spot_img
19 C
Vietnam
Thứ năm,21 Tháng mười một
spot_img

Tiết Lập hạ: dưỡng sinh bồi bổ sức khỏe và những điều kiêng kỵ

Tiết Lập hạ đến rồi! Vào những năm khác nhau, Lập hạ có thể rơi vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng Năm dương lịch. Năm nay, Lập hạ rơi vào ngày mùng 5 tháng Năm. Theo âm lịch, Lập hạ là tiết tháng Tư. Quan sát từ góc độ của con người trên Trái Đất, Mặt Trời vào ngày Lập hạ nằm ở 45° kinh độ thiên thể, đánh dấu sự kết thúc của mùa xuân và chuyển sang mùa hè.

Tiết Lập hạ vốn có truyền thống lịch sử lâu đời. Thời cổ đại, vào ngày Lập hạ, Thiên tử sẽ dẫn văn võ bá quan đến các vùng ngoại ô phía nam tổ chức nghi thức nghênh đón mùa hè, tế tự Viêm đế và Chúc Dung Thần, cầu chúc quốc thái dân an. Người Trung Hoa xưa vào tất cả các triều đại đều coi trọng tiết khí, và tương ứng từ đó diễn sinh ra nhiều phong tục dân gian. Phong tục dân gian vào tiết Lập hạ ẩn chứa những quan niệm và phương pháp dưỡng sinh, thể hiện nội hàm chăm sóc sức khỏe [dân gian]. Y học cổ truyền Trung Quốc cũng cung cấp cho con người một số hướng dẫn thiết thực về việc bảo vệ sức khỏe trong mùa hè, phù hợp cho cả thời cổ đại và hiện đại. Chúng ta hãy cùng điểm qua những phong tục dân gian về thực phẩm bổ sung, những điều kiêng kỵ và dưỡng sinh liên quan đến Lập hạ.

Tiết Lập hạ: dưỡng sinh bồi bổ sức khỏe và những điều kiêng kỵ
Xuân qua hạ đến! Phong tục dân gian vào tiết Lập hạ: bổ sung dinh dưỡng, những kiêng kỵ và nguyên tắc dưỡng sinh là gì? (Ảnh: Fotolia)
Xuân qua hạ đến! Phong tục dân gian vào tiết Lập hạ: bổ sung dinh dưỡng, những kiêng kỵ và nguyên tắc dưỡng sinh là gì? (Ảnh: Fotolia)

I. Phong tục dân gian vào tiết Lập hạ và bổ sung dinh dưỡng

1. Tục lệ dân gian ăn trứng Lập hạ

Ở nhiều địa phương, người dân tin rằng ăn “trứng Lập hạ” vào đúng ngày Lập hạ có thể phòng ngừa các bệnh thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là các bệnh ở trẻ em. Loại trứng Lập hạ này có thể luộc với hồng trà hoặc vỏ quả óc chó (còn gọi là trứng bổ thận), sau đó cho vào lồng trứng đan bằng chỉ màu, rồi treo trước ngực trẻ để chúng tự lấy ăn. Tục ngữ có câu: “Ăn trứng Lập hạ thì lúc thời tiết nắng nóng sẽ không bị bệnh sốt nhiệt mùa hè” (bệnh mệt mỏi mãn tính). Từ ngày Lập hạ, thời tiết dần trở nên nóng nực hơn, cảm giác thèm ăn của trẻ có xu hướng giảm xuống. Nếu dinh dưỡng không đủ có thể dẫn đến bị các bệnh truyền nhiễm mãn tính, gọi là “bệnh sốt nhiệt mùa hè”. Người ta kể rằng Nữ Oa nương nương đã dạy người dân ăn trứng gà, vịt, ngỗng luộc chín để giải trừ “bệnh sốt nhiệt mùa hè”. Vì vậy, về sau tục ăn trứng vào dịp Lập hạ được hình thành. Tục ngữ có câu: “Lập hạ ăn trứng, dẫm đá sẽ vỡ!” Tức là ăn trứng vào tiết Lập hạ (chỉ chung mùa hè), việc bổ sung dinh dưỡng sẽ khiến con người tràn đầy năng lượng.

Trong phong tục ẩm thực truyền thống có tục ăn “Trứng Lập hạ”. (Ảnh: Hứa Hưởng Phú/The Epoch Times
Trong phong tục ẩm thực truyền thống có tục ăn “Trứng Lập hạ”. (Ảnh: Hứa Hưởng Phú/The Epoch Times)

2. Tục ăn mì bầu trong dân gian

Bầu là một loại rau củ theo mùa thường có vào Lập hạ. Bước vào mùa hè, các loại bầu rất phong phú và dồi dào. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, bầu thuộc tính mát, có thể hạ hỏa, giải nhiệt mùa hè và có tác dụng lợi tiểu. Những ngày hè nhiệt độ không khí dần dần tăng cao, đem bầu trộn vào mì để làm món “hồ qua miến” (tức mì bầu, còn gọi là bồ tử miến). Đây là món ăn ngon theo mùa, mát lạnh, giải khát, thoát ẩm và giảm nhiệt.

3. Phong tục dân gian ăn cháo Thất Gia

Trong những gia đình làm nông ở Giang Tô, Chiết Giang và Đài Loan từ lâu có một phong tục gọi là “Thất gia chúc”. Phong tục này bắt nguồn từ quan hệ tình cảm và hỗ trợ lẫn nhau giữa bảy hộ hàng xóm. Họ tặng nhau ngũ cốc, đậu và nấu năm loại đậu, ngũ cốc thành cháo. Hoạt động này không chỉ giúp gắn kết tình cảm hàng xóm láng giềng, mà những loại đậu, ngũ cốc giàu dinh dưỡng này còn giúp tăng cường thể lực và sức khỏe. Ở một số nơi, phong tục ăn cơm ngũ sắc cũng tương tự như tục ăn cháo Thất gia. Người ta dùng năm loại đậu, ngũ cốc nấu chín rồi làm thành cơm để ăn.

Dùng năm loại đậu và ngũ cốc có màu sắc khác nhau để nấu cơm, nấu cháo, phù hợp với quan niệm ngũ hành dưỡng sinh. (Ảnh: Fotolia)
Dùng năm loại đậu và ngũ cốc có màu sắc khác nhau để nấu cơm, nấu cháo, phù hợp với quan niệm ngũ hành dưỡng sinh. (Ảnh: Fotolia)

4. Tục lệ dân gian ăn mì Lập hạ

Ở Tuyền Châu, Mân Nam, Phúc Kiến, có tục lệ ăn mì tôm để nghênh đón tiết Lập hạ. Vào tiết khí này, người dân địa phương dùng một loại gia vị đặc sản của vùng Phúc Kiến và Tuyền Châu được ủ lên men từ nếp đỏ để nấu với mì tôm tươi. Vì “hà” (con tôm) và “hạ” (mùa hè) có cách phát âm giống nhau (xia) nên truyền thống này dần dần phát triển thành việc ăn “hạ miến” (mì mùa hè) vào tiết Lập hạ. Họ luộc đầu tôm, vỏ tôm và nước luộc xương làm thành nước súp có màu của tôm, sau đó thêm mì đã nấu chín và tôm đỏ chiên với nước sốt lên men từ nếp đỏ. Tục lệ này tượng trưng cho việc “cật hà bổ hạ” (ăn tôm bổ sung dưỡng chất cho mùa hè), dinh dưỡng màu đỏ tốt cho tim và là món ăn dưỡng sinh theo ngũ hành trong mùa hè.

Ăn mì tôm vào tiết Lập hạ. (Ảnh: Shutterstock)
Ăn mì tôm vào tiết Lập hạ. (Ảnh: Shutterstock)

5. Tục lệ dân gian “bồi bổ” cho cha vào tiết Lập hạ

Trong tiết Lập hạ có ngày “Phụ thân tiết” (ngày của cha), phiên bản Đài Loan. Từ Cốc vũ đến Lập hạ, ở Đài Loan có câu tục ngữ: “Lập hạ bổ lão phụ, Cốc vũ bổ lão mẫu” (Tiết Lập hạ bồi bổ cho cha, tiết Cốc vũ bồi bổ cho mẹ). Đây là thời điểm công việc đồng áng bận rộn, hơn nữa nhiệt độ không khí tăng dần, tiêu tốn khá nhiều năng lượng thể chất của con người. Vì vậy, con gái đã lấy chồng sẽ trở về nhà cha mẹ ruột vào thời điểm này để phụng dưỡng cha mẹ và làm tròn hiếu đạo. Thông thường, con gái sẽ chuẩn bị món mì thịt heo (với trứng kho), làm thực phẩm bổ sung cho cha mẹ. Sợi mì dài tượng trưng cho việc cầu chúc cha trường thọ. Móng giò lợn rất giàu protein (chất béo cũng chứa nhiều calo). Trứng là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh. Món ăn bổ dưỡng này có tác dụng bổ sung năng lượng mùa hè, và cũng là món khiến người ta thèm ăn.

Những phong tục dân gian vào tiết Lập hạ phản ánh sự hiểu biết của con người về tiết khí và sự giao tiếp với nhân gian. Thông qua các phong tục dân gian phản ánh việc truy cầu sức khỏe và hạnh phúc, đồng thời bộc lộ tình cảm gia đình và con người trong nhân thế.

II- Phong tục dân gian và những điều kiêng kỵ trong tiết Lập hạ

Trong tiết Lập hạ, dân gian có một số phong tục kiêng kỵ.

1. Kiêng kỵ ngủ ngày

Ngày Lập hạ có điều kiêng kỵ, đó là “kiêng ngủ ban ngày”. “Thái hồ huyện chí” của nhà Thanh ghi chép: “ Lập hạ nhật… vô trú tẩm, vị sầu hạ đa quyện bệnh dã.” Chính là nói vào tiết Lập hạ ngủ ban ngày dễ khiến người ta mệt mỏi và ốm yếu trong mùa hè. Kiêng ngủ ngày vào Lập hạ có phải là một cách để duy trì sức khỏe? Điều này là có đạo lý. Mùa hè là mùa quan trọng để chăm sóc trái tim. Đó là cơ hội để thư giãn và giúp trái tim khỏe mạnh. Trong khi đó, việc ngủ ngày lại có tác dụng ngược lại. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng trái tim chi phối các mạch máu và tâm trí. Nếu ngủ ngày thì quá trình lưu thông của mạch máu sẽ chậm lại và tinh thần sẽ trở nên uể oải, không tốt cho sức khỏe.

2. Tránh ngồi trước bậc cửa nhà

Ở một số nơi, người ta tin rằng nếu ngồi trước bậc cửa nhà vào ngày Lập hạ thì sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu trong suốt mùa hè. Vì vậy, họ tuân thủ nghiêm ngặt phong tục này, tránh ngồi trước bậc cửa vào ngày này để giữ gìn nguyên khí suốt mùa hè.

3. Tránh bị côn trùng và rắn xâm nhiễu

Vào mùa hè, côn trùng và rắn bắt đầu hoạt động. Ở một số vùng, người dân sẽ cắm cây bồ kết mật ong và cây hoa có màu đỏ vào ngày Lập hạ để yểm, tránh sự quấy nhiễu của rắn và xua đuổi những điều không may mắn. Đồng thời, họ cũng sẽ rắc bụi đất lên chân tường để ngăn rắn vào nhà. Cây bồ kết mật ong thuộc họ đậu, trên thân có gai hay còn gọi là kim châu chấu, kim xà phòng… có tác dụng diệt côn trùng.

III- Mùa hè dưỡng sinh trọng dưỡng tâm

Về việc dưỡng sinh trong tiết Lập hạ, y học cổ truyền Trung Quốc luôn coi trọng nguồn gốc của thức ăn có thể làm thuốc, phối hợp điều dưỡng tinh thần với phương pháp tiếp cận đa hướng trong dưỡng sinh. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng “mùa xuân dưỡng gan, mùa hạ dưỡng tâm, mùa thu dưỡng phổi, mùa đông dưỡng thận”. Thuận theo mùa tiết để dưỡng sinh thì hiệu quả sẽ tăng gấp đôi. Trung y chỉ ra rằng mùa hè thuộc về hỏa, hỏa khí dẫn tới tim. Vào mùa hè, tim của con người có hỏa vượng nhất. Lúc này, thời tiết nóng bức, mồ hôi tiết ra dễ làm hao tâm khí và khiến con người cảm thấy cáu kỉnh bất an. Vì vậy, chìa khóa để điều tiết dưỡng sinh trong mùa hè chính là “dưỡng tâm, giải hỏa”.

Trung y dưỡng sinh chú trọng nguyên lý ngũ hành, “ngũ sắc nhập ngũ tạng”, màu sắc dưỡng tim là thực phẩm màu đỏ. Vì vậy, ẩm thực mùa hè nên sử dụng thực phẩm màu đỏ. Ăn thường xuyên có tác dụng bảo vệ và dưỡng tim. Tất nhiên, chúng ta cũng phải chú ý đến sự cân bằng không quá độ. Mặt khác, nên tránh ăn các món thực phẩm cay và kích thích, các món chiên, ngọt.

Thực phẩm màu đỏ giúp dưỡng tim, vì vậy nên sử dụng thực phẩm màu đỏ trong chế độ ăn mùa hè. (Ảnh: Shutterstock)
Thực phẩm màu đỏ giúp dưỡng tim, vì vậy nên sử dụng thực phẩm màu đỏ trong chế độ ăn mùa hè. (Ảnh: Shutterstock)

Để vận động, hãy chọn tập thể dục vào buổi sáng trong khi tắm nắng. Sự hấp thụ dương khí sẽ giúp cơ thể phát triển, đồng thời giúp cơ thể trao đổi chất, loại bỏ độ ẩm và chất bẩn, thanh trừ chất thải ra khỏi cơ thể. Tất nhiên, khi tập thể dục vào mùa hè, cần phải chú ý bổ sung đủ nước, đồng thời tránh tình trạng say nắng, kiệt sức do nắng nóng gay gắt. Thời tiết nóng bức nên tránh vui, giận hay buồn quá mức, vì dễ làm tổn thương tim. Chúng ta hãy luôn nhắc nhở mình giữ tâm tình thanh bạch, vô cầu, buông bỏ chấp trước, lùi một bước biển rộng trời cao, tận hưởng một mùa hè an lành và vui vẻ.

DN 1

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều