spot_img
19 C
Vietnam
Thứ ba,17 Tháng chín
spot_img

Vàng liên tục tăng giá, lên sát ngưỡng 2.000 USD/ounce

(Tân Thế Kỷ) Sự leo thang trong xung đột tại Trung Đông được cho là lý do đẩy giá vàng thế giới liên tục tăng trong tuần qua, lên sát ngưỡng 2.000 USD/ounce. Cùng xu hướng, vàng trong nước cũng tiếp tục tăng mạnh lên quanh ngưỡng 71 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đua nhau tăng 

Trên thế giới, giá vàng kết thúc tuần đạt 1.981 USD/ounce. Có thời điểm kim loại quý thế giới lên sát 2.000 USD/ounce, sau đó mới giảm về như hiện tại song vẫn ở vùng giá cao nhất kể từ tháng 5. Tính chung tuần này, giá vàng tăng 2,5%, ghi nhận tuần tăng thứ 2 liên tiếp.

Giá vàng trong nước chao đảo, vàng thế giới bật tăng - Ảnh 1.
Trên thế giới, giá vàng kết thúc tuần đạt 1.981 USD/ounce. Có thời điểm kim loại quý thế giới lên sát 2.000 USD/ounce

Kim loại quý đắt đỏ hơn do nhà đầu tư lo ngại xung đột tại Trung Đông leo thang. Vàng vốn được coi là công cụ trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị. Từ khi xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas bùng phát, giá vàng đã tăng gần 160 USD/ounce. Hôm 20/10, quân đội Israel tuyên bố đang mở các đợt tập kích trả đũa nhằm vào Dải Gaza, với tần suất chưa từng có trong nhiều thập kỷ.

Phillip Streible – Giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures – tổ chức cung cấp dữ liệu và đào tạo giao dịch – nhận định nếu căng thẳng leo thang, giá vàng sẽ vượt mốc 2.000 USD/ounce.

Fitch Solutions – đơn vị nghiên cứu vĩ mô và là công ty liên kết của hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Fitch Ratings – nhận định giá vàng sẽ đạt mức trung bình 1.950 USD/ounce trong năm nay. Ngoài bất ổn địa chính trị, vàng cũng được hỗ trợ “khi lo ngại về một đợt tăng lãi suất khác của Fed vào năm 2023 giảm bớt”.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell hôm thứ 5 bỏ ngỏ khả năng cần tăng lãi suất nhiều hơn. Lãi suất cao thường không có lợi cho vàng bởi làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi này. Theo công cụ CME FedWatch, các thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách vào tháng tới.

Trong nước, kết thúc tuần này (16/10-21/10), giá vàng miếng SJC được các cửa hàng lớn tại Hà Nội niêm yết ở 70,25-70,05 triệu đồng/lượng (mua – bán). Chênh lệch 2 chiều được duy trì ở mức 700.000 đồng. Sau một tuần, vàng miếng đã tăng 550.000 đồng mỗi lượng.

Giá vàng nhẫn cũng tăng theo, thiết lập mức đỉnh. Hiện vàng nhẫn giao dịch tại 58,1-59,1 triệu đồng/lượng (mua – bán). Giá vàng nhẫn tăng mạnh hơn so với vàng miếng và liên tiếp lập đỉnh mới. So với cách đây 3 tháng, mỗi lượng vàng nhẫn tăng gần 2 triệu đồng, tương đương mức tăng khoảng 3,2%.

Giá vàng tăng, người dân nên mua hay bán?
Vàng trong nước cũng tiếp tục tăng mạnh lên quanh ngưỡng 71 triệu đồng/lượng.
Trong những ngày gần đây, do ảnh hưởng của xung đột địa chính trị, giá vàng tăng liên tục. Nhiều người dân tranh thủ mua vào chờ giá tăng mạnh chốt lời.

Nguyên nhân đẩy giá vàng tăng liên tục

Vàng được coi là phương tiện lưu trữ giá trị an toàn trong bối cảnh bất ổn chính trị và tài chính.

Ryan McIntyre – chuyên gia của Sprott Asset Management – cho biết, giá vàng có thể phá mốc 2.000 USD/ounce trong thời gian tới nếu xung đột leo thang.

JPMorgan đưa ra dự báo giá vàng giao ngay sẽ đạt trung bình khoảng 1.920 USD/ounce trong Quý IV/2023.

Trong ngày 19/10, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã nhắc lại lập trường rằng lãi suất sẽ phải cao hơn trong thời gian dài hơn.

Người đứng đầu ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới này cũng nhấn mạnh cam kết đưa lạm phát xuống mức mục tiêu 2%.

Dù Fed vẫn cam kết với mục tiêu lạm phát, nhưng các chuyên gia cho rằng, bất ổn địa chính trị gia tăng có thể nhanh chóng đẩy vàng lên mức 2.1000 USD/ounce. Kể từ xung đột ở Trung Đông bắt đầu, nhu cầu trú ẩn an toàn đã giúp vàng tăng gần 120 USD.

Sean Lusk, đồng Giám đốc phòng ngừa rủi ro thương mại tại Walsh Trading cũng nói rằng các yếu tố mùa vụ như mùa cưới, mùa lễ hội, Lễ tình nhân không còn phù hợp trong môi trường hiện tại.

Giờ đây, các dữ liệu kinh tế vĩ mô và bất ổn địa chính trị là các yếu tố chi phối hướng đi của vàng trong ngắn hạn. Ông cho biết, bức tranh của Mỹ cũng tiếp tục xấu đi ở một số khía cạnh. Lusk giải thích, các báo cáo CPI và PPI mới nhất từ tuần trước cũng như số liệu doanh số bán lẻ từ thứ 4 đều cho thấy lạm phát đang quay trở lại.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, nhận định rằng có quá nhiều rủi ro đối với triển vọng của nền kinh tế và điều này có thể sẽ hỗ trợ giá vàng.

Còn Daniel Ghali, chuyên gia chiến lược tại TD Securities- cho biết, bất kỳ dấu hiệu sa sút nào của kinh tế Mỹ đều thu hút sự quan tâm của thị trường đối với kim loại quý này. Suy thoái kinh tế sẽ khiến Fed cắt giảm lãi suất và giúp giá vàng tăng lên mức 2.100 USD/ounce.

Nghi Vân (t.h)

BN 2 jpeg 2

VIDEO CHỌN LỌC:

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều