spot_img
24 C
Vietnam
Chủ Nhật,8 Tháng Chín
spot_img

Khám phá sinh mệnh: chậu cây chết sau khi bị mắng liên tục 30 ngày

(Tân Thế Kỷ) – Phật Gia giảng rằng “Vạn vật có linh”. Không chỉ có con người, mà động vật, thực vật và thậm chí là vật chất chúng đều có sinh mệnh. Đây không còn là huyền hoặc vì đã có rất nhiều thí nghiệm minh chứng minh được việc này.

Thí nghiệm khoa học: Sau một tháng bị mắng liên tục, chậu cây bị chết 

Gần đây, IKEA – hãng nội thất danh tiếng của Thụy Điển đã tiến hành một thí nghiệm tại một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Thí nghiệm này ban đầu không gây nhiều chú ý, nhưng kết quả của nó đã gây chấn động thế giới.

Tại khuôn viên một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, IKEA đã mang tới hai chậu cây xanh.

ntdvn screenshot 3 3
Điều đáng nói là, cả hai chậu cây đều được đặt trong lồng kính, được chăm sóc nghiêm ngặt giống nhau với cùng lượng nước, phân bón và ánh sáng mặt trời.

Điều đáng nói là, cả hai chậu cây đều được đặt trong lồng kính, được chăm sóc nghiêm ngặt giống nhau với cùng lượng nước, phân bón và ánh sáng mặt trời.

Họ kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây…

… trong khi dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với chậu cây còn lại.

Mọi người được khuyến khích nói chuyện với hai chậu cây trong vòng 30 ngày.

Khi bạn phóng to, bạn có thể thấy: cái chậu bên trái có dòng chữ “Cây này bị bắt nạt”.

Bên phải là “Cây này được ca ngợi”.

Họ kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây, trong khi dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với chậu cây còn lại.
Họ kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây, trong khi dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với chậu cây còn lại.

Làm thế nào để bắt nạt một cái cây?

Thí nghiệm này cũng không quá bạo lực. Cái gọi là “bắt nạt” là tiến hành “tấn công ngôn ngữ” vào cái cây đó.

Họ đã tìm rất nhiều học sinh, trước tiên ghi lại lời nói của các em và sau đó phát đi phát lại lời nói này bên “tai” của cái cây.

Những lời mắng chửi này, chính là “bạo lực bằng lời nói” vốn rất quen thuộc với chúng ta. Ví dụ như:

“Bạn là đồ bỏ đi, đồ vô dụng!”

“Bạn không xanh tươi chút nào!”

“Bạn trông giống như sắp héo đến nơi rồi”

“Bạn không được ai yêu thích, chẳng có công dụng gì!”

Họ đã tìm rất nhiều học sinh, trước tiên ghi lại lời nói của các em và sau đó phát đi phát lại lời nói này bên "tai" của cái cây.
Họ đã tìm rất nhiều học sinh, trước tiên ghi lại lời nói của các em và sau đó phát đi phát lại lời nói này bên “tai” của cái cây.

Hai cây giống hệt nhau, nhưng nghe hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau mỗi ngày. Cái cây được yêu thương, ca ngợi thì được nghe những lời như này:

“Tôi thích bộ dáng của bạn lắm!”

“Tôi rất vui khi nhìn thấy bạn”

“Bạn thật sự rất đẹp!”

“Thế giới này thay đổi vì bạn”

“Bạn thật tuyệt!”

Một mặt là sự xúc phạm của bạo lực bằng lời nói, mặt khác là khen ngợi và khích lệ. Cứ như vậy, thí nghiệm này kéo dài trong 30 ngày.

Và kết quả sau 30 ngày, sự sống của hai chậu cây là khác biệt rõ rệt. Có thể nói là bất ngờ, nhưng cũng là hợp tình hợp lý:

Chậu cây bên trái bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây bên phải được yêu thương phát triển xanh tươi.

Sau 30 ngày, chậu cây bên trái bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây bên phải được yêu thương phát triển xanh tươi.
Sau 30 ngày, chậu cây bên trái bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây bên phải được yêu thương phát triển xanh tươi.

Điều này đủ để thấy rằng: sức mạnh của ngôn ngữ khủng khiếp như thế nào!

Cô giáo Trần Thị Dung (Vĩnh Phúc) sau khi đọc được câu chuyện 2 cái cây này đã tin rằng, vạn vật đều có linh tính. Cô cũng cùng học trò mình làm thí nghiệm bằng cách cho cơm nóng vừa mới nấu, cùng một nồi vào 2 cái lọ sạch rồi đặt chúng xa nhau. Trong 3 tuần, một lọ được các học sinh nói lời yêu thương, khen ngợi. Lọ còn lại bị mắng nhiếc liên tục. Khi nói với 2 cái lọ, các em học sinh không được mở nắp, chỉ chụp ảnh lại.

Sau 3 tuần, lọ cơm được khen ngợi vẫn giữ màu sắc như cũ. Còn lọ bị mắng chửi bị ôi thiu, sinh nấm mốc.

{keywords}
Kết quả của 2 lọ cơm sau 3 tuần thí nghiệm (Ảnh VNN)

Thực vật có giác quan, có cảm xúc giống con người

Cleve Backster là một quân nhân phục vụ trong Hải quân vào Thế chiến II và sau đó làm việc tại Cục phản gián với chuyên môn về thẩm vấn với phương pháp nổi tiếng mang tên “huyết thanh sự thật”.

Năm 1948, ông gia nhập CIA, tại đây ông đã phát minh ra máy dò nói dối với kỹ thuật so sánh “Vùng Backster” nổi tiếng vẫn được sử dụng rộng rãi ngày nay. Đối với chủ thể là con người, máy phát hiện nói dối kiểm tra 3 yếu tố: Xung điện, nhịp hô hấp và mức mồ hôi tiết ra. Nếu một người đang lo lắng bị phát hiện nói dối, các chỉ số sẽ tăng vọt hoặc sụt giảm.

Nhưng cuộc cách mạng thực sự của Backster đến vào ngày 02 Tháng Hai, 1966.

Đêm hôm ấy, ông thức trắng. Trong một phút hứng khởi, Backster quyết định nối một máy dò nói dối vào những chiếc lá của cây huyết dụ, sau đó tưới nước cho cây. Ban đầu, mục đích của ông chỉ là muốn xem sau bao lâu thì cái cây mới giảm điện trở và gia tăng tính dẫn điện, một thí nghiệm vật lý đơn thuần. Nhưng điều không ngờ là máy dò nói dối vẽ ra một đường cong trùng khớp với đường cong biểu thị tâm trạng vui vẻ của con người. Dường như nó rất vui khi được cho uống nước.

Máy dò nói dối
Trong một phút hứng khởi, Backster quyết định nối một máy dò nói dối vào những chiếc lá của cây huyết dụ, sau đó tưới nước cho cây. (Ảnh: Pxhere)

Backster tiếp tục làm thí nghiệm khác, ông quyết định đốt một chiếc lá của cây đó. Nhưng trước khi ông làm vậy, các chỉ số trên máy phát hiện nói dối đã nhảy điên cuồng và cho thấy một phản ứng dữ dội của cây. Tương tự như khi con người cảm thấy sợ hãi.

Quá ngạc nhiên, Backster tiếp tục làm thêm nhiều ví dụ khác và nhận thấy thực vật cũng có giác quan, có cảm giác không kém gì con người, thậm chí còn nhạy cảm hơn. Thí nghiệm vừa kể trên cho thấy, Backster chỉ nghĩ đến việc đốt chiếc lá của cái cây thì nó đã cảm nhận được rồi, tức là nó có thể đọc được suy nghĩ của Backster, điều mà con người không thể thực hiện được.

Nước có cảm xúc, có ký ức

Tuyệt đại đa số chúng ta cho rằng nước là vật chất vô tri vô giác, nhưng các nhà khoa học ngày nay đã chứng minh được nước cũng có cảm xúc và có ký ức.

Nếu bạn nói những từ có tính tích cực thì tinh thể nước biểu thị ra rất đẹp. Ngược lại, nếu bạn nói những từ tiêu cực thì nước sẽ bị méo mó, biến dạng. Tinh thể nước ở nguồn nước sạch sẽ đẹp hơn tinh thể nước ở nguồn nước bị ô nhiễm,…

Ngoài ra, khi nước di chuyển, nó sẽ thu thập và lưu trữ thông tin từ tất cả những địa điểm mà nó từng đi qua. Khi phóng to những giọt nước trong bình có nhúng một bông hoa, những giọt nước trong chiếc bình đó đều có hình ảnh bông hoa được nhúng.

nước có cảm xúc, ý thức
Nếu bạn nói những từ có tính tích cực thì tinh thể nước biểu thị ra rất đẹp. (Ảnh: Image Shack)

Những câu chuyện, thí nghiệm trên đã chứng tỏ một điều, vạn vật đều có linh hồn chứ không phải là những “sinh vật cấp thấp” như chúng ta từng nghĩ. Điều này rất tương đồng với nhận thức của Phật gia từ hàng nghìn năm trước.

Theo triết lý nhà Phật, những chúng sinh trong Tam Giới đều phải trải qua lục đạo luân hồi, một sinh mệnh đời này là người, nhưng đời sau có thể chuyển sinh thành động vật, cỏ cây, tảng đá, súc sinh, ngạ quỷ,… tùy theo đức và nghiệp tích được mà an bài. Chính vì thế vạn vật đều có linh hồn, và là những sinh mệnh đồng đẳng với con người, chỉ là cách biểu thị cảm xúc của chúng khác với của con người chúng ta khiến chúng ta không cảm nhận được nên cho rằng nó không tồn tại.

Nghi Vân (t.h)

Nguồn NTDVN, VNN

Banner 1 1

Xem thêm:

Nghiên cứu luân hồi: Nhiều người kiếp trước từng là động vật chuyển sinh

Những phát hiện khảo cổ chấn động thách thức Thuyết tiến hóa

Mối tiền duyên kỳ lạ giữa các cặp song sinh

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều