spot_img
24 C
Vietnam
Thứ Bảy,20 Tháng Tư
spot_img

TQ thừa nhận có 130 chủng virus đột biến, chuẩn bị dỡ cách ly với khách du lịch

Kể từ sau cuộc “cách mạng giấy trắng”, các chính sách ứng phó dịch của chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) đã có những thay đổi chóng mặt. Cùng với việc bất ngờ dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phong tỏa nội địa mà không có sự chuẩn bị nào, thì mới đây ĐCSTQ quyết định bỏ toàn bộ các quy định cách ly với khách du lịch quốc tế. Họ cũng thừa nhận rằng hiện có 130 chủng virus đột biến ở Trung Quốc.

Theo biên bản bị rò rỉ từ cuộc họp của cơ quan y tế hàng đầu của ĐCSTQ và được xác nhận bởi nhiều hãng tin, trong 20 ngày đầu tiên của tháng 12, 248 triệu người—chiếm khoảng 18% dân số—có khả năng đã nhiễm bệnh, các quan chức cho biết trong cuộc họp nội bộ của Ủy ban Y tế Quốc gia vào ngày 21/12. Con số này là cao hơn nhiều theo cấp số nhân so với số lượng nhiễm virus COVID-19 chính thức được chế độ Bắc Kinh thông báo, và nếu chính xác, điều đó có nghĩa là đợt bùng phát này ở Trung Quốc là lớn nhất trên thế giới.

Nha

nha xac 1
Nhà xác ở Shanghai 24/12/2022 không cò chỗ

Câu hỏi đặt ra là, việc dỡ bỏ các quy định cách ly đối với du khách trong tình hình dịch bệnh đang diễn ra hết sức nghiêm trọng với 130 chủng đột biến, kịch bản dịch Vũ Hán của năm 2020 liệu có lặp lại?

Dỡ bỏ cách ly hoàn toàn đối với khách du lịch quốc tế

Trung Quốc sẽ hủy bỏ toàn bộ các yêu cầu cách ly đối với khách du lịch quốc tế kể từ ngày 8 tháng 1. Đây được xem là động thái thể hiện bước chuyển của họ trong việc sống chung với Covid. Dù rằng không thể tránh khỏi một thực tế rằng người dân Trung Quốc chưa thực sự sẵn sàng cho điều này. 

Trước đây, các du khách quốc tế khi đến Trung Quốc phải cách ly ít nhất ba tuần, sau đó giảm dần xuống năm ngày tại khách sạn và ba ngày ở nhà.

Bộ Y tế Trung Quốc cho biết, mặc dù quy định cách ly này được dỡ bỏ vào 8/1 tới, du khách đến Trung Quốc vẫn cần có chứng nhận xét nghiệm âm tính với COVID-19 hiệu lực trong vòng 48 giờ, trước khi di chuyển trong nội địa.

Tính đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã rút lại đáng kể các chính sách hạn chế COVID-19. Sự thay đổi này đến từ các cuộc biểu tình bất thường của công chúng hồi cuối tháng 11.

Sự thay đổi này được thực hiện như một phần của việc hạ cấp rủi ro do virus gây ra ở quốc gia này khi nền kinh tế đang suy yếu và người dân Trung Quốc trở nên quá mệt mỏi với các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt.

ĐCSTQ thừa nhận có 130 chủng virus đột biến ở Trung Quốc

Theo Tri Thức Việt Nam, ngày 20/12, ông Hứa Văn Ba, Giám đốc Viện virus thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, thừa nhận tại cuộc họp rằng trong 3 tháng qua, hơn 130 chủng virus đột biến đã được phát hiện ở Trung Quốc.

Gần đây, dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đã nhanh chóng nóng lên ở Trung Quốc. Rất nhiều bệnh nhân bị sốt, thậm chí nhiều người mắc COVID bị “phổi trắng”. Triệu chứng phổi trắng là đặc điểm nổi bật nhất của virus corona hồi đầu năm 2020.

Biến thể Omicron xâm lấn phổi nhẹ hơn và ít nghiêm trọng hơn. Cư dân mạng Đại Lục đã đặt câu hỏi về điều này: “Lò hỏa táng chất đầy người mỗi ngày! Liệu có còn là do Omicron nữa không?”

Ngày 20/12, Cơ chế kiểm soát và phòng thủ chung của Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức một cuộc họp báo tại Bắc Kinh. Ông Hứa Văn Ba cho biết đặc trưng chủ yếu của các chủng đột biến là sự gia tăng lây nhiễm và khả năng chống miễn dịch.

Ngày 22/12, Đài Châu Á Tự do dẫn lời một nhà nghiên cứu họ Lý từ CDC thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc tiết lộ rằng việc đột ngột “nới lỏng” công tác phòng chống dịch bệnh ở nhiều vùng tại Trung Quốc đã dẫn đến sự lây nhiễm chéo nhanh chóng của biến thể Omicron.

Số người nhiễm dịch và tốc độ đột biến gia tăng. Bên cạnh đó chủng Delta vẫn đang lây lan và tiếp tục biến chủng, khiến tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhà nghiên cứu này chỉ ra rằng do ĐCSTQ phong tỏa trong thời gian dài, nên chủng virus này không có thời gian để biến đổi từ Delta thành Omicron, vì vậy hai chủng virus này vẫn cùng tồn tại ở Trung Quốc.

Sau khi hai chủng đột biến này xâm nhập vào cơ thể con người, chúng có thể đồng thời lây nhiễm vào cùng một tế bào, do đó làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Nhà nghiên cứu này cũng cho biết, trong các mẫu virus gần đây thu được từ những người nhiễm COVID-19 ở Bắc Kinh, Hà Bắc và những nơi khác, ngoài biến thể Omicron BF.7, còn có chủng Delta. Chủng này cũng được trộn lẫn với các chủng khác. Tỷ lệ tử vong khác nhau tùy theo khu vực.

Theo báo cáo của giới truyền thông Đại Lục, sau khi một người đàn ông ở Thiên Tân được chẩn đoán nhiễm bệnh, ông tình cờ phát hiện ra rằng lưỡi và răng của mình có màu đen.

p3263491a825997752
Nhiều người mắc các triệu chứng lạ trong đợt dịch này tại Trung Quốc

Lớp phủ lưỡi rõ ràng là màu đen, giữa các kẽ răng còn có vết đen. Người đàn ông cho biết toàn thân ông đau nhức, sợ lạnh, như thể vừa trải qua một cuộc đại phẫu. Sau khi bức ảnh bị lộ, cư dân mạng Weibo châm chọc “ngọc châu đen” xuất hiện.

Mạng xã hội Weibo Trung Quốc cũng đưa tin sau khi được chẩn đoán nhiễm COVID-19, một phụ nữ ở An Huy bị sốt cao, khan tiếng, nôn mữa. Sang ngày thứ 4, không những cân nặng của cô giảm đi rõ rệt, da môi cũng bị bong tróc, da mặt sạm đi, trông như bị hủy hoại dung nhan.

Khi dịch bệnh tiếp tục hoành hành, tính đến ngày 21/12, 42 viện sĩ của ĐCSTQ đã chết vì bệnh tật, hầu hết họ đều là đảng viên ĐCSTQ.

Theo báo cáo của “Nhật báo Giang Tây”, ông Chu Trị Hoành, cựu Chủ tịch Ủy ban Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tỉnh Giang Tây, kiêm Bí thư tổ đảng, đã qua đời tại Nam Xương lúc 7:10 ngày 20/12/2022, “do bệnh tật và điều trị không thành công”.

Ngày 19/12, ông Lưu Cát, cựu Phó giám đốc Ủy ban Thể thao Quốc gia, qua đời vì bệnh tại bệnh viện Bắc Kinh. Tờ “Kinh tế Trung Quốc Trực tuyến” đưa tin ông Lưu Cát đã chết “vì COVID và việc điều trị không thành công.”

Đến nay, đây là ca tử vong của quan chức cấp cao nhất chết vì COVID được công bố chính thức. Ông Lưu Cát từng chủ trì việc biên soạn và xuất bản cuốn “Tranh minh họa Tam đại biểu”, và giảng hơn 300 bài giảng về “Tam đại biểu” của ông Giang Trạch Dân ở nhiều cơ quan khác nhau.

Viện hàn lâm Trung Quốc: 11 ngày có 5 viện sĩ qua đời vì bệnh
Ông Vương Trọng Kỳ (Wang Zhongqi), Viện sĩ Viện hàn lâm Công trình Trung Quốc (CAE), qua đời vì bệnh vào ngày 25/12/2022. (Ảnh NTDTV tổng hợp)

Gần đây, khi giới chức báo cáo về cái chết của các quan chức cấp cao, về cơ bản họ đều nói rằng “do mắc bệnh và việc điều trị không hiệu quả”, mà không đề cập đến nguyên nhân cụ thể.

Tuy nhiên, cư dân mạng tin rằng cái chết của họ đều liên quan đến việc lây nhiễm virus Trung Cộng (COVID-19). Họ cười nhạo giới chức: “Nếu bạn không thể loại bỏ căn bệnh này, thì hãy loại bỏ tên của nó.”

Theo tỷ lệ tử vong vì COVID 2/1000 ở New South Wales, nếu Bắc Kinh có 10 triệu người bị lây nhiễm, thì ít nhất 20.000 người sẽ chết. Xét đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của Bắc Kinh, dân số đông đúc, độc tính cao và tỷ lệ bệnh nặng cao, tỷ lệ tử vong sẽ tăng gấp đôi, tức gần 100.000 người đã chết.”)

Trong khi đó, hội nghị công tác kinh tế thường niên do ông Tập Cận Bình chủ trì gần đây, số quan chức cấp cao nhất vắng mặt nhiều nhất trong lịch sử, gồm các ông: Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia); Hà Vệ Đông (He Weidong): 2 phó chủ tịch Quân ủy; Đinh Học Đông (Ding Xuedong): Phó Tổng bí thư điều hành của Quốc vụ viện ĐCSTQ; Lưu Kết Nhất (Liu Jieyi): Giám đốc Văn phòng các vấn đề Đài Loan của ĐCSTQ; Dịch Cương (Yi Gang): Thống đốc Ngân hàng Trung ương ĐCSTQ, v.v.

Ngoại giới nghi ngờ rằng họ vắng mặt vì mắc COVID.

Những ngày gần đây, Trung Quốc ghi nhận một lượng lớn quan chức, chuyên gia hàng đầu và người nổi tiếng trong giới văn nghệ tử vong.

V.N (t/h)

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều