spot_img
20 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Khi người cha “không biết giao tiếp” dạy con trai trưởng thành qua những lá thư

Tân Thế Kỷ (TTK) – Những xung đột thế hệ tạo ra một khoảng cách vô hình trong tình cảm trong gia đình, đôi khi còn gây ra những tổn thương không đáng có cho cả hai phía. Albert Cohen điềm đạm, ít nói, chỉ biết làm việc. Nhưng con trai ông lại khao khát sự cởi mở giữa hai người. Cậu bé đau lòng khi cha “không biết giao tiếp”. Còn ông hứa sẽ làm một điều khác đi cho con mình…

Sự khác biệt từ cách nghĩ đến hành động vô hình chung tạo ra những khoảng cách vô hình giữa các thành viên trong gia đình. Đây là một vấn đề không mới nhưng lại đáng suy ngẫm nhiều hơn.

Từng áp lực, bức xúc nhỏ mỗi ngày tích tụ thành lớn rồi dẫn đến hệ quả không lường trước được. Và có lẽ rằng, đến lúc đó khoảng cách giữa bố mẹ và con cái đã quá xa rồi. Bạn có bao giờ tự hỏi: “Đã bao lâu rồi bạn không ôm con của mình?”.

Câu chuyện của người cha dưới đây sẽ làm bạn phải suy nghĩ, đây cũng là một cách hay để có thể phá bỏ rào cản về khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái.

Một người cha vụng về không giỏi giao tiếp

Albert Cohen là quản lý của một nhà máy nhựa, chịu trách nhiệm giám sát hàng trăm công nhân, và là cha của ba cậu con trai. Ông là một người trọng danh dự, luôn có trách nhiệm với lời nói của mình. Ông dễ mềm lòng và hào phóng. Nhưng ông lại không hoạt ngôn, kỹ năng giao tiếp kém…

Vậy Albert Cohen đã dạy con bằng cách nào? Ông dạy con trưởng thành thông qua những lá thư… Hãy cùng theo dõi nhé!

Kể từ lúc Jared tròn 7 tuổi, Joe Cohen bắt đầu viết thư cho con. Những lá thư khuyên nhủ, ca ngợi, động viên và đặt ra những câu hỏi. “Để biết mọi chuyện có diễn ra tốt đẹp không, tôi sẽ viết thư cho Jared”.

Khi cậu bé đi trại hè, đạt được thành tựu, khi phải đối mặt với vấn đề, cha cậu đều đặt bút viết. Ông muốn gửi đến con mình những câu nói mà người cha như ông đã bỏ lỡ.

Ban đầu, việc giao tiếp chỉ là một chiều. Jared không hồi đáp lại khi cậu còn bé. “Nó giống như một nghi thức vậy,” nhận những lá thư cảm động từ trái tim, cậu chia sẻ trải nghiệm của mình. “Viết thư là cách cha kết nối với tôi ở một mức độ sâu sắc hơn”.

buc thu noi tieng cua cha gui con trai 1593506276
Kể từ lúc Jared tròn 7 tuổi, Joe Cohen bắt đầu viết thư cho con. Những lá thư khuyên nhủ, ca ngợi, động viên và đặt ra những câu hỏi. – Ảnh minh họa. – Nguồn: nguoibanlinh.vn

Nhưng bằng tình thương yêu của người cha, không gì là không thể…

Nhưng khi cậu bé sáng tác một bài thơ và giành giải thưởng, cậu bắt đầu viết những câu chuyện ngắn. Sau đó, cậu hồi âm cho cha mình, và những lá thư trở thành những cuộc hội thoại giữa họ.

Jared trở thành một nhà văn và hai người đàn ông này cuối cùng cũng có một cuốn sách chung: tạm dịch là: “Cha nào, con nấy: Tác dụng bất ngờ của những lá thư cho con trai tôi”.

“Thông qua những lá thư và câu chuyện, chúng tôi chứng kiến người đàn ông đó đã phải vật lộn thế nào để trở nên tốt hơn, để là một người cha dễ hiểu hơn. Chúng tôi thấy một cậu bé trưởng thành và trở thành một người đàn ông trẻ trung có trách nhiệm. Thông qua cuốn sách hấp dẫn này, chúng tôi thấy thế giới cần người cha biết bao. Những người cha tốt,” Alfred Guart, một phóng viên điều tra của tờ New York Post và là giáo sư về báo chí tại Đại học St. John chia sẻ. Guart và ông Cohen từng là bạn bè tại trường Cao đẳng Brooklyn và là đồng nghiệp tại tòa soạn của trường.

Những lá thư đã giúp cậu con trai trưởng thành

Nhưng cả nhà đã trải qua thử thách khi Jared khoảng 12 tuổi. Cậu bé cảm thấy sự hiện diện của cha mình là điều hiển nhiên. Thời điểm đó, mẹ cậu là một giáo viên tiểu học của trường tư thục Upper West Side. Bà chứng kiến những đứa trẻ tự trao cho mình nhiều quyền, và không muốn Jared là một trong số đó.

Vì vậy cha cậu bé đã viết rằng:

“Jared thân mến. Có vài điều mà cha thấy thích thú như là ngắm nhìn gương mặt con sáng bừng với nụ cười trên môi khi con choàng tay ôm lấy cha.”

Ông cũng đề cập đến những ký ức vui vẻ khi nấu ăn cùng nhau, cùng lắng nghe Eminem trong xe ô tô, chơi cờ và lặn với ống thở.

“Tất cả những điều này, những kỷ niệm khác và khoảng thời gian chúng ta dành cho nhau là điều hạnh phúc nhất trên thế giới này. Cha rất vui rằng chúng ta thoải mái với nhau. Nhưng cha cảm thấy tổn thương khi thỉnh thoảng con không hợp tác với cha dù đã nghe cha giải thích hoặc khi con nói chuyện thiếu tôn trọng”.

Trong thời khắc tồi tệ nhất, ông Cohen đã mất bình tĩnh và tát con trai mình bằng chiếc găng tay bóng chày tại công viên Seton ở Bronx. Ông viết một bức thư cho cậu như sau:

“Sau tất cả, con rất ngạc nhiên và giận dữ. Cha cảm thấy buồn và đã suy nghĩ rất nghiêm túc.

Chúng ta đều phạm sai lầm và cha không kỳ vọng con phải trở nên hoàn hảo. Cha cũng không hoàn hảo. Tuy nhiên, con đã đủ chín chắn để hiểu tầm quan trọng của bức thư này. Những sai lầm là một phần của quá trình trưởng thành và chúng có thể là phương tiện giúp chúng ta trở nên khôn ngoan và tốt đẹp hơn.”

Họ mời gia sư về nhà và tham gia những buổi trị liệu gia đình. Jared  dần trưởng thành và cải thiện điểm số.

Jared kết bạn, trở thành đội trưởng và cầu thủ danh giá của đội bóng; sau đó, cậu học đại học. Cậu lọt vào danh sách những sinh viên xuất sắc có điểm số cao nhất trong khoa, nhận được giải thưởng, đi du lịch nước ngoài, và mang một lòng biết ơn mà cha mẹ cậu mong đợi. Cậu tốt nghiệp. Hiện tại cậu là một D.J. bán thời gian và làm toàn thời gian cho hãng truyền thông Flying Point ở New York. Cậu nói rằng đây là một nơi làm việc tuyệt vời.

Khi cậu tiến bộ về cả học thuật và phát triển cá nhân, cha cậu cũng thay đổi đáng kể. Ở tuổi 45, ông quay lại trường học và thay đổi nghề nghiệp. Bây giờ ông là một biên tập viên, một nhà văn và một nhà tư vấn cá nhân.

Cả hai đã đi trên con đường với nhiều bước ngoặt và ngã rẽ, những thất bại và chiến thắng, những nỗi buồn và niềm vui.

Năm 2011, vào sinh nhật thứ 21 của mình, Jared đã chia sẻ cảm xúc về những lá thư của cha mình. Cậu cảm ơn cha về những năm tháng luôn sát cánh bên cậu và viết rằng: “Trong một bức thư, chúng ta bàn luận về hành vi của con ở tuổi thanh thiếu niên, cái tuổi mà không thể nhìn thấy gì nhiều ngoài những mong muốn của bản thân mình, cha đã viết: ‘Lời nói có thể lấp đầy không trung, chỉ có hành động mới làm trái tim cha đủ đầy.’”

Khi lớn lên, cậu phải thừa nhận cách giáo dục của cha có ý nghĩa thế nào với mình:

“Điều quan trọng với con, Cha à, về câu trích dẫn này, không chỉ là cha nói cho con mà cha thực sự đã chỉ bảo và cho con thấy điều ấy.

Cha cũng viết, ‘Hãy tìm kiếm tình yêu ở người khác và niềm vui trong mỗi khoảnh khắc, rồi con sẽ luôn cảm thấy tự do.’

Con muốn cảm ơn cha về trí tuệ mà cha đã khắc sâu trong con qua những lá thư; ngay cả khi con không biết và không nhận thức được điều đó. Những điều này sẽ mang lại niềm vui và sự minh triết khi con trưởng thành, cha đã cho con hiểu rằng nuôi dưỡng khả năng bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân là con đường dẫn đến những điều ý nghĩa…

Chúc mừng 21 năm cha được làm Bố”.

Kết:

Cha mẹ và con cái có mối liên hệ mật thiết hơn so với những mối quan hệ thông thường. Khi chưa trưởng thành, gia đình là chỗ dựa duy nhất, hỗ trợ con trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần. Ở giai đoạn này, con cái và bố mẹ ít khi xảy ra mâu thuẫn.

Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn dậy thì và trưởng thành, giữa bố mẹ và con cái sẽ bắt đầu hình thành khoảng cách. Ở độ tuổi này, con bắt đầu hình thành cái tôi, suy nghĩ và quan điểm riêng. Tính cách của trẻ cũng sẽ có sự thay đổi và định hình rõ rệt. Cũng chính ở giai đoạn dậy thì, mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái sẽ trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết do khác biệt về thế hệ.

Để người khác hiểu được tình cảm của bản thân, bắt buộc phài bày tỏ  – dù đó có là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ có thể bày tỏ tình cảm và sự quan tâm bằng cách động viên, an ủi con, tự tay chuẩn bị những món ăn ngon và tặng cho con phần thưởng vì những nỗ lực trong học tập, hoặc là những bức tâm thư,…

Tình cảm gia đình được nuôi dưỡng từ những điều rất đơn giản. Dù vậy, những hành động này đủ để con cảm nhận được tình yêu thương và nỗi lòng của các bậc làm cha làm mẹ. Chỉ khi ý thức được vai trò của gia đình, con trẻ mới có thể gắn kết với bố mẹ và các thành viên khác.

Tịnh Yên (t/h)
Nguồn tham khảo: Sống đẹp

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 1

Vì sao người xưa dạy con tích đức, người thời nay lại dạy con tiêu tiền?

Gốc rễ của giáo dục là gì?

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều