spot_img
20 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Tràn lan các hội nhóm “rủ nhau bùng nợ” trên mạng xã hội

Với tâm lý “không làm nhưng vẫn có ăn”, rất nhiều người hiện nay, đặc biệt trong giới trẻ đã vay nợ nhưng không muốn hoặc không có khả năng chi trả. Theo đó, trên MXH cũng xuất hiện hàng trăm hội nhóm chia sẻ, hỗ trợ,… cách bùng nợ.

Tràn lan các hội nhóm “rủ nhau bùng nợ”

Chỉ cần vào Facebook gõ từ khóa “bùng nợ”, kết quả cho ra hơn trăm hội nhóm liên quan. Có những hội nhóm có số lượng thành viên từ vài chục đến vài trăm ngàn và hoạt động rất sôi nổi. Cụ thể, hội “Chuyên Tư Vấn Bùng Nợ – Xóa Nợ Xấu (FE, Homecredit, app cho vay)” có tới 132.000 thành viên, “Hội bùng app vay tiền và cách đối phó” tới 107.000 thành viên…

2 .jpg -0
Chỉ cần gõ từ khóa “bùng nợ” trên mạng xã hội, có thể cho ra hàng trăm hội nhóm dạy nhau “bùng nợ”

Dạo quanh các hội nhóm, điểm chung là có rất nhiều thành viên đã vay nợ từ các công ty, dịch vụ, cá nhân cho thuê tài chính đặt câu hỏi làm sao để “xù nợ” và đối phó với chủ nợ.  Nhiều thành viên khác vào chia sẻ cách xù nợ và kinh nghiệm của bản thân và nhận được sự hưởng ứng bằng “cơn mưa yêu thích (like), bình luận (comment), chia sẻ (share)”,…

Hoặc có người còn công khai rao bán các dịch vụ “bùng nợ” công ty tài chính hoặc các app cho vay với nhiều mức giá khác nhau nhưng mức độ tin cậy thì khó ai kiểm chứng được. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo rất lớn.

Điển hình như trên Facebook, một người dùng tên T.Q đăng một bài viết: “Mới bùng nợ vài ngày mà giờ bị gọi nhắc quá, có cách nào bùng hướng dẫn với”. Ít phút sau, các bình luận được để lại “Inbox để tư vấn cách bùng”, “Bùng thoải mái, đừng nghe máy là được”…

Hay một thành viên khác chia sẻ: “Bùng doctor 3tr , money 3tr , onecredit 5tr ,, êm vcl , còn con nào tương tự không ạ , chứ mấy con vớ vẩn đều bị cắt đuôi”. Dưới phần bình luận, rất nhiều chia sẻ các app hỗ trợ hay các kênh cho thuê tài chính có thể dễ xù nợ.

Một tài khoản khác cho biết mua trả góp điện thoại qua công ty tài chính hơn 20 triệu đồng nhưng đã 2 tháng không trả nợ và thắc mắc “nếu không trả thì sẽ như thế nào?”. Đáng ngạc nhiên là bên dưới bài đăng này, hàng chục dòng bình luận khẳng định “không sao đâu”, “bùng thoải mái”, “càng trả càng nợ, bùng là hết nợ”,…

Ẩn họa sau các nhóm
Một người đăng trạng thái “bùng nợ” (Ảnh CAND)

Thậm chí nhiều thành viên trong các hội nhóm không ngại khoe “chiến tích bùng nợ” của mình và lấy đó như một cái cớ để quảng cáo, mời chào các thành viên nhẹ dạ sử dụng dịch vụ “hỗ trợ trốn nợ, xóa nợ”.

Đáng kể nữa là có hàng trăm dịch vụ, app hỗ trợ “bùng nợ” được spam hay quảng cáo, chia sẻ nhan nhản. Những app hỗ trợ tốt người vay xù nợ được các thành viên tích cực chia sẻ cho nhau.

Có thể thấy trong một cộng đồng, hội nhóm như vậy, việc bùng nợ, trốn nợ dường như đã trở thành một việc hết sức bình thường. Một số người còn tự hào đang vay nợ tại một loạt công ty tài chính nhưng không bị hề hấn gì mà còn xem đây là “cách kiếm tiền online”.

Rất nhiều đối tượng trong các hội nhóm sẽ lôi kéo người vay trả một khoản phí để sử dụng các dịch vụ như làm căn cước công dân giả, bán tài khoản mạng xã hội ảo, mua bán danh bạ điện thoại ảo… Đã có trường hợp chuyển tiền xong thì kẻ lừa đảo mất tích không để lại dấu vết.

Ẩn họa sau các nhóm “rủ nhau bùng nợ”

Rất nhiều đối tượng trong các hội nhóm sẽ lôi kéo người vay trả một khoản phí để sử dụng các dịch vụ như làm căn cước công dân giả, bán tài khoản mạng xã hội ảo, mua bán danh bạ điện thoại ảo… Đã có trường hợp chuyển tiền xong thì kẻ lừa đảo mất tích không để lại dấu vết.

Theo CAND, Một tài khoản có tên “Minh Hòa” chia sẻ trên nhóm “Chuyên tư vấn bùng nợ – xóa nợ”: “Tôi có nợ một số tiền trên app, sau khi vào hội nhóm có thấy có dịch vụ xóa nợ nên đã nhắn tin cho một người nhờ xóa hộ. Khi ấy tôi nợ 20 triệu đồng, bên kia bảo phải chuyển khoản 10% giá trị nợ sau đó sẽ xóa cho. Sau khi chuyển 2 triệu vào tài khoản của anh ta thì anh ấy chặn luôn tin nhắn, không có cách nào liên lạc được. Tôi đã đăng trạng thái lên nhóm để bóc mẽ nhưng cũng chả có tác dụng gì”.

Tệ hơn, người dùng có thể bị lôi kéo vay tiền các app tín dụng đen. Những đối tượng lập ra các hội nhóm dạy cách bùng tiền có thể cũng chính là người lập ra các app cho vay tín dụng đen. Các App cho vay này thường có thủ tục vay rất đơn giản, công bố lãi suất và phí dịch vụ mập mờ khiến người dùng không lường được số tiền “khổng lồ” phải trả trong tương lai. Từ số tiền vay chỉ vài triệu đồng, chỉ sau thời gian ngắn, số tiền mà bạn nợ trên App cho vay online có thể nhân lên con số hàng trăm triệu. Nếu không trả được nợ, người vay có thể bị đòi nợ khủng bố, bị đe dọa về thể chất, tinh thần bởi các App cho vay tín dụng đen này. Cần lưu ý rằng, hình thức đòi nợ của các nhóm tín dụng đen sẽ không như các công ty tài chính tiêu dùng được cấp phép.

Qua tìm hiểu, hiện tượng “rủ nhau trốn nợ” trở nên nghiêm trọng khoảng hơn 1 năm trở lại đây, đặc biệt là khi nhiều cá nhân lợi dụng thông tin cơ quan chức năng kiểm tra một số công ty tài chính tiêu dùng để tung những thông tin không đúng bản chất lên mạng xã hội. Từ đó, ảnh hưởng đến ý thức và trách nhiệm trả nợ của người dân. Đặc biệt, nhiều người đã đánh đồng công ty tài chính tiêu dùng với các app tín dụng đen để làm cái cớ trốn nợ mà không sợ bị pháp luật “sờ gáy”.

Qua chuyện “rủ nhau bùng nợ”, chạnh lòng nhớ lại lời khuyên của cổ nhân 

Chuyện “rủ nhau xù nợ” có lẽ chưa từng xảy ra trước đây, chỉ có vào thời kỳ mà đạo đức xã hội xuống dốc, khi con người không còn tâm pháp để ước thúc bản thân, hoặc không tin vào luật nhân quả và nuôi dưỡng lối sống thụ hưởng, tâm tính ích kỷ mới nghĩ đến việc lấy không của người khác mà không màn đến chuyện trả lại.

Không phải ngẫu nhiên mà những câu tục ngữ như “có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ mang phần đến cho”, “nghèo cho sạch, rách cho thơm”,… được truyền thụ qua bao thế hệ. Đây cũng là người đời trước nhắc thế hệ sau hãy chăm chỉ làm việc, hưởng thụ và duy trì cuộc sống bằng chính sức lao động của mình.

Trong câu chuyện “sự tích quả dưa hấu”, Mai An Tiêm là một chàng trai tháo vát, nhanh nhẹn nên được vua Hùng yêu quý nhận làm con nuôi. Nhà vua thường ban tặng cho chàng nhiều lễ vật. Nhưng Mai An Tiêp không hạnh phúc với điều này. Trong một buổi thiết yến An Tiêm đã thẳng thắn nói: ”Của được biếu là của phải lo, của được cho là của phải nợ.” Chàng cho rằng những thứ chàng có được đều phải do bàn tay mình làm ra chứ không phụ thuộc vào ai cả.

Nghe truyện Sự tích quả dưa hấu Mai An Tiêm MP3
Mai An Tiêm là chàng trai tháo vát, nhanh nhẹn, tự trọng nên được Vua yêu quý nhận làm con nuôi

Dù làm mất lòng Vua, nhưng lý giải của Mai An Tiêm đã trở thành bài học trân quý gìn giữ qua bao đời, là niềm tự hào của người dân nước Việt.

Trong Phật Gia cũng đã giảng rõ “Bất thất bất đắc”, “phó xuất nhiều đến đâu sẽ nên nhận lại đến đó”. Lấy không của người ta có khác nào hàng trộm, cướp. Việc đó không chỉ gây đau khổ, mất mác cho người khác mà chính bản thân đã làm việc tổn đức, tạo nghiệp vô biên. Ông cha ta vốn rất quan trọng điều này vì người xưa vốn hiểu luật nhân quả, tôn kính Trời Phật, Thần linh, tin rằng “người đang làm Trời đang nhìn”; việc gì con người tạo ra cũng có Thần ghi chép lại; hay phúc phận con người sướng hay khổ cũng từ những nghiệp chướng và công đức đã làm từ bao kiếp mà ra.

Chỉ có trong thời buổi hiện nay, những câu như “cho vay tiền là mất bạn”, “nợ khó đòi”, “tiền bạc là nguồn lực tích cực với những người mang lòng tốt, nhưng trở thành ác quỷ đối với những tâm hồn xấu xa”,… đã quá quen thuộc và trở thành quan niệm sống của rất nhiều người. Trong đó hiển lộ sự chua chát của người cho vay vốn muốn làm người tốt; hay sự hoan hỉ, lo sợ của kẻ mượn nợ không trả; và cũng là bức tranh toàn cảnh trong cuộc sống, lối hành xử và đạo đức đang trượt xuống dốc ngày nay.

Nghi Vân (t.h)

Banner 1 1

VIDEO CHỌN LỌC:

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều