spot_img
21 C
Vietnam
Thứ năm,19 Tháng chín
spot_img

Nghề nhân tượng tại Việt Nam

Nhân tượng (tượng sống) là môn khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các nước Tây Âu. Người mẫu sẽ giả tượng bằng cách sơn màu khắp cơ thể và đứng im hàng giờ. Tại Việt Nam, loại hình này khá mới mẻ. Các nhân tượng thường thấy ở sự kiện ra mắt sản phẩm mới, giới thiệu dịch vụ hay biểu diễn đường phố, trung tâm thương mại.

Nghề nhân tượng tại Việt Nam
Trần Tuyết Vân cô gái 23 tuổi (bên trái) từng làm người mẫu thời trang, PG nay chuyển sang làm nhân tượng – Ảnh: Vân cung cấp cho VNE

Sơn màu khắp cơ thể, đứng im trong thời gian dài là công việc không dễ dàng nhưng vẫn thu hút nhiều người trẻ tham gia làm thêm vì thu nhập tốt.

Trần Tuyết Vân cô gái 23 tuổi từng làm người mẫu thời trang, PG chia sẻ với VNE rằng cô đã quyết định làm nghề nhân tượng từ năm 2018 vì thấy công việc này thú vị. “Ban đầu đó chỉ là nghề tay trái, làm thêm để có tiền đóng học nhưng tôi dần đam mê nó”, Vân nói.

Trịnh Hải Đăng, 32 tuổi, hiện đang quản lý và cung cấp người mẫu làm nhân tượng tại TP HCM. Anh cho biết, nhóm luôn kỹ lưỡng trong từng tác phẩm vì đó là sự tôn trọng chính mình cũng như người xem.

Đăng cho biết, bộ môn này không còn xa lạ với giới trẻ nhưng rất ít người dám nhận việc bởi nghề đòi hỏi rất khắt khe, từ việc rèn luyện cơ thể đến lên ý tưởng, tạo hình, hóa thân thành tượng. “Khi biểu diễn trước công chúng tôi luôn giữ được thần thái như tượng để họ không biết mình là người. Đó là việc tưởng chừng đơn giản như không hề dễ dàng”, anh nói.

Nghề nhân tượng tại Việt Nam
Trịnh Hải Đăng, 32 tuổi, hiện đang quản lý và cung cấp người mẫu làm nhân tượng tại TP HCM – theo Đăng nghề này đòi hỏi rất khắt khe, từ việc rèn luyện cơ thể đến lên ý tưởng, tạo hình, hóa thân thành tượng – Ảnh: nhân vật cung cấp cho VNE.

Để làm nhân tượng, Trần Tuyết Vân cho biết, ngoài những đòi hỏi về ngoại hình đẹp, hút ánh nhìn, có tính kiên nhẫn cao, cần một số yêu cầu đặt biệt khác như da không mẫn cảm với các loại màu sơn, hóa chất nếu không người mẫu sẽ bị ngứa ngáy, mẩn đỏ và không thể đứng yên.

Các nhân vật cô hóa thân chủ yếu là thiếu nữ, công chúa… tùy theo yêu cầu của khách hàng trong mỗi sự kiện. Khó nhất là làm sao giữ cơ thể bất động trong thời gian dài, khuôn mặt giữ được thần thái của nhân vật hóa trang.

Một buổi biểu diễn của Vân kéo dài khoảng 2-4 giờ. Người mẫu phải đứng yên trong 30-45 phút sau đó thay đổi tư thế để thu hút khách hàng. Đây là thử thách hết sức khó khăn. Show diễn đầu tiên đó, Vân nhận được 400.000 đồng. Đến nay, thù lao của cô dao động một, hai triệu đồng mỗi buổi, những sự kiện đi xa mức phí có thể lên đến 5 triệu đồng.

Công đoạn chính để vẽ nhân tượng thường gồm các bước: kiểm tra nền, phân vùng màu trên mẫu cho hòa với nền, tô màu cho mẫu, làm tóc và biểu diễn. Màu dành để vẽ nhân tượng là một loại riêng, có thể bám lên mặt da nhưng không bị dính chặt. Nếu sử dụng loại màu kém chất lượng rất khó rửa và hóa chất trong sơn sẽ gây ảnh hưởng đến da của người mẫu.

Quá trình vẽ tùy theo độ khó của yêu cầu tạo hình, thường kéo dài từ 2-4 giờ, đòi hỏi người mẫu phải kiên nhẫn. Sau khi đã hoàn tất việc vẽ, công đoạn tiếp theo là làm tóc. Có nhiều trường hợp không sử dụng tóc giả, nên keo màu được xịt trực tiếp để tạo hình.

Trước show diễn các nhóm nhân tượng thường phải mất hai, ba ngày thậm chí cả tuần chuẩn bị đạo cụ. Có khi trang phục do tự mua vải may, tiết mục nào cần sáng tạo và phối hợp nhiều nhân tượng trong một sự kiện thì đặt gia công.

Những người làm Nhân tượng cho biết, việc đứng hàng giờ bất động như pho tượng mặc nhiều người qua lại, nhìn ngắm, thậm chí sờ soạng không phải ai cũng làm được, nhất là phái nữ.

Kiệt sức, hư tóc, hỏng da… là những vất vả mà người làm nhân tượng phải hứng chịu. Tuy nhiên, họ luôn tìm cách để bảo vệ bản thân cũng như đồng nghiệp của mình được an toàn.

“Sau mỗi buổi diễn, trở về nhà đôi chân rệu rã, toàn thân nhức mỏi rồi nghĩ thầm không làm nữa. Những ngủ một giấc tinh thần sảng khoái tự nhiên lại có động lực tiếp tục công việc”, Trịnh Hải Đăng nói.

Những người dù đã có kinh nghiệm hơn nửa năm làm nhân tượng nhưng đôi lúc vẫn thấy ngán ngẩm mỗi lần tẩy trang cơ thể. Nhiều khi màu dính quá chặt, tắm cả tiếng vẫn không hết, phải để nhiều ngày mới phai dần.

Nguyễn Trường An, 21 tuổi nói rằng, hình thể bên ngoài là bộ phận quan trọng cho công việc làm nhân tượng của mình. Nhưng vì tần suất sử dụng hoá chất thường xuyên nên da anh thường bị khô ráp. Vì thế, An có thể chấp nhận nghỉ biểu diễn một tuần để chăm sóc da và rèn luyện vóc dáng.

Với An, công việc nhân tượng này không chỉ mang lại thu nhập đủ trang trải cuộc sống, còn giúp anh có thêm niềm vui, sự thay đổi tích cực cho bản thân.

“Mỗi lần biểu diễn, không ít người chê bai, đùa giỡn, thiếu tôn trọng. Những lúc quá mệt mỏi, ngồi nghỉ ngơi tĩnh lặng lại thấy buồn nhưng rồi cũng dần quen”, An nói và cho biết sẽ gắn bó lâu dài với công việc này vì thu nhập tương đối ổn định.

Theo Minh Tâm/ VNE

TTK 4 02

 

 

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều