spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

ĐCSTQ đã lừa dối người dân Trung Quốc như thế nào?

ĐCSTQ đã và đang lừa dối người dân Trung Quốc như thế nào?
ĐCSTQ luôn dựa vào nói dối và bạo lực để duy trì quyền lực của nó. Ảnh: istockphoto

Tân Thế Kỷ (TTK) – Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn ca ngợi bản thân là “vị cứu tinh” của người dân Trung Quốc trong các bộ sách giáo khoa và qua những tuyên truyền sai sự thật. ĐCSTQ luôn dựa vào nói dối và bạo lực để duy trì quyền lực của nó. Vì vậy người dân Trung Quốc ngày nay đã bị ĐCTQ lừa dối và làm lung lay nhận thức về tình hình thật sự diễn ra ở nước này.

Nhiều nghiên cứu cho thấy hơn nửa dân số Trung Quốc đã bị ĐCSTQ bức hại sau khi nó nắm quyền cai trị vào năm 1949, và khoảng 60 đến 80 triệu người Trung Quốc bị thiệt mạng vì những nguyên nhân phi tự nhiên.

Tuy vậy, không chỉ người dân Trung Quốc phải chịu thống khổ dưới bàn tay ĐCSTQ, mà phần còn lại của thế giới cũng trở thành nạn nhân sau khi ĐCSTQ che dấu sự thật về đại dịch Covid-19.

Dưới đây là một số lời nói dối mà ĐCSTQ đã che đậy trong hàng thập kỷ qua.

1. “Cải cách Ruộng đất”- sự dối trá và bạo lực của ĐCSTQ

Năm 1950, ĐCSTQ đã phát động chiến dịch “Cải cách Ruộng đất” trên toàn quốc ở vùng nông thôn Trung Quốc, một vài tháng sau khi họ lên nắm quyền.

Với khẩu hiệu “dân cày có ruộng”, nó kích động cố nông nổi dậy chống lại địa chủ một cách bạo lực, cướp đoạt ruộng đất và các tài sản tư hữu khác một cách phi pháp.

Hàng chục ngàn địa chủ đã bị tra tấn, sát hại trong chiến dịch này. Vợ và con gái của họ bị lạm dụng và cưỡng hiếp, có trường ở ngay nơi công cộng. Trong một số địa khu, toàn bộ gia đình địa chủ đều bị sát hại, bất kể giới tính, tuổi tác nhằm xóa sổ hoàn toàn giai cấp địa chủ.

Theo cuốn Lịch sử Trung Quốc của Cambridge (The Cambridge of History of China), từ 100.000 đến 200.000 địa chủ đã thiệt mạng trong chiến dịch “Cải cách Ruộng đất”.

ĐCSTQ sát hại địa chủ là có nhiều mục đích – đó là, dùng bạo lực củng bố quyền lực; khiến nông dân tay dính chàm, đi theo ĐCSTQ và thể hiện lòng trung thành với Đảng; xóa bỏ giai cấp địa chủ và tịch thu toàn bộ đất đai của họ, và phá hủy văn hóa truyền thống và cấu trúc xã hội ở nông thôn Trung Quốc.

Hai năm sau khi nông dân được giao đất mà họ cướp được từ địa chủ, ĐCSTQ tiến hành một loạt chính sách hợp tác xã hóa và toàn bộ đất đai đều đã thuộc sở hữu nhà nước dưới quyền kiểm soát của ĐCSTQ. Nông dân lại tiếp tục trở thành giai cấp vô sản

2. Cuộc bức hại 2,62 triệu trí thức năm 1957

Mao Trạch Đông từng nói: “Kẻ nào càng lắm tri thức thì càng phản cách mạng.”

Rút kinh nghiệm từ cuộc cách mạng toàn quốc ở Hungary do nhóm Petofi Circle hình thành từ giới trí thức, ĐCSTQ đã phát động “Phong trào Chống Cánh hữu” vào năm 1957, bắt đầu bằng việc khuyến khích giới trí thức bày tỏ quan điểm để “giúp ĐCSTQ chấn chỉnh”, nhưng hóa ra là chiêu trò độc ác “dụ rắn ra khỏi hang”.

Hàng chục ngàn trí thức đã bị bức hại nghiêm trọng chỉ vì đưa ra đôi chút chỉ trích về cách làm việc quan liêu của một số quan chức ĐCSTQ. Một số lượng lớn “phần tử cánh hữu” đã bị cầm tù hay bị lưu đày để “cải tạo tư tưởng” bằng lao động khổ sai, trong đó, nhiều người họ không trở về được nữa.

Tại cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị ĐCSTQ vào ngày 3 tháng 5 năm 1958, 3.178.470 phần tử cánh hữu đã bị “bắt giữ” thành công.

Tuy vậy, 21 năm sau, đến năm 1978, chỉ có 550.000 phần tử cánh hữu rốt cuộc đã được “cải tạo”. Vậy với khoảng 2,.62 triệu trí thức còn lại, đã xảy ra chuyện gì?

Báo cáo về một trại lao động ở Giáp Biên Câu, tỉnh Cam Túc có thể cho lời giải thích. Từ tháng 10 năm 1957 đến cuối năm 1960, có gần 3.000 “phần tử cánh hữu” bị giam giữ trong trại lao động này. Đến tháng 11 năm 1960, khi “đội cứu hộ” được phái tới đó, họ chỉ tìm được khoảng 300 đến 400 người chỉ còn da bọc xương, và những người này cuối cùng cũng được trở về nhà.

3. Nạn đói và sự lừa bịp lớn nhất trong lịch sử nhân loại

ĐCSTQ gọi “Nạn đói lớn” từ năm 1959 đến 1961 là “ba năm thiên tai”.

Trong sách giáo khoa lịch sử trung học của Trung Quốc có đoạn viết: “Vào thời điểm đó, thiên tai hết sức nghiêm trọng, chính phủ Liên Xô đã hủy bỏ các thỏa thuận hợp tác kinh tế, kỹ thuật giữa hai nước. Và tất cả điều này gây ra những khó khăn nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân từ năm 1959 đến 1961.”

Trong sách giáo khoa không hề đề cập tới những nhân họa do các chính sách lố bịch gây ra như Đại Nhảy vọt. Tổng số ca tử vong phát sinh trong những năm này bị giấu nhẹm trước công chúng.

Dương Kế Thằng – cựu nhà báo kỳ cựu của Tân Hoa Xã, tiết lộ trong cuốn sách của ông mang tên Bia mộ: Nạn Đói lớn Trung Quốc, năm 1958-1961 ước tính 36 triệu người, gồm cả đàn ông, phụ nữ, và trẻ em, đã bị đói đến chết trong Đại Nhảy vọt Trung Quốc vào cuối những năm 1950 và đầu 1960, tương đương với tổng dân số Canada ngày nay.

Trong Đại Nhảy vọt, quan chức ĐCSTQ trước tiên thổi phồng sản lượng sản xuất, như “65.000 kg lúa mỗi mẫu (0,165 mẫu Anh)”, và sau đó khi chính quyền bắt đầu đánh thuế lên sản lượng bị nâng lên, các quan chức ĐCSTQ địa phương đã vơ vét mọi khẩu phần ngũ cốc, hạt giống và lương khô của nông dân, khiến họ không còn gì để sống.

Khi người dân cố cất giấu một ít ngũ cốc để ăn dần, ĐCSTQ phát động phong trào gọi là phong trào “chống che giấu” và dùng vũ lực ép người dân giao nộp mọi thứ họ có.

Học giả độc lập Nhan Trí Hoa tiết lộ: “Nhiều người vừa bị trói, bị treo lên, và bị đánh đập, vừa bị chỉ trích ở nơi công cộng; có người còn bị đánh chết ngay tại chỗ.”

Nạn nhân sắp chết đói không được trốn đi xin ăn nơi khác, vì ĐCSTQ coi đó là sự nhục mạ đối với uy tín của nó. Những người cố gắng trốn chạy thì bị bắn chết, còn không thì bị bắt lại, bị nhốt trong nhà của họ và bỏ mặc cho chết đói.

TTK 3.3 02

4. Lời nói dối về kinh tế Trung Quốc: Phát triển là nguyên tắc tuyệt đối

Trong những thập kỷ qua, lời nói dối lớn nhất trong các chính sách kinh tế của ĐCSTQ là “phát triển là nguyên tắc tuyệt đối” – một tuyên bố của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình trong chuyến công du miền Nam Trung Quốc năm 1992.

Kể từ đó, ĐCSTQ đã dùng “sự phát triển” để biện minh cho mọi thứ và trở thành cái cớ tốt nhất nhằm che đậy những sai lầm, khiến điều sai trái trở nên chính đáng và không thể nghi ngờ.

Vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, chiến dịch “Đại nhảy vọt” của Mao đã dẫn đến nạn đói 3 năm ở Trung Quốc, nhưng Mao thà để hàng chục triệu nông dân Trung Quốc chết đói còn hơn là dừng việc phát triển bom nguyên tử và tên lửa đầy tốn kém.

Đường lối phát triển của ĐCSTQ chỉ tập trung vào lợi ích của nó và hoàn toàn phớt lờ sự đau khổ của người dân. Điều này hoàn toàn khác với lời dạy trong văn hoá truyền thống của Nho giáo  – “nhân dân là quan trọng nhất” – coi nhu cầu của người dân là nhu cầu tối thượng của đất nước, và mục đích duy nhất của phát triển là phục vụ quyền lợi của phần đông dân chúng.

5. Phủ nhận vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989

Vụ thảm sát các sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 (Lục Tứ) đã gây chấn động thế giới, nhưng người phát ngôn của chính quyền ĐCSTQ lại tuyên bố rằng “Khi quân đội Trung Quốc giải tán quảng trường, đã không để xảy ra án mạng nào, không tốn viên đạn nào.”

Theo một bài báo đăng trên tạp chí Next Magazine ở Hồng Kông năm 2014 để tưởng niệm 25 năm sự kiện Lục Tứ, tài liệu giải mật từ cục lưu trữ Nhà Trắng Hoa Kỳ ghi nhận có 40.000 dân thường là nạn nhân của Vụ thảm sát Lục Tứ, trong đó 10.454 người đã bị sát hại.

Tài liệu giải mật của Anh năm 2017 cho thấy có ít nhất 10.000 người đã bị quân đội ĐCSTQ sát hại trong vụ thảm sát Lục Tứ.

Hiện nay, người dân Trung Quốc đại lục vẫn bị ĐCSTQ lừa dối và che đậy sự thật về cuộc thảm sát tại Thiên An Môn năm 1989. Tất cả thông tin về sự kiện này cũng bị kiểm duyệt hoàn toàn trên internet của Trung Quốc.

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 11

6. ĐCSTQ che đậy cuộc bức hại Pháp Luân Công

Pháp Luân Công (hay Pháp Luân Đại Pháp), là một môn khí công tu luyện cổ truyền theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, được phổ truyền rộng rãi ở Trung Quốc từ năm 1992.

Pháp môn này gồm cả “tu” và “luyện”. “Tu” là tu dưỡng tâm tính theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ; và “luyện” là luyện tập 5 bài công pháp nhẹ nhàng, trong đó có một bài thiền định. Thông qua việc vừa tu, vừa luyện, học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể đạt đến trạng thái thân thể khỏe mạnh, vô bệnh, và thăng hoa về cảnh giới tinh thần.

Hiện Pháp Luân Đại Pháp đang được đón nhận tại trên 100 quốc gia ở 5 châu lục với hơn 100 triệu người theo học.

Tuy nhiên, từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, Pháp Luân Công đã bị đàn áp tại Trung Quốc.

Kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, có ít nhất hơn 4.000 học viên đã được xác nhận bị thiệt mạng vì bị bức hại.

Theo báo cáo của trang Minh Huệ Net – Cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài hơn 20 năm ở Trung Quốc chỉ ra rằng “từ ngày 10 tháng 7 năm 1999 tới ngày 10 tháng 7 năm 2019 đã có ít nhất 2,5 đến 3 triệu vụ bắt giữ các học viên Pháp Luân Công (một số học viên bị bắt giữ nhiều lần). Những vụ bắt giữ này rơi vào bốn loại: Giam giữ hành chính, giam giữ tùy tiện trong trung tâm tẩy não, giam giữ trong các trại lao động hiện đã bãi bỏ, và cầm tù.”

Báo cáo chỉ ra rằng: “Có tới 10 triệu học viên Pháp Luân Công không rõ danh tính đã bị bắt giữ chỉ vì kháng nghị cho đức tin và đã bị đưa vào các trại tập trung bí mật, nơi họ trở thành chuột bạch trong các nghiên cứu khoa học và là nguồn hiến tạng không tự nguyện của ĐCSTQ. Chưa rõ bao nhiêu người đã chết và thi thể của họ đã bị hỏa táng mà gia đình không hay biết”.

Cuộc đàn áp và bức hại các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ là một cuộc đàn áp tà ác trong lịch sử loài người. Nó đã để lại những hậu quả vô cùng khủng khiếp cho con người. Quốc hội nhiều nước trên thế giới đã cáo buộc ĐCSTQ là phạm tội diệt chủng và tội chống lại loài người.

Tuy nhiên ĐCSTQ đã che đậy mọi thông tin về cuộc bức hại này và lừa dối hàng triệu người dân Trung Quốc.

7. ĐCSTQ che giấu đại dịch Covid-19

Đại dịch virus Covid-19 đã và đang hoành hành trên khắp thế giới. Tính đến ngày 09/02/2023 toàn thế giới có hơn 755 triệu ca nhiễm và hơn 6,8 triệu trường hợp tử vong. Từ giữa tháng 9/2022 đến nay, trung bình mỗi tuần trên toàn cầu có khoảng 10.000-14.000 ca tử vong do COVID-19 được ghi nhận. 

Tuy nhiên, tổng số ca tử vong ở Trung Quốc mà ĐCSTQ đưa ra lại thấp một cách phi lý. Đây là điều mà Thượng Nghị sỹ Ben Sasse gọi là “tuyên truyền rác rưởi”.

Trang CNBC hôm 15/01 đưa tin – Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng con số tử vong vì Covid-19 mà giới chức Trung Quốc công bố là “không đầy đủ”.

Vào ngày 16/01- tạp chí TIME của Mỹ trích nguồn của giới chuyên gia y tế nói số tử vong tại Trung Quốc vì Covid “đã phải lên tới hàng trăm nghìn”, thậm chí gần 1 triệu.

Cộng đồng quốc tế đã nhận ra sự thật là ĐCSTQ luôn bưng bít sự bùng phát dịch bệnh. Khi dịch chưa bùng phát, 8 bác sĩ tại Trung Quốc đã bị cảnh sát khiển trách chỉ vì chia sẻ thông tin về virus Covid-19 với các đồng nghiệp khác trên mạng xã hội; Bác sĩ Ngải Phân cũng bị ủy ban thanh tra kỷ luật mời tới “trao đổi” và bị đe dọa bởi bà đã chia sẻ mối lo ngại về một số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng giống “SARS”.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, chính quyền này đã vấp phải nhiều lời chỉ trích vì che đậy thông tin liên quan đến Covid nhằm hạ thấp những tin tức mà họ xem là gây tổn hại cho hình ảnh của mình. Khi chủng virus này lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán vào cuối năm 2019, chế độ này đã che giấu quy mô của đợt bùng phát và bịt miệng những người tố giác, đồng thời để cho các cụm lây nhiễm trong khu vực phát triển thành một đại dịch.

Trong 3 năm đại dịch, ĐCSTQ đã tìm mọi biện pháp để che đậy tình tình thực sự về dịch bệnh tại nước này. Từ việc che đậy nguồn gốc COVID-19 ban đầu cho đến chính sách cực đoan “zero-COVID”, rồi hiện tại là gần như “không làm gì cả” để đại dịch tràn lan không kiểm soát trên cả nước.

ĐCSTQ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi xem thường tính mạng con người và làm sai lệch dữ liệu nhằm lừa dối thế giới.

Tờ báo Pháp Le Figaro từng bình luận rằng – ở Trung Quốc, tập quán lợi dụng lừa mị và dối trá để cai trị của Mao Trạch Đông đã không mất đi sau cái chết của ông ta. Hành vi lừa dối phổ biến dưới sự cai trị của ĐCSTQ bắt đầu từ việc làm giả số liệu, dù là số liệu về đại dịch virus corona hay bất cứ điều gì khác.

Trung Quốc có câu cổ ngữ: “Làm nhiều việc bất nghĩa ắt tự diệt vong”.

Nhiều người đã bắt đầu nghiêm túc đặt câu hỏi liệu ĐCSTQ sẽ còn cầm cự được trong bao lâu, khi nó đang trong cơn hấp hối với hơi thở bạo lực và dối trá cuối cùng?

Hoàng Dung (t/h)

Tham khảo The Epoch Times, Minghui

Xem thêm:

Nhìn lại chặng đường 31 năm hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp

Thế giới chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp 13/05

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều