Tân Thế Kỷ – Con người, bất kể là ai cuối cùng rồi cũng phải đối mặt với cái chết. Có người sợ hãi tột cùng, có người lại thảnh thơi đối mặt, vậy điều gì quyết định tâm thái của sinh mệnh tại thời điểm quyết định này?
Đối mặt với cái chết, người vô thần và hữu thần khác nhau như thế nào?
Người ta sống trên đời, với một số vấn đề nhất định thì có thể nói mạnh miệng, riêng chỉ khi đối mặt với tử vong thì lại không nói được gì. Dù là nông dân hay trí thức, giàu có hay nghèo hèn, đều sẽ phải một lần đối mặt với vấn đề này. Tại mỗi nền văn hóa khác nhau lại có cách tiếp cận khác nhau.
Với tư cách bác sĩ ngoại khoa, tôi đã rất nhiều lần cùng người thân của bệnh nhân ung thư giấu kín đi bệnh tình của họ, để tránh bản thân người bệnh sau khi biết rõ mắc bệnh nan y tinh thần sẽ sụp đổ.
Đôi khi chúng tôi cũng thử cho người bệnh biết rõ tình trạng của mình, để cho người đó chuẩn bị tinh thần, nhưng kết quả đại đa số người biết được sự thật, tinh thần suy sụp, vốn dĩ có thể sống được nửa năm, lại chỉ sống được một tháng.
Rất nhiều cán bộ lãnh đạo ngày thường hô lớn chủ nghĩa vô thần, tập hợp quần chúng lại để phát biểu, ba hoa khoác lác, nhưng khi mạng sống sắp mất đi lại lo sợ cuống cuồng, chạy vạy khắp nơi mong tìm “phương thuốc” để kéo dài thọ mạng.
Thế nhưng tại phương Tây, nếu không cho người bệnh biết về tình trạng của họ, thì đó là hành vi lừa gạt, hoàn toàn trái pháp luật. Bản thân người bệnh phải biết rõ bệnh tình của chính mình, nhất là bệnh nan y, họ cần biết rõ mình còn sống được bao lâu, như vậy họ có thể làm thêm một vài việc muốn làm lúc cuối đời, tự mình sắp xếp tốt thời gian quý giá còn lại.
Người phương Tây đại đa số là tín đồ Cơ Đốc giáo, họ đối với cái chết tương đối bình tĩnh, tin tưởng sau khi chết linh hồn đi đến Thiên đường hoặc còn có kiếp sau, đối mặt với tử vong cũng không phải sợ hãi.
Họ cũng thường nói: “Bạn chưa thấy qua Thiên đường, bạn có thể cho rằng Thiên đường không tồn tại, nhưng mà bạn cũng chưa từng chết, vậy làm sao bạn dám chắc người chết sẽ không có linh hồn đi tới Thiên đường hay Địa ngục đây?”
Tuyệt đại đa số người trong nước chúng tôi (Trung Quốc) không dám đối mặt với ung thư, chớ nói chi là đối mặt với cái chết, trong cuộc sống tại điểm cuối của sinh mệnh hầu như ở trong sợ hãi và mờ mịt trôi qua. Cho dù có lời nói dối thiện ý của bác sĩ và người thân, nhưng đối mặt với tình trạng thân thể của mình ngày càng sa sút thì sự sợ hãi của họ càng ngày càng tăng lên.
Cùng là cái chết ấy, có người trong sợ hãi, mờ mịt mà chết đi, có người lại trong ao ước đến Thiên đường cùng mong tưởng tốt đẹp của kiếp sau mà rời khỏi dương gian.
Nhìn thấy người bệnh trong nước sợ hãi trước khi chết, lại thấy nhóm tín đồ Cơ Đốc kia bình tĩnh chờ đợi thời điểm rời khỏi nhân gian, tôi hiểu rõ: “Thì ra thống khổ lớn nhất của bệnh nhân Trung Quốc không phải trên thể xác, mà là ở tâm hồn”.
Khi nghe thấy ai đó có theo tín ngưỡng, đa số nói: “Cái gì đều không tin, chỉ tin tưởng khoa học”. Còn có người nói: “Tín ngưỡng có thể làm gì? Có thể tạo ra cơm ăn sao?”
Thế nhưng mà, với tư cách bác sĩ, tôi chân thành hỏi mọi người một vấn đề: “Không có tín ngưỡng, bạn có thể bình tĩnh đối mặt với tử vong hay không? Không có tín ngưỡng, bạn lấy cái gì để cứu vớt linh hồn chính mình và người khác đây?”
Sinh tử không phải nói huênh hoang, người Trung Quốc hiện nay, tôi tự đáy lòng nói rằng: “Chúng ta cần tín ngưỡng, cần tín ngưỡng cao thượng đúng đắn”.
“Trải nghiệm cận tử” chứng tỏ có hiện hữu của thế giới tâm linh
Khi một số người gần với cái chết và sau đó “bất ngờ” hồi sinh, họ có thể báo cáo cảm giác về thế giới bên kia hoặc một dạng sống nào đó sau khi chết. Điều này có thể bao gồm cảm giác bị tách rời khỏi cơ thể của họ, nhìn thấy những người thân yêu đã qua đời, các nhân vật tôn giáo hoặc nhìn lại cuộc sống của họ.
Có đến 1/10 người trải qua trải nghiệm cận tử cho biết thường cảm thấy hưng phấn, một số người có cảm giác mới về tôn giáo và thế giới bên kia.
Và kỳ lạ hơn nữa là nhiều người được “cải tử hoàn sinh” nhớ và kể lại những nhận thức và những cảm nhận của mình trong thời gian bị coi là chết, như trở về từ một thế giới khác. Khoa học gọi những hiện tượng này là: NDE (near death experiences), tiếng Anh, hay EMI (experiences de mort imminente), tiếng Pháp. Dịch ra tiếng Việt là Kinh nghiệm cận tử.
Những kinh nghiệm cận tử này chứng tỏ Ý thức, biểu hiện của Tinh thần có đời sống độc lập với bộ óc tất nhiên là không phải từ bộ óc mà ra. Nhiều trung tâm khoa học trên thế giới được thành lập để nghiên cứu và tìm hiểu những kinh nghiệm cận tử này như American for the Advancement of Science (AAAS), Đại học Virginia Mỹ và Đại học Northampton Anh v.v… Đó cũng là đề tài của cuộc hội thảo năm 2006, ở tỉnh Martigues (Pháp) với hơn 2000 nhà khảo cứu đến từ nhiều nước.
Gần đây nhất, trong số in ngày 25-02-10, tạp chí y học Mỹ Mediscape Medical News nói về những kinh nghiệm cận tử mà bác sĩ Jeffrey Long, tác giả một cuốn sách nói trên, đã sưu tập. Trong vòng 10 năm bác sĩ Long đã nghiên cứu cả thảy hơn 1300 trường hợp trong viện DNE Research Foundation (Tổ chức Nghiên cứu Cận tử), một viện nghiên cứu cận tử được coi là lớn nhất thế giới do ông thành lập. So với những trường hợp cận tử được các trung tâm nghiên cứu khác trên thế giới thâu thập thì những kinh nghiệm cận tử này đều có những điểm giống nhau:
1. Cảm tưởng biết mình đã chết nhưng thấy ý thức mình trở lên trong sáng (crystal clear consciouness).
2. Cảm giác thoát khỏi thân xác (décorporation), bay bồng bềnh (lévitation), nhìn thấy thân thể mình từ cao xuống. Một người kể lại “Tôi thấy tôi từ đằng sau lưng… Tôi thấy gáy cô y tá đang tìm cách hồi sinh tôi bằng phương pháp miệng-miệng (bouche à bouche).
3. Cảm tưởng như mình ở trong một thân thể phi vật chất, di chuyển qua một đường hầm hướng dẫn bởi một luồng ánh sáng (tunnel).
4. Cảm tưởng tới một nơi đầy ánh sáng. Một thứ ánh sáng chan hoà đầy an lành, đầy khoan khoái không bao giờ thấy khi còn sống. Gặp lại những người thân đã chết, có người trước khi mình ra đời, có người mình đã quên hay khi còn quá trẻ để có thể nhớ lại. Thấy những “hình dạng” chan hoà ánh sáng” biểu lộ một Tình thương vô biên.
5. Chỉ trong khoảng khắc hồi tưởng lại cả cuộc đời khiến có cảm tưởng thời gian-không gian bị xóa nhoà.
6. Hối tiếc khi phải trở lại cuộc sống.
Những kinh nghiệm này đều giống nhau dù những người kể lại ở những vùng khác nhau trên thế giới có văn hoá khác nhau. Ngay cả những con nít còn nhỏ tuổi chưa có quan niệm gì về sự chết, về đạo giáo hay chưa bao giờ được nghe kể về NDE, cũng kể lại y hệt.
Có những nhà khoa học cho là những trạng thái ý thức (états de conscience) kể trên đủ để chứng tỏ tinh thần có một cuộc sống độc lập với thể xác (bộ óc) và cho biết có một cõi khác (l’au-delà) hoàn toàn khác lạ với thế giới của cuộc sống hiện tại.
Và điểm chung khó tranh cãi ở những người đã đứng trên lằn ranh sinh tử chính là khi trở lại họ đều nhận thức rõ hơn mục đích sống của mình.
Vậy nếu biết chết không phải là hết? Có bao giờ bạn tự nhủ mục đích sống của bản thân là gì không? Liệu có phải vì chiếc túi hàng hiệu, căn biệt thự hay xe sang, hay danh tiếng để lại cho đời sau? Những thứ đó bạn có mang theo được hay không? Liệu bạn có còn liều mạng tranh giành hay đánh đổi tất cả để thỏa mãn những lợi ích vật chất không?
Nhân sinh suy cho cùng cũng tựa như khách trọ trần gian. Đã bao giờ bạn nghiêm túc nghĩ mình sống vì điều gì chưa? Hay bản thân đã có một tín ngưỡng chân chính để tin theo chưa?
Bạn có muốn thoát khỏi lớp sương mù dày đặc, bao vây lấy mình và làm mình lạc lối không?
Tịnh Yên (t/h)
Cậu bé 8 tuổi mắc chứng tự kỷ đã hạnh phúc trở lại nhờ kết duyên cùng Phật Pháp
Tại sao chúng ta nên tha thứ cho người khác, ngay cả với người không “biết điều”?
Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực