Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin họ đã tiến hành thử nghiệm “đầu đạn siêu lớn” được thiết kế cho tên lửa hành trình chiến lược, đồng thời cho biết thêm rằng nước này cũng đã phóng một loại tên lửa phòng không mới.
Bình Nhưỡng cho biết đầu đạn mới được thiết kế cho tên lửa hành trình, đồng thời nói thêm rằng một tên lửa phòng không mới cũng đã được thử nghiệm.
Hãng thông tấn KCNA đưa tin hôm thứ Bảy”Cơ quan Quản lý Tên lửa CHDCND Triều Tiên đã tiến hành thử sức mạnh đầu đạn siêu lớn được thiết kế cho tên lửa hành trình chiến lược “Hwasal-1 Ra-3”.
Triều Tiên cũng đã tiến hành vụ phóng thử tên lửa “Pyoljji-1-2” vào chiều thứ Sáu, mà truyền thông nhà nước cho biết là “tên lửa phòng không kiểu mới”.
KCNA nói thêm rằng “đã đạt được một mục tiêu nhất định” thông qua cuộc thử nghiệm mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
KCNA đưa tin, các cuộc thử nghiệm vũ khí là một phần trong “các hoạt động thường xuyên của chính quyền và các viện khoa học quốc phòng trực thuộc” và họ đề cập đến hoạt động của “các hệ thống vũ khí loại mới”.
KCNA cũng cho biết thêm, các cuộc thử nghiệm “không liên quan gì đến tình hình xung quanh” và không cung cấp thêm thông tin gì.
Đầu tháng 4/2024, Triều Tiên cho biết họ đã thử một tên lửa siêu thanh nhiên liệu rắn tầm trung đến tầm xa mới , truyền thông nhà nước chia sẻ đoạn video về vụ phóng tên lửa này trước sự chứng kiến của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Tên lửa hành trình nằm trong số các loại vũ khí ngày càng tăng của Triều Tiên được thiết kế nhằm áp đảo hệ thống phòng thủ tên lửa trong khu vực. Chúng bổ sung cho kho tên lửa đạn đạo khổng lồ của Triều Tiên, bao gồm cả các biến thể xuyên lục địa, được cho là nhằm vào lục địa Hoa Kỳ.
Các nhà phân tích cho rằng công nghệ tên lửa phòng không là lĩnh vực mà Triều Tiên có thể hưởng lợi từ sự hợp tác quân sự ngày càng sâu sắc với Nga, khi hai nước liên kết với nhau để đối mặt với các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng và riêng biệt với Mỹ.
Mỹ và Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên cung cấp đạn pháo và các thiết bị khác cho Nga để giúp mở rộng khả năng chiến đấu ở Ukraine.
Kể từ vụ thử hạt nhân thứ hai vào năm 2009, Bình Nhưỡng đã phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tế nặng nề, nhưng việc phát triển các chương trình hạt nhân và vũ khí vẫn tiếp tục không suy giảm.
Hoàng Nam (AL JAZEERA).
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*
Xem thêm:
Donald Trump: ‘Tại sao châu Âu không đưa thêm tiền giúp Ukraine?’