổ chức “có 17 quốc gia tới tranh tài gồm Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Bahrain, Kuwait, Đài Loan, Triều Tiên, Kyrgyzstan”, trong đó tham dự giải bóng đá gồm có “4 đội đến từ 4 quốc gia: Indonesia, Đài Loan, Triều Tiên và Kyrgyzstan”.

Theo NTD tiếng Trung

Minh Lý (NTDVN) biên dịch

VIDEO CHỌN LỌC:

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều