Trung Quốc đưa ra cảnh báo đối với Giám đốc điều hành Twitter Elon Musk về việc chia sẻ các bài đăng quảng bá có nội dung về việc virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 có thể phát tán từ một phòng thí nghiệm.
Phía Trung Quốc cho rằng những bình luận như vậy có thể làm tổn hại đến mối quan hệ giữa Tesla với “thị trường lớn thứ hai” của công ty này.
Lời cảnh báo khó hiểu được ghi nhận từ một bài viết trên mạng xã hội của tờ Thời báo Hoàn cầu, vốn là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Người viết “đáp trả” việc Elon Musk đã để lại bình luận trên một dòng tweet đề cập đến kết luận của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ rằng COVID-19 có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Dòng tweet ban đầu là từ tài khoản “Kanekoa The Great”, tài khoản này đã đặt câu hỏi liệu Tiến sĩ Anthony Fauci, cựu giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ, có tham gia vào việc phát triển COVID-19 hay không, vì ông đã tài trợ cho ” nghiên cứu chức năng tại phòng thí nghiệm Vũ Hán.”
He did it via a pass-through organization (EcoHealth)
— Elon Musk (@elonmusk) February 26, 2023
Musk đáp lại dưới bài đăng: “Ông ấy đã làm điều đó thông qua một tổ chức trung gian (EcoHealth)”.
Câu trả lời này đề cập đến tổ chức phi lợi nhuận đã được trao gần 8 triệu đô la tài trợ nghiên cứu liên bang, để nghiên cứu virus corona trên dơi ở Trung Quốc.
Thời báo Hoàn cầu cảnh báo Musk rằng ông có thể đang “đập vỡ nồi của Trung Quốc.” Theo Eunice Yoon của CNBC, câu nói này tương tự như câu “cắn vào tay kẻ đang nuôi sống bạn”.
Theo ghi nhận, hãng sản xuất xe điện này vẫn duy trì khuôn viên nhà máy tại Thượng Hải – Trung Quốc, vốn là thị trường lớn thứ hai của hãng.
Theo báo cáo tình báo được phân loại và trích dẫn bởi “Tạp chí Phố Wall”, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ gần đây đã kết luận rằng COVID-19 rất có thể đến từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Trước đây, “giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm” đã bị bác bỏ rộng rãi như một thuyết âm mưu hoặc thuyết “bên lề”. Giả thuyết này bị Đảng Dân chủ và các hãng tin lớn coi là “thông tin sai lệch”. Trong giai đoạn đầu của đại dịch, các công ty truyền thông xã hội cũng đã ra sức ngăn chặn giả thuyết này được lưu hành.
Theo Ashley Carnahan/Fox News