spot_img
24 C
Vietnam
Chủ Nhật,8 Tháng Chín
spot_img

Trung Quốc và Khủng hoảng nợ Hoa Kỳ có thể chi phối các cuộc đàm phán tài chính của G7

Tân Thế Kỷ (TTK)Trung Quốc là một chủ đề gây tranh cãi tại cuộc họp tuần này của các nhà lãnh đạo tài chính Nhóm G7. Khi những người này đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng và thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng muốn có được sự hợp tác của Bắc Kinh trong việc giải quyết các vấn đề nợ toàn cầu.

Trung Quốc và Khủng hoảng nợ Hoa Kỳ có thể chi phối các cuộc đàm phán tài chính của G7
Cờ của nhóm các nước G7. Ảnh: Maxx-Studio / Shutterstock.com

Các mục tiêu mâu thuẫn về Trung Quốc, xuất phát từ những lỗ hổng mà các nền dân chủ giàu có G7 phải đối mặt do họ phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là chủ nợ nước ngoài lớn thứ hai của Hoa Kỳ.

Nguy cơ vỡ nợ của Hoa Kỳ ngày càng cao, đồng thời vấn đề này có thể làm rung chuyển thị trường tài chính vốn đã nhạy cảm sau những vụ đổ vỡ ngân hàng gần đây. Và có thể lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ bao trùm cuộc họp kéo dài ba ngày tại thành phố Niigata, Nhật Bản.

Trong khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ – Janet Yellen tham gia các cuộc đàm phán của các nhà lãnh đạo tài chính G7, thì hôm thứ Ba, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết có khả năng phải hủy bỏ chuyến đi tới Hiroshima để tham dự hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới, nếu vấn đề trần nợ không được giải quyết.

Hôm thứ Hai, trong một cảnh báo về thiệt hại nếu vỡ nợ có thể gây ra cho nền kinh tế và thị trường tài chính Hoa Kỳ, bà Yellen cho biết: “Đồng USD và trái phiếu kho bạc được coi là tài sản an toàn nền tảng trong toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu”.

“Nó đáng tin cậy, và nó là tài sản an toàn cuối cùng, vì vậy việc không nâng trần nợ, sẽ làm giảm xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ và khiến điều đó (tính an toàn của đồng USD) gặp rủi ro. Vì vậy, đó là một mối lo ngại thực sự”.

Cuộc khủng hoảng nợ công của Mỹ đang làm đau đầu Nhật Bản – nước chủ trì G7 năm nay và là chủ nợ lớn nhất thế giới của Mỹ.

Quan chức Nhật Bản cho biết – Nhiều chủ đề chính khác sẽ được thảo luận tại cuộc họp G7 tuần này. Bao gồm các biện pháp củng cố hệ thống tài chính toàn cầu, hay các bước ngăn chặn Nga lách lệnh trừng phạt vì khơi mào cuộc chiến với Ukraine, và các rủi ro kinh tế toàn cầu như lạm phát cao.

Sau cuộc họp, Nhật Bản hy vọng sẽ đưa ra một tuyên bố chung của nhóm G7.

BN 2 jpeg 1

Trung Quốc là chủ đề thảo luận chính

Với tư cách là chủ nhà, Nhật Bản đã vạch ra một danh sách dài các chủ đề khác, và có nhiều chủ đề liên quan đến Trung Quốc.

Trong số đó có kế hoạch về một tuyên bố đầy tham vọng nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng “cách xa các quốc gia như Trung Quốc”, bằng cách thông qua quan hệ đối tác với các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.

Nhấn mạnh mong muốn giành được “Nam bán cầu”, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki đã mời chủ tịch Liên minh châu Phi năm nay là Comoros đến dự một cuộc họp tiếp cận cộng đồng được tổ chức vào thứ Sáu tuần này.

Năm quốc gia khác được mời tham gia bao gồm Brazil, Ấn Độ và Indonesia – nhưng không có Trung Quốc – mặc dù vấn đề nợ nần của các quốc gia mới nổi sẽ là điểm nổi bật trong chương trình nghị sự.

Mặt khác, Tokyo đang lôi kéo Trung Quốc tham gia vào cuộc họp của các quốc gia chủ nợ mà nước này khởi xướng, với mục đích giải quyết các khoản nợ của Sri Lanka. Bắc Kinh đã tham dự vòng đàm phán đầu tiên vào thứ Ba với tư cách là quan sát viên, nhưng không phải là người tham gia chính thức.

Vào tháng trước, Bà Yellen cho biết với tư cách là chủ nợ song phương chính thức lớn nhất thế giới, Trung Quốc nên tham gia cắt giảm nợ cho các quốc gia đang gặp khó khăn, nhưng nó lại đóng vai trò là “rào cản” quá lâu thay vì các hành động cần thiết.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia không chắc chắn về việc liệu G7 có thể thuyết phục các nền kinh tế mới nổi giúp xây dựng chuỗi cung ứng giảm phụ thuộc vào Trung Quốc hay không. Bởi các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của Hoa Kỳ đã làm gia tăng gánh nặng nợ USD của nhiều nền kinh tế trong số đó.

Takahide Kiuchi, nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Nomura, cho biết: “Vấn đề nợ của các quốc gia mới nổi ngày càng trở nên nghiêm trọng, một phần là do đồng USD mạnh lên”.

Đối với các giám đốc ngân hàng trung ương G7, lạm phát có thể vẫn là vấn đề chính. Nhiều nền kinh tế của họ đang phải đối mặt với một điểm uốn, khi các đợt tăng lãi suất mạnh trong quá khứ bắt đầu làm giảm tốc độ tăng trưởng và gây bất ổn cho hệ thống ngân hàng.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào tháng trước đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm 2023 và cảnh báo răng sự bùng phát nghiêm trọng của tình trạng hỗn loạn hệ thống tài chính, có thể làm giảm sản lượng xuống gần mức suy thoái.

Dữ liệu công bố hôm thứ Ba cho thấy – nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh và tăng trưởng xuất khẩu chậm lại trong tháng 4. Điều này đã làm tiêu tan hy vọng của các nhà hoạch định chính sách rằng, sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc sẽ bù đắp cho sự suy giảm dự kiến ​​ở các khu vực khác trên thế giới.

Hoàng Dung biên dịch

Theo Reuters

Xem Thêm:

Ngân hàng HSBC đối mặt với việc chia tách hoạt động vì một cổ đông Trung Quốc

Lộ diện “mắt xích yếu nhất” tiếp theo trong hệ thống ngân hàng khu vực Mỹ

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều