spot_img
19 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Tỷ lệ kết hôn của Trung Quốc thấp nhất trong hơn ba thập kỷ qua

Tân Thế Kỷ Năm ngoái, Trung Quốc đã ghi nhận số lượng các cuộc hôn nhân thấp nhất kể từ khi có hồ sơ công khai, kéo theo sự suy giảm hôn nhân kéo dài gần một thập kỷ. Điều này trùng hợp với tỷ lệ sinh giảm và khiến chính phủ lo ngại về một cuộc khủng hoảng dân số.

Tỷ lệ kết hôn của Trung Quốc đã sụt giảm kỷ lục

Theo dữ liệu của Bộ Nội vụ Trung Quốc công bố ngày 9/6 vừa qua, có khoảng 6,83 triệu cặp đôi kết hôn vào năm 2022. Con số này giảm khoảng 10,5% so với 7,63 triệu lượt đăng ký kết hôn vào năm 2021 và đánh dấu mức thấp kỷ lục kể từ năm 1986.

Dữ liệu này thể hiện hôn nhân trong một năm đầy thử thách bất thường đối với người dân Trung Quốc, khi các biện pháp kiểm soát Covid-19 nghiêm ngặt của chính phủ khiến nhiều thành phố và quận trên cả nước bị phong tỏa và cuộc sống hàng ngày bị gián đoạn bởi hàng loạt hạn chế.

ty le ket hon va sinh con o trung quoc giam do anh huong cua covid-19 hinh anh 1
Tỷ lệ kết hôn của Trung Quốc xuống thấp kỷ lục và đáng báo động (Ảnh BBC)

Số người chọn tiến tới hôn nhân sụt giảm đều đặn kể từ mức cao nhất vào năm 2013, khi hơn 13 triệu cặp đôi kết hôn – gần gấp đôi so với năm 2022.

Số lượng các cuộc hôn nhân giảm và tỷ lệ sinh giảm rõ rệt đã thu hút đáng kể sự chú ý từ các nhà chức trách ở Bắc Kinh trong bối cảnh các chuyên gia dự đoán về tác động kinh tế nghiêm trọng do lực lượng lao động bị thu hẹp và dân số già hóa.

Dân số Trung Quốc đã lần đầu tiên giảm vào năm 2022 sau hơn 60 năm, với chỉ 6,77 ca sinh trên 1.000 người – mức thấp nhất kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập vào năm 1949. Quốc gia này hiện là quốc gia đông dân thứ hai thế giới với 1,4 tỷ người, chỉ đứng sau Ấn Độ, theo Liên Hiệp Quốc.

Các quan chức Trung Quốc nhìn thấy mối liên hệ trực tiếp giữa tỷ lệ kết hôn ít hơn và tỷ lệ sinh giảm ở nước này, nơi các chuẩn mực xã hội và quy định của chính phủ khiến các cặp vợ chồng chưa kết hôn khó có con.

Các nhà chức trách đã thực hiện các biện pháp để cố gắng đảo ngược sự suy giảm dân số diễn ra trong bối cảnh quốc gia đối diện với áp lực tài chính và khó khăn của nền kinh tế. Những khó khăn này tác động không nhỏ đến thanh niên Trung Quốc, bao gồm tỷ lệ thất nghiệp cao và chi phí sinh hoạt gia tăng.

Cuộc đàn áp sâu rộng của ĐCSTQ quyền đối với các ngành công nghiệp tư nhân từ công nghệ đến giáo dục, cũng như các biện pháp kiểm soát không COVID trong những năm qua đã làm gia tăng những thách thức này.

Chính sách nghiêm ngặt của ĐCSTQ đối với đại dịch Covid-19 cũng gia tăng sự thất vọng của người trẻ đối với chính quyền. Với khẩu hiệu “Chúng tôi là thế hệ cuối cùng”, họ từ chối sinh con. Khẩu hiệu này trở thành lời kêu gọi trong suốt hai tháng đóng cửa ở Thượng Hải vào mùa xuân năm ngoái.

Nhiều người trẻ Trung Quốc dần thờ ơ với việc sinh con do không đủ điều kiện kinh tế. Ảnh minh họa: Mark Schiefelbein/AP
Nhiều người trẻ Trung Quốc dần thờ ơ với việc sinh con do không đủ điều kiện kinh tế. Ảnh minh họa: Mark Schiefelbein

Thay đổi quan niệm giới tính và mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho phụ nữ, cũng như ở những nơi khác trên thế giới, cũng được nhiều người coi là nguyên nhân gia tăng độ tuổi kết hôn và tác động đến thái độ đối với thể chế này.

Các chuyên gia cho biết, sự thay đổi thái độ đó đặc biệt rõ ràng ở những phụ nữ trẻ. Một số người trong số họ đang ngày càng vỡ mộng về hôn nhân vì vai trò của nó trong việc tạo ra bất bình đẳng giới.

Một báo cáo về số liệu thống kê mới trên tờ Thời báo Hoàn cầu của nhà nước hôm thứ Hai đã chỉ ra rằng độ tuổi kết hôn ngày càng tăng. “Số lượng thanh niên nói chung ở Trung Quốc giảm và sự mất cân bằng giới tính của đất nước cũng là những yếu tố góp phần vào sự suy giảm mới nhất” – trích lời nhà nhân khẩu học độc lập He Yafu.

Theo dữ liệu điều tra dân số, độ tuổi kết hôn trung bình cho các cuộc hôn nhân lần đầu là 28,67 tuổi vào năm 2020, tăng từ 24,89 tuổi so với một thập kỷ trước.

Những nỗ lực của các quan chức Trung Quốc trong những năm gần đây nhằm đảo ngược xu hướng giảm kết hôn và giảm sinh vẫn chưa mang lại kết quả trong bối cảnh các vấn đề kinh tế và xã hội đang rình rập.

Các biện pháp bao gồm nới lỏng chính sách kiểm soát sâu rộng số lượng con mà các cặp vợ chồng có thể có trong nhiều thập kỷ, cũng như cố gắng tìm cách khuyến khích sinh con và kết hôn.

Tháng trước, Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc trực thuộc chính phủ đã mở rộng chương trình thí điểm năm 2022 ủng hộ “một khái niệm mới về hôn nhân và sinh đẻ”.

Theo các quan chức, chương trình được triển khai tới 20 thành phố hoặc quận trực thuộc trung ương vào năm ngoái, với 20 địa phương khác được bổ sung trong năm nay. Chương trình tập trung vào việc thúc đẩy những người trẻ tuổi kết hôn ở “độ tuổi phù hợp” và khuyến khích các cặp vợ chồng chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con cái.

Dữ liệu công bố gần đây của Bộ Nội vụ cũng cho thấy số lượng đăng ký ly hôn giảm nhẹ, với 2,1 triệu cặp vợ chồng ly hôn vào năm 2022, giảm so với 2,13 triệu cặp của năm trước.

Trung Quốc đã quy định thời hạn “làm hòa” trong 30 ngày đối với những người đệ đơn xin ly hôn kể từ năm 2021, bất chấp những lời chỉ trích rằng điều đó có thể khiến phụ nữ khó rời bỏ cuộc hôn nhân tan vỡ hoặc thậm chí bị bạo hành.

Nhìn lại lịch sử: Chính sách một con của Trung Quốc đạt đến độ tàn ác nhất trong thời Giang Trạch Dân

Chính sách kế hoạch hóa gia đình của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), còn được biết đến với tên gọi “chính sách một con”, đã gây ra hơn 330 triệu ca phá thai trong 4 thập kỷ. Chính sách này cưỡng ép phụ nữ phải triệt sản, phá thai và thậm chí giết chết trẻ sơ sinh. Nó là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang đe dọa Trung Quốc.

Chính sách một con đạt đến đỉnh điểm của tàn ác trong thời đại Giang Trạch Dân
Nhân viên y tế chăm sóc một em bé mới sinh, tại một bệnh viện ở thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc, ngày 19/01/2019. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

Đã có nhiều bài báo và cuốn sách vạch trần những điều khủng khiếp xảy ra trong quá trình thực hiện chính sách một con tại Trung Quốc; tuy nhiên, vai trò của cố lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân trong việc chỉ đạo chính sách hà khắc này lại ít được biết đến.

Chỉ trong vòng 6 tháng năm 2005, tại một thành phố ở tỉnh Sơn Đông, đông bắc Trung Quốc, hơn 130.000 người đã bị cưỡng ép triệt sản hoặc phá thai, theo một nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc. Một chuyên gia người Hoa đang sống tại nước ngoài tin rằng, đó là kết quả trực tiếp của việc Giang Trạch Dân ra lệnh nâng công tác kế hoạch hóa gia đình lên ngang tầm với công tác kinh tế và chính trị.

“Các hành vi vô nhân tính [cưỡng bức phá thai, triệt sản và giết trẻ sơ sinh] xảy ra thường xuyên nhất trong thời kỳ đó, dẫn đến tỷ lệ sinh giảm mạnh [ở Trung Quốc]” – The Epoch Times tiếng Trung ngày 01/12 đưa tin.

Theo dữ liệu từ Bộ Y tế được truyền thông nhà nước Trung Quốc trích dẫn, Trung Quốc đã thực hiện 336 triệu ca phá thai từ năm 1971 đến năm 2013, các bác sĩ cũng đã đặt 403 triệu dụng cụ vào tử cung (IUD), còn gọi là vòng tránh thai, cho phụ nữ Trung Quốc.

Nghi Vân – Vũ Quyên

Nguồn CNN, The Epoch Times

BN 3 jpeg 2

Xem thêm:

Trung Quốc đánh cắp dữ liệu sinh học của bạn vì mục đích đáng sợ gì?

ĐCSTQ đã lừa dối người dân Trung Quốc như thế nào?

Bác sĩ trẻ Trung Quốc tiết lộ góc tối trong ngành Y: “Đó là những chuyện thất đức nhất”

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều