spot_img
24 C
Vietnam
Chủ Nhật,8 Tháng Chín
spot_img

Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp nhất trong thập kỷ qua

Tân Thế Kỷ (TTK) – Theo The Epoch Times, dữ liệu mới cho thấy, trong bối cảnh các công ty phương Tây chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, thị phần hàng hóa châu Á giá rẻ mà Hoa Kỳ nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm xuống hơn một nửa, và đây là mức giảm xuống thấp nhất trong một thập kỷ qua.

Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp nhất trong thập kỷ qua
Một tàu chở hàng chất đầy container đang cập cảng Yên Đài ở tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Ảnh: AFP

Ngày 4/6, tờ Financial Times đưa tin – theo chỉ số reshoring hàng năm của công ty tư vấn quản lý Kearney có trụ sở tại Chicago, nhập khẩu của Hoa Kỳ đang chuyển sang các sản phẩm có chi phí thấp hơn bên ngoài Trung Quốc, do chính phủ Hoa Kỳ muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và người mua tại Hoa Kỳ đang có sự nhạy cảm về giá cả.

Theo Patrick Van den Bossche – một trong những tác giả của báo cáo, “đến cuối năm 2023, trong thị phần nhập khẩu của Hoa Kỳ từ ‘các nước châu Á có chi phí thấp trừ Nhật Bản và Hàn Quốc’, thì tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chắc chắn sẽ giảm xuống dưới 50%”.

Mỹ và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nhau. Hàng hóa Trung Quốc chiếm 50,7% lượng hàng hóa sản xuất nhập khẩu của Mỹ từ các nước châu Á vào năm ngoái, dựa trên dữ liệu thương mại từ công ty Kearney của Hoa Kỳ. Nhưng nó đã giảm so với 70% trong năm 2013.

Theo chỉ số Reshoring của công ty Kearney – Trong khi xuất khẩu của Trung Quốc giảm, nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua và tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua. Ấn Độ, Đài Loan và Malaysia cũng đóng góp một lượng lớn các sản phẩm châu Á được người Mỹ tiêu thụ.

Theo thống kê của Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Máy móc và Điện tử Trung Quốc, trong tháng 2 năm nay, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 1,356 triệu máy hút bụi gia dụng từ Việt Nam, tăng 54,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc là 1,293 triệu chiếc, giảm 51,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê hàng tháng, đây là lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Trung Quốc và trở thành quốc gia có sản lượng xuất khẩu máy hút bụi gia dụng lớn nhất đến Hoa Kỳ.

BN 1 jpeg 3 1

Theo Financial Times, Đồ Tân Tuyền (Tu Xinquan) – Giám đốc Viện Nghiên cứu WTO Trung Quốc tại Đại học Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế ở Bắc Kinh, cho biết: “Hàng nhập khẩu từ Việt Nam và các nước khác của Hoa Kỳ đang gia tăng, trong khi các nhà sản xuất chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc”.

Động lực ban đầu cho việc dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc là do áp đặt thuế quan của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với Trung Quốc, cũng như tình trạng thiếu lao động ở Trung Quốc, khiến tiền lương và chi phí tăng cao. Dưới thời chính quyền Biden, việc tách rời thương mại Mỹ-Trung đã tăng tốc và chính quyền Biden đang theo đuổi một chương trình nghị sự về an ninh kinh tế, trong bối cảnh căng thẳng về các vấn đề từ cuộc chiến chip, hay vấn đề của ĐCSTQ đối với Đài Loan.

Nhà tư vấn Van den Bossche cho biết – luật mới của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ và Mexico, với sản xuất chất bán dẫn và pin EV (xe điện) là những ví dụ. Ông đang đề cập đến luật mới của Hoa Kỳ, ví dụ như “Đạo luật Giảm lạm phát” đã áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt về tìm nguồn cung ứng vật liệu pin cho xe điện được trợ cấp ở Hoa Kỳ, trong khi “Đạo luật Khoa học và Chip” lại cung cấp các khoản trợ cấp để khuyến khích các nhà sản xuất chip mở rộng hoạt động của họ ở Hoa Kỳ.

Trong một báo cáo hồi tháng 3, các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết – chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc, cũng như căng thẳng địa chính trị và những lo ngại về nhân quyền, đang khiến các công ty khác giảm sự phụ thuộc vào hoạt động sản xuất của Trung Quốc.

“Sự tách rời của hai nền kinh tế (Mỹ và Trung Quốc) đã dẫn đến việc chuyển các ngành sản xuất chính (ở Mỹ) và nhập khẩu từ Trung Quốc sang Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Ấn Độ và Mexico” – các nhà phân tích nói thêm.

Lưu lượng container cũng phản ánh sự thay đổi trong hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ các thị trường châu Á có chi phí thấp khác, và điều này đã gây thiệt hại cho Trung Quốc – Financial Times đưa tin.

Theo Descartes, một công ty công nghệ hậu cần có trụ sở tại Canada – Tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng số hàng nhập khẩu container của Hoa Kỳ đã giảm từ mức cao nhất là 42,2% vào tháng 2 năm ngoái xuống còn 31,6% vào tháng 3 năm nay, mặc dù tỷ lệ này đã tăng kể từ tháng 3. Từ tháng 2 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023, thị phần của Ấn Độ và Thái Lan tăng nhẹ lên lần lượt là 4,1% và 3,8%.

Sang nửa cuối năm, với sản lượng container toàn cầu giảm mạnh và vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy sản lượng container từ Trung Quốc sẽ tăng đột biến. Đặt chỗ container đường biển từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ tiếp tục chỉ ra sự yếu kém tổng thể trong nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc của Hoa Kỳ. Chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm xuống còn 48,8%, so với 49,2% trong tháng 4. Báo cáo của Viện nghiên cứu Nomura dự báo chỉ số PMI tháng 6 có thể vẫn nằm dưới ngưỡng khởi sắc và thu hẹp dần.

Ngoài ra, khi lạm phát toàn cầu gia tăng và đẩy tiền lương lên cao, một số nhà sản xuất Trung Quốc đã mở rộng hoạt động của họ ở Đông Nam Á và xa hơn nữa. Nhà sản xuất máy nước nóng Quảng Đông Wanhe Xin Electric cho biết, họ sẽ mở cơ sở sản xuất ở Ai Cập và Thái Lan để đáp ứng nhu cầu từ khách hàng Hoa Kỳ.

Một nghiên cứu trong năm 2019 của Deutsche Bank về 719 sản phẩm của Hoa Kỳ phụ thuộc vào Trung Quốc cho thấy 95% trong số các sản phẩm đó có thể được cung cấp ở những nơi khác tại châu Á. 

Hoàng Dung biên dịch

Theo The Epoch Times

Xem Thêm:

Niềm tin của người tiêu dùng Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tháng qua

Deutsche Bank: Khủng hoảng tín dụng, Mỹ sắp chứng kiến làn sóng phá sản trên diện rộng

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều