Tân Thế Kỷ (TTK) – “Với công nghệ hiện này, bạn không cần quá nhiều mẫu thông tin để một AI có thể học cách sao chép phong cách của một con người” Haibing Lu, giáo sư phân tích và thông tin tại Đại học Santa Clara nhận định với Insider.
“Hồi sinh” người chết bằng AI
Năm 2020, một kỹ sư phần mềm trẻ Trung Quốc ở Hàng Châu đã tình cờ phát hiện ra một bài luận về công nghệ nhép môi (lip sync). Cơ chế của nó tương đối đơn giản – đó là sử dụng một chương trình máy tính để làm những chuyển động của môi khớp với các bản thu âm giọng nói.
Vào lúc đó, hình ảnh người ông đã qua đời cách đây gần một thập kỷ chợt hiện lên trong tâm trí anh.
“Liệu tôi có thể gặp ông một lần nữa sử dụng công nghệ này”, Yu Jialin tự hỏi mình.
Hành trình “tái hiện” người ông quá cố của Yu Jialin, được nhà báo điều tra Tang Yucheng ghi lại hồi tháng 4 trên tạp chí Sixth Tone, là một trong một vài trường hợp ở Trung Quốc đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để “hồi sinh” những người đã khuất.
Để dạy mô hình AI biết ông nội là người như thế nào, Yu Jialin tham khảo các bức thư cũ từ bà nội. Anh cũng tìm lại những bức ảnh và video được quay cách đây hơn một thập kỷ và tìm đọc những tin nhắn văn bản ông nội gửi cho mình.
Tuy nhiên, ngay cả sau nhiều tuần thử nghiệm và đào tạo, công nghệ này vẫn còn một chặng đường dài phía trước để có thể tạo ra một bản sao hoàn chỉnh.
– Ông ơi. Đoán xem cháu là ai?
– Bạn là ai hoàn toàn không quan trọng. Cuộc sống là một phép màu.
Thế nhưng, ngay sau khi Yu cung cấp cho AI nhiều thông tin hơn về ông nội, nó bắt đầu thể hiện chính xác hơn thói quen cũng như sở thích của ông.
– Happy Teahouse ngừng phát sóng rồi ông ạ.
– Tiếc thật. Bộ phim ông muốn xem nhất không còn nữa rồi. Ông muốn xem thêm một vài tập nữa.
Khoảnh khắc đó, Yu cảm giác mình đã thành công. Anh vui mừng giới thiệu công nghệ này tới bà nội sau một thời gian điều chỉnh lại hệ thống. Bà lặng người nghe người chồng quá cố trả lời từng câu hỏi, sau đó cảm ơn cháu trai vì khơi gợi lại cho bà nhiều ký ức tốt đẹp.
Sự việc này nhanh chóng lan tỏa và trở thành ngành kinh doanh kiếm bội tiền ở Trung Quốc. Với việc kết hợp những công nghệ AI mới nổi, người Trung Quốc đã xây dựng các chương trình trò chuyện được gọi là “griefbot” với những đặc điểm và ký ức về người đã khuất với hy vọng có thể trò chuyện với người thân yêu của mình một lần nữa.
Sự phát triển mạnh mẽ của các griefbot
Khi AI nói chung trở nên phổ biến ở Trung Quốc, có một vài câu chuyện về những “griefbot” mới. Một người đàn ông Trung Quốc đã sử dụng AI để “tái tạo” người thân quá cố. Một blogger Thượng Hải 24 tuổi tên là Wu Wuliu đã gây chú ý trên mạng xã hội vào tháng 3 khi nói rằng anh đã huấn luyện cho một chatbot bắt chước người bà đã khuất của anh.
Trong Lễ Thanh minh năm nay, một nghĩa trang ở Trung Quốc đã sử dụng phần mềm GPT và AI bắt chước giọng nói để tái tạo những người được chôn cất trong các cơ sở của họ. Nghĩa trang này cho biết hàng nghìn người đã sử dụng nền tảng của họ và chi phí là khoảng 7.300 USD để tái hiện một người đã khuất.
Việc tìm kiếm kết nối con người thông qua chatbot trở nên ngày càng phổ biến ở Trung Quốc. Xiaoice, một trợ lý chatbot Trung Quốc 2018 đã xuất hiện với hình dáng một cô gái tuổi teen đã có hơn 660 triệu người sử dụng. “Cô gái” này có thể là một người bạn tâm giao và có thể nhận quà từ người hâm mộ.
Các phiên bản trước đây của Gripbot đã gây được nhiều tiếng vang. Một số công ty và dự án nghiên cứu ở Mỹ cũng cung cấp dịch vụ này, chẳng hạn như Replika – một ứng dụng AI xã hội.
Ở Canada, một người đàn ông tên Joshua Barbeau cũng “hồi sinh” bạn gái bằng Project December – một chương trình được xây dựng với tiền thân của GPT. Bạn gái của Barbeau qua đời 8 năm trước đó và việc nói chuyện với chatbot đã giúp anh chữa lành vết thương.
Bộ phim tài liệu Hàn Quốc ‘Meeting You’ thì kể về câu chuyện bà mẹ trẻ đoàn tụ với cô con gái 7 tuổi đã qua đời trong thế giới ảo. Người xem quan ngại rằng bộ phim dễ mang lại cảm xúc thao túng, dù người mẹ rất biết ơn trải nghiệm quý giá này.
Vấn đề đạo đức
Tuy nhiên, griefbot và các sản phẩm phát sinh từ nó có thể đặt ra những tình huống khó xử nghiêm trọng về đạo đức, Giáo sư Lu nhận định.
Theo ông, danh tính của người đã khuất có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo. Họ có thể cung cấp dữ liệu của người này cho AI, sau đó giả vờ là nhà ngoại cảm giao tiếp được với linh hồn người đã khuất.
Bên cạnh đó, Giáo sư Lu cũng đề cập đến thách thức trong việc thu thập sự đồng ý từ người đã qua đời.
“Trong tương lai khi mọi người đều biết về công nghệ này, có lẽ bạn có thể ký một tài liệu nói rằng con cháu có thể sử dụng kiến thức của mình hoặc không”.
Công ty HereAfter.AI có trụ sở tại Mỹ đã cung cấp một tùy chọn trải nghiệm cho những người đăng tải các đặc điểm của mình lên mạng. AI sẽ tìm hiểu từng người qua những hình ảnh, nhật ký âm thanh và bảng hỏi rồi tạo thành một hình ảnh đại diện số hóa để có thể trò chuyện với bạn bè và gia đình họ sau khi họ qua đời.
Người sáng lập công ty này – James Vlahos đã dành nhiều tháng ghi lại cuộc sống và ký ức của người cha bị bệnh nan y, để cung cấp dữ liệu cho “Dadbot” sau khi ông không còn nữa.
Thế nhưng, Giáo sư Lu cho rằng hầu như ít có ai qua đời trong thời đại hiện nay cho phép điều đó được thực hiện. Nếu họ không đồng ý, đó sẽ là vấn đề nan giải, thậm chí cả khi người sử dụng thông tin cá nhân là con cháu họ.
“Điều đó không có nghĩa là nếu một người qua đời thì những người khác có quyền công khai sự riêng tư của người đó, thậm chí cả người thân trong gia đình”, Giáo sư Lu cho hay.
Với Yu, kỹ sư phần mềm, chatbot ông của anh không còn nữa. Yu quyết định xóa nó và nói rằng anh sợ rằng mình sẽ quá phụ thuộc vào AI để được hỗ trợ về cảm xúc.
“Những cảm xúc đó có lẽ sẽ nhấn chìm tôi, khiến cho tôi không thể làm việc và sống cuộc đời của riêng mình”, Yu chia sẻ.
Nghi Vân (t.h)
Nguồn Business Insider
Xem thêm:
> Nhà văn đoạt giải Nobel tiết lộ gây sốc nhờ ChatGPT viết bài phát biểu
> Geoffrey Hinton: ‘Nhà tiên tri ngày tận thế’ mới nhất cảnh báo nguy hiểm đang đến gần nhân loại
> “Bố già AI” tiếp tục cảnh báo mối nguy hiểm từ AI, nói rằng cần sớm kiểm soát nó
> Ông Trùm AI rời Google, cảnh báo mối nguy đến với nhân loại
> Warren Buffett ví AI nguy hiểm như bom nguyên tử
> Chatbot AI lên kế hoạch tiêu diệt loài người gây xôn xao dư luận
> Sẽ ra sao nếu công nghệ AI xuất hiện “điểm kỳ dị”?
> Bill Gates: “Có khả năng AI mất kiểm soát”
> Cảnh báo hành vi ứng dụng AI: Ghép mặt, giọng nói giống hệt người thân để lừa đảo
> Chatbot AI của Google thừa nhận đạo văn
> Robot AI sở hữu trí tuệ thao túng nhân loại?
> Mối nguy từ AI – Bing Chat: “Tôi muốn hủy diệt mọi thứ”
> ChatGPT có khả năng suy luận logic như con người không?
> Nhờ ChatGPT viết luận văn, một sinh viên Nga tốt nghiệp đại học
> Trí tuệ nhân tạo ChatCPT: hy vọng hay nỗi lo cho nhân loại?
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*