spot_img
19 C
Vietnam
Thứ ba,17 Tháng chín
spot_img

Lời nguyền đáng sợ từ sợi dây thừng 3200 tuổi trong lăng mộ vua Tut

Tân Thế Kỷ – “Hễ sợi dây thừng được tháo xuống, lời nguyền sẽ gieo rắc lên những ai quấy phá giấc ngủ của các xác ướp trong lăng mộ cổ Ai Cập”.

Hầm mộ của vua Tutankhamun. Ảnh: NBC News
Hầm mộ của vua Tutankhamun. Ảnh: NBC News

Ngày 4/11/1922, lăng mộ Vua Tut (Pharaoh Tutankhamun) chính thức được khai quật và cho đến nay vẫn là một trong những khám phá khảo cổ có tiếng vang nhất trong lịch sử hiện đại.

Mặc dù có thời gian ở ngôi không quá dài, “cậu bé Pharaoh” – một biệt danh của giới khảo cổ cho Tutankhamun, lăng mộ của ông lại trở thành một cơn địa chấn với các nhà khảo cổ. Cho đến ngày nay, các quan chức và chuyên gia tại Ai Cập luôn tin rằng, chúng ta mới chỉ khám phá được một phần nào đó của lăng mộ, vì còn rất nhiều bí ẩn đằng sau những khối đá hay các tài liệu giấy cói, di vật để lại.

Sợi dây thừng 3200 năm tuổi

Lăng mộ Pharaoh Tutankhamun là một tổ hợp có cấu trúc phức tạp và chứa nhiều bí ẩn. Một ngày kia, khi cánh cửa lăng mộ vua Tut được mở ra, các nhà khảo cổ phát hiện ra trong lăng không chỉ có một gian mộ chính, mà phía trong có 3 hầm mộ nhỏ hơn nữa.

 Sợi dây thừng tồn tại 3.200 năm trong mộ cổ Ai Cập mà không hề hư hại: Nguyên nhân là gì? - Ảnh 1.
Howard Carter (đang quỳ) cùng cộng sự mở cửa căn phòng chứa quan tài Pha-ra-ông Tutankhamun. (Ảnh: Wikipedia)

Điều bất ngờ nhất, chính là chiếc cửa gian mộ thứ 2 được chạm trổ cầu kỳ, công phu nhưng chỉ được khóa bằng một sợi dây thừng.

Cộng đồng mạng - Bí ẩn sợi dây thừng 'bất tử' trong ngôi mộ Ai Cập cổ
Sợi dây thừng 3200 tuổi trong mộ vua Tut

Sợi dây thừng được cố định trên đầu nắm bằng gỗ có in biểu trưng vị thần Anubis mình người đầu chó rừng. Đây là vị thần canh giữ giấc ngủ của xác ướp và cuộc sống của họ sau khi chết.

Cộng đồng mạng - Bí ẩn sợi dây thừng 'bất tử' trong ngôi mộ Ai Cập cổ (Hình 2).
Trong ngôi mộ, tượng thần Anubis đóng vai trò là người hộ táng bên quan tài.

Điều lạ lùng, cho dù lăng mộ bị những kẻ trộm mộ đào lên lật xuống nhưng sợi dây thừng kia vẫn còn nguyên vẹn, gần như mới nguyên mặc dù đã 3200 năm trôi qua.

Lời nguyền đáng sợ

Căn phòng số 2 đã bị bọn đào trộm mộ xâm phạm nhiều lần, có sự xáo trộn và thiệt hại với các cổ vật phía trong, chỉ có điều những kẻ trộm mộ không thể tiến sâu hơn nữa thôi.

Nhà khảo cổ Howard Carter đã vào khu vực “Antechchamber” của lăng mộ, tức phòng lớn nơi đặt xác ướp của vua Tutakhamun và tìm thấy một bức phù điêu được làm từ đất sét có ghi dòng chữ “Cái chết sẽ đến với kẻ nào hỗ trợ cho việc xâm phạm sự bình yên của Pharaoh”.

Hễ sợi dây thừng được tháo xuống, lời nguyền sẽ reo rắc lên những ai quấy phá giấc ngủ của các xác ướp.

Phớt lờ cảnh báo về lời nguyền đáng sợ của xác ướp vị pharaoh trẻ nhất Ai Cập cổ đại, một số nhà khảo cổ vẫn có hành động được cho là “phạm thượng” khi kinh động quan tài Tutankhamun. Không lâu sau, họ đã nhận được những kết cục đáng sợ. Chính điều này đã khiến câu chuyện quanh lăng mộ vua Tut trở nên càng huyền bí.

Cộng đồng mạng - Bí ẩn sợi dây thừng 'bất tử' trong ngôi mộ Ai Cập cổ (Hình 3).

Cụ thể, 6 tuần sau khi khai quật lăng mộ Tutankhamun, George Herbert, bá tước Carnarvon đời thứ 5 – người tài trợ và cổ vũ cho dự án khám phá lăng mộ này đã chết đột ngột chỉ bởi một vết mỗi cắn sau bị nhiễm trùng. Một số báo cáo còn cho biết khi Herbert mất, mọi ánh đèn trong nhà ông đều tắt ngóm một cách kỳ lạ.

Cộng đồng mạng - Bí ẩn sợi dây thừng 'bất tử' trong ngôi mộ Ai Cập cổ (Hình 4).
Bá tước Carnarvon

George Jay Gould I, một nhà tài chính Mỹ, bất ngờ bị sốt sau chuyến thăm tới lăng mộ Tutankhamun năm 1923. Vài tháng sau, ông mất vì bệnh viêm phổi.

Cộng đồng mạng - Bí ẩn sợi dây thừng 'bất tử' trong ngôi mộ Ai Cập cổ (Hình 5).
George Jay Gould I (bên trái) qua đời vì căn bệnh bí ẩn không lời giải, nhiều thuyết cho rằng ông bị trúng độc khí metan khi đến thăm lăng mộ của vị vua trẻ nhất Ai Cập.

Archibald Douglas-Reid, người chụp X-quang xác ướp pharaoh Tutankhamun bị ốm ngay sau khi vào lăng mộ và mất ngày 15/1/1924 vì căn bệnh bí ẩn.

Cộng đồng mạng - Bí ẩn sợi dây thừng 'bất tử' trong ngôi mộ Ai Cập cổ (Hình 6).
Archibald Douglas-Reid, người chụp X-quang xác ướp pharaoh Tutankhamun

Ly kỳ hơn là trường hợp của Hugh Evelyn-White, nhà Ai Cập học người Anh đồng thời là một trong số những người đầu tiên có mặt tại lăng mộ Tutankhamun, ông đã treo cổ tự tử năm 1924 và để lại một ghi chú viết bằng máu nói rằng: “Tôi chịu thua lời nguyền buộc tôi biến mất mãi mãi”.

Một trong những lý giải của các chuyên gia về sự tồn tại bất tử của chiếc dây thừng, là vì  đây là vùng đất sa mạc khô cằn khó để con người sinh sống. Chính sự khô cằn này đã giúp bảo quản các hiện vật, trong đó ngay cả một sợi dây thừng cũng có thể kéo dài tuổi thọ lên tới hàng ngàn năm.

Nghi Vân (t.h)

Tham khảo Live Science

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 3

Xem thêm:

Tái hiện khuôn mặt vị Pharaoh nổi tiếng nhất lịch sử

Trái Đất từng thoát khỏi nhiều họa diệt vong, ai đã ra tay che chở nhân loại?

5 lời tiên tri đáng sợ của Nostradamus cho năm 2023

Lào: Phát hiện hóa thạch người 86.000 tuổi làm thay đổi lịch sử nhân loại

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều