spot_img
26 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Gốc rễ của giáo dục là gì?

Tân Thế Kỷ (TTK) – Ngày nay, tại sao có rất nhiều đứa trẻ không những được nhồi nhét kiến thức mà còn trải qua hết lớp kỹ năng sống này đến lớp kỹ năng sống khác nhưng vẫn thiếu tự tin, thậm chí nhiều em tỏ ra chán ghét cuộc sống này vì có quá nhiều áp lực? Vậy người lớn chúng ta sai ở chỗ nào trong khi đa số đều cho rằng cho con đi học nhiều vì muốn con có tương lai tốt nhất? Vậy rốt cuộc thì gốc rễ của giáo dục là ở đâu?

Thật ra, sứ mệnh của giáo dục không phải là để tạo ra những kĩ sư, những nhà khoa học, những người nắm trong tay đủ mọi loại kiến thức, mà ý nghĩa sau cùng của giáo dục là khiến cho con người biết trân trọng sự sống, cảm nhận sự sống trong tổng thể, yêu mến đối với mọi sự sống trên thế giới này.

Luận thuật vấn đề gốc rễ của giáo dục

Vương Thủ Nhân là nhà tư tưởng, nhà giáo dục triều Minh, vì ông đã từng trú ở hang động Dương Minh nên thế nhân gọi ông là Dương Minh tiên sinh, tức Vương Dương Minh.

Vương Dương Minh có một bài văn có tên “Tống Tông Bá Kiều Bạch Nham tự” (Tông Bá là biệt danh của Thượng thư Bộ Lễ. Kiều Bạch Nham họ Kiều, tên Vũ, hiệu Bạch Nham). Đây là khi Kiều Vũ chuẩn bị đi Nam Kinh nhậm chức Thượng thư Bộ Lễ, có đến nhà tác giả từ biệt, đàm đạo, sau đó tác giả đã chỉnh lý thành bài văn, tặng cho Kiều Vũ để làm lời tặng lúc tiễn biệt.

2011 2 26 wangyangming ss
Vương Dương Minh – nhà tư tưởng, nhà giáo dục triều Minh

Bài văn thông qua cuộc đối thoại của hai người đã luận thuật vấn đề gốc rễ của việc học. Học cần phải chuyên, phải tinh, nhưng nếu chuyên và tinh mà rời xa Đạo thì chẳng bị nhấn chìm thì cũng bị mê lạc trong tà tịch nhảm nhí.

Cái gọi là Đạo, Vương Dương Minh là nói về Đại Đạo của trời đất vạn vật sinh thành và phát triển. Chuyên tức là chuyên nhất, tinh tức là tinh túy. Nếu dùng tâm lực chuyên và tinh để hiểu rõ Đại Đạo của trời đất vạn vật sinh thành và phát triển, thế thì những sự tính không trọng yếu như chương từ, kỹ năng… kia cũng chẳng phải sẽ tự nhiên thấu tỏ đó sao?

Câu chuyện người đầu bếp mổ trâu chính là một ví dụ tốt nhất chú giải luận điểm của Vương Dương Minh. Câu chuyện đó kể rằng, một người đầu bếp khi mổ trâu cho Lương Huệ Vương đã thi triển kỹ nghệ xuất quỷ nhập Thần. Động tác của đầu bếp không những hoàn mỹ, mà âm thanh khi mổ trâu lại có tiết tấu hòa điệu với khúc nhạc. Một người đầu bếp làm thế nào có thể đạt được đến cảnh giới này?

Câu trả lời của anh ta cũng rất đặc biệt: “Thứ mà thần yêu thích là Đạo, là thứ vượt xa kỹ thuật vậy.” Câu nói vô cùng rõ ràng, sở dĩ bản thân có thể làm được đến mức như thế này là vì thể ngộ của bản thân đối với Đạo đã vượt trên truy cầu đối với kỹ thuật.

Do đó có thể thấy, yêu cầu của người xưa đối với người làm thầy là “truyền Đạo, thụ nghiệp, giải hoặc” (truyền Đạo, truyền thụ nghề, giải đáp nghi hoặc) thì cũng không khó để lý giải. Cái Đạo này không phải là quy luật của sự vật thông thường, mà là Đại Đạo sinh thành biến hóa của trời đất vạn vật.

Vấn đề gốc rễ của giáo dục chính là đem cái Đạo này ra truyền thụ cho học sinh

Cái Đạo này trong các kinh điển của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đều có những luận thuật ở các góc độ khác nhau.

Trong Đạo giáo, Lão Tử coi đạo là nguồn gốc của vũ trụ, là bản nguyên của Trời Đất và vạn vật, có nguồn gốc tự nhiên nhưng không biết nơi xuất phát cũng không có nơi kết thúc: “Có một thứ gì đó sinh ra cả trời đất, lặng lẽ, trống không, đứng riêng biệt không đổi thay, tuần hoàn không biết mệt mỏi, bao quát cả những thứ hữu hình và vô hình, ta không rõ tên là gì, gọi nó là đạo (hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh, tịch hề liêu hề, độc lập bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ mẫu; ngô bát tri kỳ danh, tự chi viết đạo)”.

Đạo ở khắp vũ trụ, tàng ẩn trong muôn vật thiên nhiên mà không có bất cứ sự phân biệt nào. Đạo là vô hình nhưng công dụng vô biên đối với vạn vật đều tương đối và ngang nhau, có thể hình dung đó là đạo của Trời.

etviet lao tu giang tran truyen dai dao
Lão Tử. – Ảnh: epochtimesviet.com

Lão Tử cũng diễn tả Đạo với nhiều con đường khác nhau với hình dung rõ nét hơn nhờ vào cái Lý đi theo sau nó, như Đạo Người, Đạo Trời, Đạo Trị Nước hay Đạo Đức Kinh của ông. Theo ông, Đạo có công sinh ra vạn vật, còn Đức thì bồi dưỡng, nuôi lớn vạn vật và có công che chở vạn vật, nhưng công sức đó lại tùy thuộc vào Đạo…

Nói cách khác, khi vạn vật được tự nhiên sinh ra, muốn được phát triển và trưởng thành tốt thì phải cần quá trình bồi dưỡng nuôi nấng tốt, muốn được thế cần phải tuân theo chính quy luật của nó, tức quy luật của tự nhiên, là quy luật của Đạo. Khi con người làm được những điều thích ứng thuận với đạo Trời thì coi như đắc đạo. Vì thế, Lão Tử chủ trương sống tự nhiên với bản chất con người để gần gũi với Đạo hơn.

Trong Phật giáo, “Bình Thường Tâm Thị Đạo” người nhập được vào bản tâm thanh tịnh, giữ được tâm bình thường của chính mình, là người đó thấy được đạo và nhập được vào đạo.

Khi đó, có thể đọc hiểu được những lời dạy của chư Phật, thấu hiểu được mọi Phật pháp, không cần phải thuộc làu các kinh điển hay sách vở, mà vẫn tự thấy được con đường giác ngộ và giải thoát, tiến tới xây dựng đời sống hiện hữu được an lạc và tìm thấy hạnh phúc cho bản thân.

Trong Đạo Phật, từ Đạo được hiểu là con đường, từ Phật nghĩa là Giác Ngộ, Toàn Giác.Đạo Phật được hiểu là con đường đi tới sự Giác Ngộ.

Trong Nho giáo, Đạo học lớn cốt để phát huy đức sáng, đức tốt đẹp của con người, đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện, khiến mọi người đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất. Có hiểu được phải đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất thì mới kiên định chí hướng. Chí hướng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh.

Tâm yên tĩnh rồi, lòng mới ổn định. Lòng ổn định rồi, suy nghĩ sự việc mới có thể chu toàn. Suy nghĩ sự việc chu toàn rồi, mới có thể xử lý, giải quyết công việc được thỏa đáng. Vạn vật đều có đầu có đuôi, có gốc có ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và kết thúc. Biết làm cái gì trước cái gì sau, tức là đã tiếp cận nguyên tắc của đạo rồi.

Ngày nay, do tác động của văn minh khoa học kỹ thuật thực chứng phương Tây, mọi người đã rất khó để có thể hiểu rõ hàm nghĩa chính xác mà người xưa muốn biểu đạt. Phương pháp giải quyết vấn đề của mọi người đã trở thành phương thức tư duy đơn giản máy móc “đau đầu chữa đầu, đau chân chữa chân”, từ đó nhận thức đối với vũ trụ, thân thể người, và trời đất vạn vật thì ấu trĩ nực cười giống như thầy bói xem voi.

Điều đáng mừng là, đúng lúc thời khắc nhân loại mê mờ không chỗ dựa thì Pháp Luân Đại Pháp đã truyền Đại Pháp, Đại Đạo Chân-Thiện-Nhẫn, đặc tính căn bản của vũ trụ truyền cho nhân loại và chúng sinh các giới, khiến nhân loại có thể dựa vào đó để thấu triệt sự huyền bí của sinh mệnh, vũ trụ và vạn sự vạn vật.

Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Pháp Luân Công, là một môn khí công tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Pháp môn này gồm bộ phận tu sửa tâm tính theo tiêu chuẩn Chân thành, Thiện lương, Nhẫn nại; và nội hàm rộng lớn hơn nữa của nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Bên cạnh đó là việc rèn luyện 5 bài công pháp nhẹ nhàng; gồm 4 bài đứng và 1 bài thiền định.

Thông qua việc vừa tu tâm tính, vừa luyện động tác, không ngừng đề cao tiêu chuẩn tâm tính cho bản thân; người học có thể đạt đến trạng thái khỏe mạnh, không còn bệnh tật, tinh thần an hòa và thăng hoa về cảnh giới sinh mệnh.

pjimage 2 10 700x366 1
Pháp Luân Đại Pháp đã truyền Đại Pháp, Đại Đạo Chân-Thiện-Nhẫn, đặc tính căn bản của vũ trụ cho nhân loại, khiến nhân loại có thể dựa vào đó để thấu triệt sự huyền bí của sinh mệnh, vũ trụ và vạn sự vạn vật. – Ảnh: ĐKN

Như vậy người làm thầy hiện nay đem Pháp Luân Đại Pháp nói với học sinh thì chính là thực sự đang làm hết chức trách “truyền Đạo” của người thầy. Người làm cha mẹ, giáo dục con cái theo Chân-Thiện-Nhẫn thì sẽ tạo dựng tương lai tốt đẹp cho con cái.

Chúng ta hãy cùng xem hai ví dụ tuân theo đạo lý của Pháp Luân Đại Pháp mà đã thu được ích lợi trong công tác và học tập.

Câu chuyện thứ nhất: Nguồn gốc thành tích đứng đầu toàn khóa của trường đại học trọng điểm

Dương Thanh đã đăng bài viết trên trang mạng Minh Huệ rằng, khi còn nhỏ anh chăm chỉ học hành, chỉ là để không bị cha trách mắng, thành tích cũng chỉ là trên trung bình trong lớp.

Khi học trung học, anh bắt đầu suy nghĩ về đời người. Dưới sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng công thành danh tựu, anh khắc khổ lao vào học tập, cuối cùng cũng đã thi được vào trường đại học trọng điểm, thành tích tuy cũng khá, nhưng cũng chưa bao giờ nổi bật. Nhưng cái giá phải trả cũng rất lớn, thường xuyên học đến 11, 12 giờ đêm, tóc rụng từng nắm, quầng mắt thâm đen, ảnh chụp tốt nghiệp tang thương như ông già.

Đến đại học, dường như đến điểm cuối của phấn đấu rồi, liền bê trễ: Xem phim, du lịch, các hoạt động tập thể… trường học nhiễu loạn đầy cám dỗ. Sự trống rỗng và mờ mịt cũng theo đó mà đến, anh đọc rất nhiều sách triết học, tôn giáo ở thư viện trường nhưng cũng không tìm được đáp án khiến anh thỏa mãn.

Cuối cùng khi đọc Chuyển Pháp Luân – trước tác của Đại sư Lý Hồng Chí, nội tâm anh đã chấn động sâu sắc. “Chân-Thiện-Nhẫn”, “Phản bổn quy chân” luôn hiện lên trong tâm, khiến anh bỗng chốc hiểu rõ ý nghĩa đích thực của đời người.

Anh viết trong bài viết rằng: “Thông qua học Pháp không ngừng, tôi đã hiểu rõ rằng, làm học sinh thì phải học tập tốt, mục đích học tập tốt là có trách nhiệm với công việc sau này, có trách nhiệm với xã hội. Trong học tập, tôi chiểu theo yêu cầu của Pháp tu bỏ tâm chấp trước.

Ví dụ, có lúc làm bài muốn có thành tích tốt, liền ý thức được rằng, đây là tâm danh lợi, cần trừ bỏ nó đi, thay vào đó là làm thế nào làm tốt bài tập, sau khi học xong sẽ có trách nhiệm hơn, phục vụ xã hội tốt hơn. Khi tôi làm bài tập tốt, sẽ có ý nghĩ hiển thị, thì lại ý thức được rằng, đó là tâm hiển thị, cần trừ bỏ. Tâm tôi cảm thấy càng ngày càng bình lặng, thiết thực. Cuộc sống cứ ngày ngày qua đi đầy đặn, thiết thực như thế”.

Một ngày nọ, khi bạn học đột nhiên nói với anh rằng: “Bạn đứng đầu toàn khóa”, anh vẫn cho rằng bạn học đùa vui với anh.

Bởi vì mỗi ngày anh đều dành rất nhiều thời gian học Pháp, luyện công, hoàn toàn không có sự khắc khổ học tập trước các kỳ thi. Cũng giống như các bạn học khác, anh chỉ lên lớp nghe giảng, ở nhà hoàn thành bài tập, xem sách trước khi thi mà thôi. Cả trường có gần 200 cao thủ, hơn nữa anh vốn cũng không xuất sắc trong số những sinh viên xuất sắc cao thủ như mây này. Thành tích nhập học xếp thứ 50, 60 toàn khóa cũng đã là khá lắm rồi. Nhưng đến khi nhận giấy khen, anh đã kinh ngạc, quả thực là đứng đầu toàn khóa của trường đại học trọng điểm.

Về việc này, Dương Thanh viết rằng: “Thì ra trong quá trình tôi không ngừng học Pháp tu luyện, tâm của tôi đã tĩnh lại rất nhiều, không còn mệt mỏi vì danh lợi nữa, học tập cũng nhẹ nhàng thoải mái, thầy giáo giảng điều gì thì tôi đều rất nhanh chóng lĩnh hội được, không bỏ công sức nhiều mà rất nhẹ nhàng đạt được thứ nhất.

Đó là Pháp Luân Đại Pháp đã làm trong sạch cái tâm tôi, khai mở trí huệ của tôi. Từ việc học tập vì sợ cha, đến khổ công học tập vì danh lợi, cho đến học vì hiểu rõ đạo lý sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Pháp Luân Đại Pháp đã triển hiện uy lực thần kỳ trên thân tôi.”

Câu chuyện thứ hai: “Sợi gừng xỏ kim” và “thái thịt trên tấm đậu phụ”

Ngày 6 tháng 8 năm 2020, Đài truyền hình Tân Đường Nhân có một đoạn video: Trần Vĩnh Minh, quán quân ẩm thực Sơn Đông, cuộc thi kỹ thuật nấu ăn món ăn Trung Quốc toàn thế giới lần đầu tiên do Tân Đường Nhân tổ chức, đã thi triển kỹ nghệ tuyệt diệu “Sợi gừng xỏ kim” và “thái thịt trên tấm đậu phụ”.

Trên truyền hình, sau khi Trần Vĩnh Minh thi triển kỹ nghệ điêu luyện thái thẳng, thái lát, thái sợi nhỏ, thái hoa, còn bịt mắt biểu diễn “thái mù”. Anh lấy sợi gừng mình thái ra rồi luồn qua lỗ kim, tùy ý lấy một sợi rồi luồn qua lỗ kim. Anh biểu diễn thái thịt trên miếng đậu phụ, những sợi thịt thái ra kích thước đều tăm tắp, độ dày mỏng đồng đều, quả thực khiến người xem tán thán là đỉnh cao.

Trần Vĩnh Minh nói: “Khi người và dao hợp thành nhất thể, kỹ thuật sử dụng dao của bạn sẽ nâng lên đến cảnh giới không thể ngờ được”; “Mọi người có thể nghe nói về trạng thái người và dao hợp nhất, có người bạn nói, cái mà anh nói là thứ ở tinh thần.

Thực tế, tinh thần và kỹ thuật là hợp 2 trong 1, khi tinh thần của bạn và vật chất đạt được hợp thành nhất thể, khi đó kỹ thuật thao tác của bạn là nâng cao đến cảnh giới không thể ngờ tới”; “Vào tích tắc khi dao và cái tâm của bạn hòa vào nhau, bạn có thể biết rõ lát thái mỏng thế nào, thái sợi nhỏ thế nào”; “Nếu bạn muốn làm một đầu bếp giỏi, muốn đạt được đến một cảnh giới trong nghề đầu bếp, tâm và dao hợp nhất, người và nồi hợp nhất, đạt đến cảnh giới cao hơn như thế, thì bạn ắt phải tịnh hóa bản thân”.

Thực tế, Trần Vĩnh Minh biểu diễn tuyệt chiêu “Thái thịt trên tấm đậu phụ” và “Sợi gừng xỏ lỗ kim” cũng là một truyền thuyết lưu truyền trong giới đầu bếp, hiện nay đã không có người có thể làm được. Trần Vĩnh Minh trực ngôn nói thẳng ra công phu này của anh, là sau khi tham gia cuộc thi kỹ thuật nấu ăn món ăn Trung Quốc của Tân Đường Nhân, trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bỗng nhiên cảm thấy mình có loại đề cao này, rất tự nhiên nắm bắt được môn công phu độc đáo này.

Công phu sử dụng dao mà Trần Vĩnh Minh thể hiện và thể ngộ của anh, đó là trạng thái sau khi đề cao cảnh giới. Việc này không chỉ đơn thuần là luyện tập kỹ thuật có thể đạt đến được, chủ yếu là yêu cầu cái tâm của đầu bếp phải thuần tịnh, đạt được cảnh giới người và dao hợp nhất.

Những trường hợp tương tự như trên còn có rất nhiều, họ đều dưới sự chỉ đạo của Pháp Luân Đại Pháp, thông qua tu luyện bản thân, đạt được sự mạnh khỏe của thân và tâm, đạo đức thăng hoa, trong công việc của mình hoặc trong các hạng mục kỹ thuật, họ không ngừng thể ngộ được Đạo, cũng là dưới sự chỉ đạo của thể ngộ được Đạo ở trong Pháp Luân Đại Pháp, khiến các loại kỹ năng có thể thăng hoa theo.

Lúc này chúng ta càng thể hội được, làm một nhà giáo dục hiện nay, đưa Pháp Luân Đại Pháp giới thiệu cho học sinh thì mới là thực sự dẫn dắt học sinh đến con đường chính của đời người.

Trong hơn 30 năm qua, khi nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công đã được trên 100 quốc gia công nhận là giá trị phổ quát cần có giúp các giá trị đạo đức tốt đẹp quay trở lại, cùng rất nhiều những lợi ích to lớn về sức khỏe và tinh thần mà môn Pháp này mang lại cho con người, rất nhiều trường học, trường Cảnh sát và các Tổ chức cộng đồng đã đưa Pháp Luân Công vào giảng dạy và thực hành.

Xem thêm: Pháp Luân Công được đưa vào trường học và các hoạt động cộng đồng khắp thế giới

Theo Minh Huệ Net

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 17

Bài học giáo dục từ câu chuyện Đào mẫu dạy con

Lá thư 86 chữ của Gia Cát Lượng gửi con trai, gói trọn trí tuệ hơn 1800 năm trước tới nay vẫn còn nguyên giá trị

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều