Mặt trời mọc và lặn, tự theo giờ định sẵn. Thủy triều lên hay rút đều có trật tự, trong cõi vô minh tự có thiên ý. Từ chuyện nhỏ như sinh – lão – bệnh – tử của sinh vật, cho đến lớn như quy luật phát triển của văn minh nhân loại, đều được nắm vững trong Thiên ý. Con người có thể quan sát thiên tượng mà đoán ra được Thiên ý.
Thảm hoạ cho con người đều không ngẫu nhiên
Tục ngữ cổ có câu: “Quan sát thiên tượng, biết Thiên ý”. Thiên tượng tức là hiện tượng thiên văn, chỉ sự phát sinh các loại “hiện tượng tự nhiên”, đại biểu cho ý chỉ của thiên thượng, cũng chính là thiên ý. Thiên ý không theo ý con người mà thay đổi, thiên ý chính là ý chỉ của vũ trụ. Trong khi đó, con người có xu hướng cho rằng những thiên tai mà mình phải gánh chịu đều là tự nhiên, đó là quan điểm hết sức sai lầm. Trên thực tế, không có gì xảy ra với nhân loại là ngẫu nhiên cả.
Trong kinh Phật, cuốn “Đại Chính Tàng Kinh” có đoạn: “Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hoặc sao chổi bùng phát thì đó là dấu hiệu của tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc xâm lược”.
Khải Huyền của Thánh Kinh, tiết 12 chương 6 cũng mô tả: “Khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, tôi thấy một trận động đất khủng khiếp xảy ra, mặt trời trở nên tối đen như một bao tải làm bằng lông đen, cả mặt trăng trở nên đỏ như máu…..
Địa cầu sẽ có các biến hóa mới nữa, động đất, sóng thần, hồng thủy, sấm chớp, mưa bão, núi lửa, cuồng phong, các loại ôn dịch, tai họa, v.v. Giữa các quốc gia, giữa con người với nhau sẽ chinh chiến bất đoạn. Mặt trăng nguyên là thuộc tính âm, chính là chủ sát, màu đỏ đại biểu tia máu ngút trời, tương lai mới rõ là chết bao nhiêu người”.
Người xưa tin vào thiên nhân hợp nhất, vũ trụ và con người là một chỉnh thể. Thời – không của thiên thể vũ trụ và thời – không của địa cầu là có quan hệ đối ứng. Hành vi của nhân loại có thể ảnh hưởng đến thiên tượng. Con người thuận theo trời mà hành xử, trời sẽ có điềm lành, báo hiệu nhân gian mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Trái lại trời hiển lộ điềm xấu, nhân gian sẽ có điềm báo khác thường cảnh báo về tai họa.
Những thiên tai, thảm hoa trông có vẻ ngẫu nhiên kia đều không hề ngẫu nhiên mà là sự tuần hoàn của nhân quả. Thực tế đã chứng minh rằng, trước khi tai họa xảy đến thì thường có dấu hiệu báo trước, hơn nữa Thượng Thiên sẽ không vô duyên vô cớ giáng xuống tai hoạ.
Con người có hai đặc điểm lớn: một là “tiên nhập vi chủ” (cái gì vào trước sẽ làm chủ) và hai là “nhãn kiến vi thực” (điều gì thấy mới cho là thật). Phương thức tư duy của con người thường bị giới hạn bởi hai đặc tính lớn này.
Con người thường cầu bình an. Thế nên, trước đại nạn, bất cứ thứ gì có vẻ có tác dụng bảo vệ là người ta chọn dùng, không phân biệt thật giả, chạy theo đám đông để đề phòng tai nạn. Việc con người trốn tránh tai họa là tất nhiên nhưng rất nhiều người không biết cứu cánh thực sự ở đâu, hoặc làm cách nào để bảo vệ mình, họ chỉ cố gắng trấn an bản thân.
Vì thế mới nói, thiên tai không có gì đáng sợ, mà đáng sợ là con người bất ngộ trước thiên tai. Đặc biệt là nhân loại đang trong thời Mạt thế đặc thù, bất ngộ Thiên ý cũng đồng nghĩa với làm ngơ trước cảnh tỉnh của Thiên thượng. Điều này cũng giống trong Đạo gia, người ta cho một “gậy cảnh tỉnh” vào đầu những đồ nhi bất ngộ.
Trên thực tế, Thần Phật đã cấp cho nhân loại đâu phải một lời nhắc nhở. Mấy năm vừa qua, trên bầu trời những ngôi sao nổ tung, không ngừng trùng tổ, dưới mặt đất thiên tai, dịch bệnh xuất hiện liên miên và vẫn chưa dừng lại.
Ngày nay, đã có rất nhiều lời tiên tri được phá giải, nghiệm chứng, các tượng Thần, Phật rơi lệ, hoa cõi Phật khai nở, v.v. thế nhưng nhân loại vẫn nhìn không thấy, ngộ không ra.
Thiên tượng ngày càng nhiều
Tinh cầu mới đột nhiên xuất hiện, hệ Ngân Hà di chuyển ra xa, bốn mặt trời cùng chiếu sáng, tuyết rơi giữa tháng Sáu, loài cóc hợp bầy di chuyển, mỏm núi 12 tông đồ đổ sụp, “Đá heo kêu” báo nguy, v.v. khiến người ta hoa cả mắt. Những ai hiểu thấu lý “Thiên-nhân cảm ứng”, thì đều tin rằng những điều này tuyệt không phải ngẫu nhiên, mà là Thần hướng về con người mà chỉ bảo Thiên cơ.
Xã hội nhân loại không có việc nào là ngẫu nhiên, sự xuất hiện của các dự ngôn cũng không phải là ngẫu nhiên. Con người phải tự mình lựa chọn tương lai của chính mình, đây là Thiên lý.
Nhưng Thần Phật từ bi với con người, dùng hình thức dự ngôn để sớm cảnh báo cho con người những điều lịch sử sắp phát sinh. Đây chính là vì sao các khu vực khác nhau, các dân tộc khác nhau trên thế giới lưu truyền nhiều đời những dự ngôn kế thừa từ tổ tiên của chính họ. Bên trong những dự ngôn đó có lời nhắc nhở khuyên bảo của Thần, và cũng có rất nhiều những sự kiện lịch sử quan trọng sắp phát sinh.
Bộ tộc Kogi, một bộ tộc thông thái biết tất cả các sự việc đang diễn ra trên Trái Đất dù họ ở trong rừng sâu, cũng nói rõ một thông điệp rằng: “Chúng tôi nói bằng trái tim, những lời nói chân thành nhất rằng: Nhân loại đang sắp bước vào một thảm hoạ rất lớn mà từ trước tới nay chưa từng xảy ra. Loài người cần biết rằng tất cả chúng ta đều là anh em một nhà, đều là con cùng một mẹ.
Hiển nhiên đúng như vậy rồi vì chúng ta đều là con cùng một mẹ, nhưng tiếc là các em đã không chú ý đến điều này vì các em đã quên mất nguồn gốc thiêng liêng của các em rồi…”
Đâu là lối thoát cho nhân loại?
Rất nhiều khải thị trong kinh sách cổ và tiên tri đều chỉ ra rằng: khi đại kiếp nạn đến, nhiều tai họa dữ dội hơn sẽ đồng loạt giáng xuống. Vậy nhân loại cần làm gì để được “giải cứu”? Câu hỏi không có lời đáp này vừa khớp lại được giải khai trong một bài viết được xem như đã chỉ ra lối thoát cho con người trên địa cầu ngày nay. Nhiều học giả, luật sư, nhà giáo, doanh nhân… danh tiếng trên toàn thế giới đã ấn tượng và chấn động khi được khai thị rất nhiều thiên cơ trong bài viết “Vì sao có nhân loại”. Đây là bài viết rất đáng để chúng ta đọc và suy ngẫm.
Người ta thường nói, chỉ có ở trong đại nạn thì Phật tính con người mới có thể khôi phục lại. Hãy tự hỏi chính mình, chẳng lẽ đến khi bị dồn vào bước đường cùng thì chúng ta mới tỉnh ngộ hay sao? Mới minh bạch chúng ta vì điều gì mà làm người hay sao?
Điều khiến người ta dở khóc dở người là chân ngôn giúp cứu mạng thì không chịu nghe, Thiên ý ẩn sau thiên tai thì không chịu ngộ. Có một bài hát với lời ca từ bi cất lên rằng:
“Đại nạn cùng giáng xuống,
Giàu nghèo cũng như nhau.
Vẫn còn một lối thoát,
Chân tướng tìm cho mau.”
Chân Tâm (t/h)
Nguồn tham khảo Tinhhoa.net