Reuters mô tả cảnh tượng ở North Carolina sau bão giống “hậu tận thế”. North Carolina có thể “mất vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm để khắc phục”, một quan chức địa phương nhận định.
Siêu bão Helene đổ bộ Florida từ tối 26/9 trước khi suy yếu và quét qua các bang ở Đông Nam nước Mỹ. Tổng cộng, 10 bang bị ảnh hưởng, trong đó North Carolina thiệt hại nặng nề nhất.
128 người chết, hơn 600 người mất tích ở Mỹ sau siêu bão Helene
Guardian dẫn số liệu thống kê cho biết, ít nhất 128 người đã thiệt mạng do siêu bão Helene ở Mỹ. Trong đó, North Carolina thiệt hại nặng nề nhất với 56 người chết, tiếp đến là South Carolina 30 người.
Giới chức trách lo ngại số người thiệt mạng có thể tăng trong những ngày tới khi vẫn còn hơn 600 người mất tích. Lực lượng cứu hộ vẫn chưa thể tiếp cận những người này do hệ thống liên lạc bị ảnh hưởng bởi bão hoặc do một số khu dân cư bị cô lập bởi nước lũ và đường sá hư hại.
Thiệt hại vật chất có thể đến 100 tỷ USD
Các công ty bảo hiểm và nhà phân tích cuối tuần qua ước tính thiệt hại do bão Helene gây ra dao động từ 15 tỷ USD đến hơn 100 tỷ USD do hệ thống nước, thông tin liên lạc và các tuyến giao thông quan trọng bị hư hại.
“Đây là một thảm họa tàn khốc có quy mô lịch sử. Những người ở phía tây North Carolina nói rằng họ chưa bao giờ chứng kiến điều gì như thế này”, Thống đốc bang Roy Cooper cho biết.
Ông Cooper chia sẻ thêm, các đội tìm kiếm và cứu hộ từ 19 bang và liên bang đã tập trung về North Carolina để hỗ trợ, một số con đường có thể mất nhiều tháng để sửa chữa.
“Cửa hàng tạp hóa đóng cửa, điện thoại thì mất sóng. Chúng tôi không thể đi đâu cả, một cảm giác thật đáng sợ”, Chip Frank, 62 tuổi, một người dân địa phương, cho biết khi phải xếp hàng nhiều giờ đi mua xăng dầu trong bối cảnh mất điện diện rộng.
Trên khắp North Carolina, khoảng 300 con đường đã bị phong tỏa, hơn 7.000 người đăng ký nhận hỗ trợ của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang, và Lực lượng Vệ binh Quốc gia đang vận chuyển 1.000 tấn thực phẩm, nước uống đến các vùng sâu vùng xa bằng máy bay, trực thăng.
Theo thống kê của chính phủ Mỹ, tính đến đầu tuần này, vẫn còn khoảng 1,8 triệu hộ gia đình và doanh nghiệp bị mất điện.
- Xem thêm: Xác chết đột nhiên tỉnh lại, kể cho bác sĩ nghe một sự thật kinh hoàng
- Xem thêm: Bí ẩn đằng sau sự diệt vong của 4 nền văn minh cổ đại
Nước lũ cuốn trôi cầu
Truyền thông Mỹ đăng tải hình ảnh một cây cầu Tennessee sập xuống sông Nolichucky vào hôm 28/9, khi nước lũ dâng cao do hậu quả của cơn bão Helen, làm cây cầu bị gẫy và cuốn trôi.
Nước lũ cuốn trôi cây cầu ở Mỹ sau khi siêu bão Helene đổ bộ (Video: AccuWeather).
Đoạn video cầu bị sập được quay ở đông Tennessee, nơi mực nước sông Nolichucky dâng cao, tạo ra dòng nước mạnh cuốn theo cây cối và các mảnh vỡ khác xuống hạ lưu.
Sức mạnh của dòng nước lũ được thể hiện rõ ràng khi cầu Kisner trên quốc lộ 107 ở thị trấn Afton sụp xuống sông Nolichucky. Trước đó, nước sông đã dâng rất cao và chạm gần tới cây cầu.
Helene là cơn bão mạnh thứ 14 đổ bộ vào Mỹ kể từ khi có số liệu thống kê, và là cơn bão mạnh thứ 7 tấn công bang Florida.
- Xem thêm: Nguồn gốc con người không phải trên Trái Đất?
- Xem thêm: Di sản cánh đồng Chum ở Lào: Di sản ẩn chứa dấu tích người khổng lồ
- Xem thêm: 6 minh chứng cho thấy Đại Hồng thủy thật sự từng xảy ra
Xem thêm:
Bí ẩn đằng sau sự diệt vong của 3 nền văn minh cổ đại và lối thoát cho con người hiện đại
Sức hủy diệt khủng khiếp của các đại dịch bệnh trong lịch sử và Thiên cơ nào đằng sau?
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*