spot_img
20 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Tổng thống Putin chào đón lãnh đạo châu Phi đến tham dự hội nghị thượng đỉnh

Tân Thế Kỷ – Một số nhà lãnh đạo châu Phi dự kiến ​​​​sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh diễn ra từ thứ Năm đến thứ Sáu tại St. Petersburg – thành phố quê hương của Vladimir Putin. Điện Kremlin cho biết 49 trong số 54 quốc gia châu Phi đã xác nhận tham gia hội nghị thượng đỉnh.

Tổng thống Putin chào đón lãnh đạo châu Phi đến tham dự hội nghị thượng đỉnh
Những lá cờ quảng bá cho Hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi lần thứ hai bên ngoài Nhà thờ St Isaac ở Saint Petersburg vào ngày 25/7/2023. Ảnh: Olga Maltseva/AFP

Theo bài đăng trên Twitter của Đại sứ Quán Nga ở Nam Phi – Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng từng người trong số 17 nhà lãnh đạo châu Phi đến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nga- Châu Phi.

Hội nghị thượng đỉnh ở St Petersburg diễn ra chỉ 10 ngày sau khi tổng thống Putin rút khỏi thỏa thuận Biển Đen cho phép Ukraine –  một nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn – vận chuyển lương thực ra khỏi các cảng phía nam bất chấp cuộc xung đột kéo dài 17 tháng của hai nước.

Bên cạnh cuộc chiến ở Ukraine, vấn đề an ninh lương thực sẽ được ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Châu Phi lần thứ hai này.

Giá lúa mì kỳ hạn tại Chicago – một tiêu chuẩn để so sánh giá toàn cầu, đã tăng khoảng 20% ​​kể từ khi Nga kết thúc thỏa thuận ngũ cốc vào ngày 17/7. Hiện giá lúa mì đang ở mức cao nhất kể từ tháng 2, mặc dù thấp hơn nhiều so với mức đỉnh trong năm 2022.

Tổng thống Putin đã cáo buộc các công ty thương mại của Mỹ và châu Âu lợi dụng thoả thuận Biển Đen để khai thác ngũ cốc một cách “không biết xấu hổ” và chưa đến 3% lượng ngũ cốc được vận chuyển tới các nước nghèo nhất.

Theo Liên Hợp Quốc, tuy phần lớn trong số gần 33 triệu tấn lương thực xuất khẩu kể từ khi bắt đầu thoả thuận không đến được các nước nghèo nhất thế giới, nhưng thỏa thuận này đã giúp giảm hơn 20% giá lương thực thế giới.

Mvemba Dizolele, giám đốc Chương trình Châu Phi tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, cho biết tình trạng mất an ninh lương thực sẽ là vấn đề hàng đầu đối với người châu Phi.

Về phía Nga, ông Putin cho biết nước này đang mong đợi một vụ mùa thu hoạch với năng suất kỷ lục trong năm nay, và Nga sẵn sàng lấp đầy khoảng trống cho các nước châu Phi bằng cách buôn bán thương mại hay cung cấp ngũ cốc miễn phí .

Nga chỉ có hơn 3 triệu tấn ngũ cốc trong quỹ can thiệp nhà nước, nhưng các nhà phân tích của Nga và nước ngoài dự đoán rằng một lượng ngũ cốc tượng trưng sẽ được phân bổ miễn phí dưới dạng viện trợ.

“Tôi nghĩ chúng ta nên xem xét kỹ hơn việc vận chuyển ngũ cốc (thương mại) mà Nga sẽ xuất khẩu trực tiếp sang các nước châu Phi và liệu Nga có thể nhờ một bên trung gian thứ ba như Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Qatar giúp họ làm việc đó hay không” – Samuel Ramani, nhà phân tích tại tổ chức tư vấn RUSI của London nói.

Một quan chức Bộ Ngoại giao cho biết Moscow đang đề xuất các hành lang hậu cần và “trung tâm” vận chuyển thực phẩm, phân bón và các sản phẩm khác, nhưng không đưa ra chi tiết hoặc thời gian. Nga đã xuất khẩu số lượng lúa mì kỷ lục, tuy nhiên việc xuất khẩu lúa mì của Nga ra quốc tế đang bị cản trở bởi lệnh trừng phạt của phương Tây.

Theo các quan chức Nga – tại hội nghị thượng đỉnh, ông Putin sẽ giải quyết vấn đề lương thực và phân bón, cũng như tổ chức các cuộc thảo luận song phương với các nhà lãnh đạo châu Phi.

BN 2 jpeg 1

Nga thông báo 49 phái đoàn châu Phi sẽ tham gia hội nghị, nhưng trong đó chỉ có 17 nguyên thủ quốc gia – giảm mạnh so với 45 người tham dự vào năm 2019. Nga cáo buộc phương Tây đang cố gắng phá hoại sự kiện bằng cách ngăn cản các nhà lãnh đạo đến Hội nghị.

Trong tuần diễn ra hội nghị thượng đỉnh, Hoa Kỳ đã cử một quan chức hàng đầu của Bộ Tài chính đến thăm các nước châu Phi là Kenya và Somalia. Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Ukraine cũng đang thực hiện chuyến công du châu Phi lần thứ ba trong thời chiến.

Phương Tây cáo buộc Moscow “vũ khí hóa” ngũ cốc khi Nga rút khỏi thỏa thuận Biển Đen và sau đó ném bom các cảng và kho lương thực của Ukraine.

Phần lớn, các quốc gia châu Phi đã kiềm chế không chỉ trích Nga về thỏa thuận ngũ cốc, tương tự như việc họ từ chối lên án cuộc chiến của Nga với Ukraine vào thời đầu.

Một số nước có quan hệ chặt chẽ với Moscow kể từ Chiến tranh Lạnh; và có nhiều người đã đồng tình với ý tưởng của Putin trong việc chống lại sự thống trị của Hoa Kỳ và mở ra một trật tự thế giới “đa cực” mới.

Hoàng Dung (t/h)

Theo Reuters, aljazeera

Xem Thêm:

Quân đội Niger đảo chính, tuyên bố phế truất tổng thống Bazoum

Đại diện Trung Quốc và Nga dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến tranh Triều Tiên

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều