spot_img
19 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Sau Sabeco và BigC, người Thái gia nhập thị trường ngân hàng Việt Nam

Sau khi thâu tóm 2 công ty tài chính hàng đầu, 4/5 ngân hàng lớn nhất Thái Lan cả trực tiếp lẫn gián tiếp đã có mặt tại Việt Nam với tổng mức vốn đầu tư lên tới hàng tỷ USD. Các ngân hàng đến từ xứ sở “chùa Vàng” đang coi Việt Nam là thị trường then điểm chốt trong chiến lược phát triển của mình.

Hiếm có nhà đầu tư nước ngoài nào lại “vào sâu, ở lâu, bám chặt”, tham gia nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam như các nhà đầu tư Thái Lan. Nói về những lần “chơi lớn” của “người Thái” không thể bỏ qua các thương vụ thâu tóm các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, bán lẻ. Đáng chú ý nhất là “bom tấn” Sabeco về tay Thaibev của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi vào cuối năm 2017. Hay như chuyện Central Group mua lại Big C Việt Nam, cũng như mua lại 49% cổ phần của hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim;…

Không dừng lại ở các lĩnh vực truyền thống như hàng tiêu dùng và bán lẻ, “người Thái” đang cho thấy những tham vọng lớn trong ngành tài chính ngân hàng, một lĩnh vực đặc biệt tại thị trường Việt Nam.

'Người Thái' - Thế lực mới trên thị trường ngân hàng Việt Nam- Ảnh 1.
Ảnh minh họa

“Người Thái” – thế lực mới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam 

Ngày 28/2/2024 vừa qua, Tập đoàn Home Credit thông báo chuyển nhượng 100% phần vốn góp trong Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam (“Home Credit Vietnam”) cho bên The Siam Commercial Bank Public Company Limited (Siam Commercial Bank – SCB), thành viên của SCBX Public Company Limited (“SCBX”).

Thỏa thuận chuyển nhượng trị giá khoảng 800 triệu euro (tương đương 875 triệu USD) và quá trình chuyển giao dự kiến sẽ hoàn tất trong nửa đầu năm 2025, sau khi có chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và Thái Lan. Đây là thương vụ M&A công ty tài chính lớn thứ hai tại Việt Nam, chỉ sau thỏa thuận mua 49% vốn FE Credit của SMBC với giá trị 1,37 tỷ USD diễn ra vào năm 2021.

Theo giới chuyên môn, việc mua lại Home Credit Việt Nam sẽ cho phép SCBX thúc đẩy các dịch vụ tài chính cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.

Trước khi thâu tóm Home Credit, ngân hàng lớn thứ tư của Thái Lan đã hiện diện tại Việt Nam từ năm 2015 khi thành lập chi nhánh tại TP HCM trên cơ sở mua lại, tiếp nhận tài sản, công nợ của Ngân hàng Liên doanh Việt – Thái (VSB). Hiện chi nhánh của Ngân hàng Siam Thái Lan tại TP HCM có vốn điều lệ gần 3.000 tỷ đồng, tương đương một số nhà băng nhỏ của Việt Nam.

Đáng chú ý, SCB không phải là ngân hàng Thái Lan duy nhất muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua việc thâu tóm công ty tài chính.

Trước đó, một ông lớn khác của xứ sở “chùa vàng” là Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan đã đạt thỏa thuận mua lại 100% vốn của SHB Finance từ SHB. Cụ thể, SHB đã chuyển nhượng 50% vốn điều lệ của SHB Finance cho Krungsri và sẽ tiếp tục chuyển nhượng 50% vốn còn lại trong những năm tới. Chia sẻ trên tờ Nikkei Asia , đại diện của Krungsri từng cho biết ngân hàng này sẽ chi gần 156 triệu USD cho thương vụ, tương đương khoảng hơn 3.600 tỷ đồng.

Ngân hàng lớn thứ hai của Thái Lan là Kasikornbank (Kbank) cũng đã tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 2014, và đang nỗ lực gia tăng mức độ ảnh hưởng tại Việt Nam thời gian gần đây. Kasikornbank hiện là ngân hàng nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam với vốn điều lệ 6.621 tỷ đồng, tương đương 285 triệu USD.

Trong buổi chia sẻ với truyền thông mới đây, ông Pipit Aneaknithi, Chủ tịch Kasikornbank (KBank – ngân hàng lớn hai Thái Lan) đã bất ngờ công khai kế hoạch rót hơn 1 tỷ USD vào Việt Nam từ nay đến 2027. Phần lớn số tiền sẽ đầu tư vào hoạt động ngân hàng, với 735 triệu USD. Số tiền còn lại dành cho hai công ty con của KBank tại Việt Nam là quỹ đầu tư KVision (336 triệu USD) và công ty công nghệ KBTG (7 triệu USD).

Ngoài 3 ông lớn trên, ngân hàng lớn nhất Thái Lan là Bangkok Bank hiện cũng đã mở 2 chi nhánh tại Việt Nam (Hà Nội và TP HCM) với tổng mức vốn điều lệ đăng ký đạt hơn 5.200 tỷ đồng.

Như vậy, 4/5 ngân hàng lớn nhất Thái Lan trực tiếp hoặc gián tiếp đã có mặt tại Việt Nam với tổng mức vốn đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Qua đó, đưa Thái Lan trở thành một những quốc gia rót vốn mạnh nhất vào lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, bên cạnh Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tham vọng của “Người Thái” đối với lĩnh vực ngân hàng Việt Nam

Đi cùng sự hiện diện mạnh mẽ của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và bán lẻ, các ngân hàng đến từ xứ sở “chùa Vàng” cũng tích cực mở rộng hoạt động tại Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu tài chính cho các doanh nghiệp nước này, cùng với nhóm khách hàng là công ty vừa và nhỏ là đối tác của các doanh nghiệp Thái Lan.

Bên cạnh đó, thị trường 100 triệu dân với cơ cấu dân số trẻ và lĩnh vực dịch vụ tài chính vẫn còn khá mới mẻ của Việt Nam được coi là miếng bánh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư trong khu vực như Thái Lan vốn có nhiều điểm chung về văn hóa.

Chia sẻ với truyền thông mới đây, ông Pipit Aneaknithi – Chủ tịch Kbank – nhận định, Việt Nam được xem là trọng điểm phát triển tại khu vực Đông Nam Á của nhà băng này.

Theo ông Pipit Aneaknithi, nơi đây có lợi thế đáng chú ý ở dân số trẻ, nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật có thể giúp đất nước tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng với việc chính phủ có những chính sách chèo lái kinh tế tốt.

Ông ví công thức phát triển cho Việt Nam như việc chuẩn bị một món ăn với đủ 3 nguyên liệu. Nguyên liệu đầu tiên là nhân sự, với hơn 20 triệu sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật hàng năm. Nguyên liệu thứ hai là công nghệ. Nguyên liệu thứ ba là tài chính, nơi ngành ngân hàng sẽ đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ các hoạt động sản xuất công nghiệp tiến lên.

Với việc tăng vốn đầu tư tại Việt Nam, “ông lớn” ngân hàng Thái nhắm đến nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và cá nhân. Theo ông Pipit Aneaknithi, ngân hàng này nhìn thấy cơ hội khi hơn 97% doanh nghiệp ở Việt Nam là SME nhưng chỉ chiếm 20% thị phần trong cơ cấu thị trường vốn tín dụng.

KBank đặt mục tiêu sẽ tiếp cận 1,2 triệu khách hàng Việt Nam trong năm 2023 và lọt vào trong top 20 ngân hàng lớn nhất Việt Nam vào năm 2027.

Chia sẻ về kế hoạch sau khi mua lại Arthid Nanthawithaya, Giám đốc điều hành của SCB X Public Company Limited, cho biết: “Việc mua lại Home Credit Việt Nam, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình trở thành tập đoàn công nghệ tài chính hàng đầu khu vực của SCBX. Thương vụ này sẽ củng cố sự hiện diện của chúng tôi tại thị trường ASEAN tăng trưởng cao, đồng thời cũng mang lại giá trị và tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông của SCBX trong dài hạn.”

Theo ông Arthid, với nền kinh tế năng động, tăng trưởng GDP trung bình 7,5% trong thập kỷ qua và dân số am hiểu công nghệ, Việt Nam là thị trường chiến lược quan trọng của SCBX. Việc mua lại Home Credit này đánh dấu sự khởi đầu cho việc mở rộng của Tập đoàn SCBX sang thị trường Việt Nam, quốc gia có dân số hơn 100 triệu người.

“Với 15 triệu khách hàng, 14.000 điểm bán hàng và đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm, Home Credit Việt Nam sẽ đóng vai trò là cơ sở quan trọng cho sự hiện diện của Tập đoàn SCBX tại Việt Nam và ngay lập tức đóng góp lợi nhuận tích cực cho tập đoàn sau khi hoàn tất thương vụ. Việc mua lại này cũng đa dạng hóa cơ sở thu nhập của tập đoàn để tăng cường sức cạnh tranh trong tương lai, đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn vượt trội ở cả SCBX và Ngân hàng sau khi hoàn tất giao dịch.”, Giám đốc điều hành SCBX nói thêm.

Với Krungsri, thông qua khoản đầu tư tại SHB Finance, Ngân hàng Thái Lan này không hề giấu diếm tham vọng dẫn dầu mảng tài chính tiêu dùng Việt Nam.

“Nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng cao nhờ tiềm năng tăng trưởng hàng năm khoảng 6-7%, cùng với các cơ hội kinh doanh nở rộ nhờ tiêu dùng gia tăng. Chúng tôi tin tưởng sự hợp tác giữa Krungsri với SHBFinance sẽ củng cố thương hiệu, hiệu quả hoạt động và thúc đẩy vị thế của SHBFinance trở thành một công ty hàng đầu trên thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam”, ông Kenichi Yamato – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Ngân hàng Krungsri kỳ vọng.

Bên cạnh đó, thông qua khoản đầu tư tại SHBFinance, Ngân hàng Thái Lan này sẽ mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam, cũng như tăng cường hoạt động kinh doanh tại khu vực. Hoạt động này cũng giúp Krungsri củng cố thương hiệu tại 5 quốc gia ASEAN, từ đó kết nối nhu cầu của khách hàng trên toàn khu vực.

Nghi Vân (Theo An Ninh Tiền Tệ)

BN 2 jpeg 2

Xem thêm:

Tràn lan các hội nhóm “rủ nhau bùng nợ” trên mạng xã hội

Mua bán vàng miếng không đúng quy định sẽ bị phạt ra sao?

Các gia đình Mỹ đang rơi vào bẫy nợ

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều