Không tính tới các ông lớn bất động sản (BĐS) vỡ nợ, các doanh nghiệp BĐS tốt nhất của Trung Quốc (doanh nghiệp niêm yết) bắt đầu báo lỗ. Làn sóng đổ vỡ hiệu ứng domino trên thị trường BĐS lớn nhất toàn cầu là Trung Quốc đã bắt đầu và rủi ro ngày một lớn…
Các ông lớn BĐS của Trung Quốc đều đang khốn đốn trước làn sóng vỡ nợ, thắt chặt tín dụng, cầu suy giảm: Longfor trải qua một tháng 8 đen đủi, Xuhui vỡ nợ vào tháng 10. Ngoài ra, Shangkun và Jinke cũng đang trong tình trạng khẩn cấp về tài chính. Ngay cả thời điểm vàng của BĐS là “Chín vàng Mười bạc” (tháng Chín, tháng Mười là thời điểm vàng, bạc của thị trường BĐS Trung Quốc) cũng không giúp ích gì. Các nhà phát triển BĐS Trung Quốc báo lỗ nặng ngay trong tháng vàng, bạc này.
Trong số 30 công ty phát triển BĐS [niêm yết] đã công bố báo cáo tài chính quý 3, hơn 60% doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận ròng tăng trưởng âm ở công ty mẹ và gần một nửa số công ty kinh BĐS trong tình trạng lỗ ròng. Hiệu suất lợi nhuận của 4 công ty BĐS kỳ cựu nhất của Trung Quốc cũng không khả quan; điều này vẫn xảy ra vào mùa cao điểm truyền thống của “Vàng chín bạc mười”, bất động sản đã hoàn toàn tạm biệt thời kỳ “trục lợi”, lãi khủng.
Trong số 30 công ty bất động sản công bố báo cáo tài chính, có 9 công ty bất động sản đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng hàng năm dương nhờ hỗ trợ tài chính của các chủ sở hữu [công ty mẹ, có kinh doanh trong khu vực kinh tế khác], đó là Vanke, Gemdale, Huafa, Financial Street, Nanguo Real Estate, Dima, Binjiang Group, Rongan Real Estate và nhóm Tianjian.
Tập đoàn Binjiang đứng đầu trong số 30 công ty bất động sản này với mức tăng 55,21% so với cùng kỳ năm ngoái do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ. Tập đoàn Binjiang cho biết trong báo cáo quý III của mình rằng nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ tăng so với cùng kỳ là do thu nhập đầu tư từ các công ty liên kết và liên doanh trong giai đoạn hiện tại chiếm tỷ trọng tương đối cao; lợi nhuận phân bổ cho công ty mẹ dẫn tới lợi nhuận dương. Điều đáng nói, doanh thu của Tập đoàn Binjiang trong 3 quý đầu năm nay là 19,868 tỷ NDT, giảm 18,69% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận ròng thuộc về công ty mẹ của 19 công ty bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng âm. Sunshine City, Tahoe Group và Beichen Industry có mức sụt giảm lớn nhất trong số 30 doanh nghiệp BĐS đã công bố báo cáo. Lợi nhuận ròng thuộc về công ty mẹ của 3 công ty trên giảm lần lượt 303,81%, 309,83% và 352,07% so cùng kỳ năm trước.
China Fortune Land Development và Blu-ray Development đã bị lỗ đáng kể. Riêng Blu-ray Development, lỗ tới 11,673 tỷ nhân dân tệ trong ba quý đầu năm. Trong số 30 công ty bất động sản công bố báo cáo tài chính, 14 công ty lỗ ròng trong ba quý đầu năm.
Hãng tư vấn đầu tư China Merchants Shekou cũng liệt kê nguyên nhân chính dẫn tới thua lỗ của các doanh nghiệp BĐS đình đám nhất Trung Quốc:
Thứ nhất, diện tích các dự án bất động sản đã hoàn thành, bàn giao và vận chuyển tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái thị trường, tỷ suất lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh bất động sản giảm so với cùng kỳ năm trước.
Thứ hai, các công ty BĐS đã thực hiện đúng các yêu cầu về chính sách miễn giảm tiền thuê nhà liên quan của quốc gia, đồng thời thực hiện việc miễn giảm tiền thuê nhà tương ứng cho các thương gia đủ điều kiện dựa trên tình hình thực tế của công ty. Ngoài ra, thu nhập đầu tư từ việc chuyển nhượng công ty con giảm so với cùng kỳ năm trước cũng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận giảm.
Một số chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng có nhiều yếu tố khiến thị trường BĐS Trung Quốc không thể phục hồi, và thực tế khó có một công ty nào có thể chống lại sức ép của xu hướng chung. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng doanh số của các doanh nghiệp bất động sản giảm dần. Ngoài ra, giá đất cao đã làm giảm lợi nhuận của các công ty kinh doanh nhà, và tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty kinh doanh nhà tiếp tục giảm.
Chịu tác động của nhiều yếu tố như áp lực kinh tế vĩ mô đi xuống, dịch bệnh và thu nhập của người dân suy yếu, diễn biến giá bán bất động sản không được như kỳ vọng, bản thân các doanh nghiệp phát triển BĐS Trung Quốc phải tăng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thu hẹp đầu tư bất động sản, đầu tư cổ phần dài hạn và các tài sản khác.
Hiện nay, để đảm bảo an toàn dòng tiền và điều chỉnh cách bố trí đầu tư, một số công ty bất động sản thanh lý thêm tài sản ngoài ngành, nhưng bán tài sản để chống đỡ dòng tiền đang ngày một mất cân đối không phải là giải pháp bền vững. Sóng thần vỡ nợ thật sự trên thị trường BĐS của Trung Quốc còn đang ở phía trước.
Quang Nhật – NTDVN
Nguồn Vision Times