Tân Thế Kỷ – Theo clip ghi lại vào ngày 11/6, đàn voi rừng trên đã kéo nhau ra bìa rừng, tới khu vực hàng rào điện gần nhà dân để tìm thức ăn. Khi phát hiện con người, đàn voi nhanh chóng quay lại và di chuyển đi nơi khác.
May mắn, hoa màu của người dân nơi đây không bị voi phá nát cũng như tính mạng của người dân không gặp nguy hiểm.
Trước đây, tại huyện Vĩnh Cửu cũng như tại khu vực đất rừng huyện Định Quán, voi thường xuyên xuất hiện phá hoại hoa màu, chòi rẫy, tấn công người dân. Tại ấp 3, xã Thanh Sơn, con voi quật bị thương một con bò, tấn công anh L.T.L trọng thương, phải đi bệnh viện cấp cứu.
Theo VNN, tại Đồng Nai, voi thường xuyên xuất hiện ở khu vực nương rẫy của người dân, phá hoại hoa màu, cây ăn trái khiến xung đột giữa người và voi thêm căng thẳng.
Nhằm ngăn chặn xung đột giữa người và voi, năm 2017, tỉnh Đồng Nai chi 85 tỷ đồng xây hàng rào điện dài 50km tại các xã Mã Đà, Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu) và xã Thanh Sơn (huyện Định Quán).
Hiện đàn voi ở Đồng Nai có khoảng 20 con, sống chủ yếu ở Vườn Quốc gia Cát Tiên (huyện Tân Phú), Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu) và khu vực đất rừng do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà (huyện Định Quán) quản lý
Việt Nam còn nhiều nhất là 239 con voi, rừng nguyên sinh còn nguyên vẹn chỉ chiếm 0,25%
Theo báo Tài Nguyên và Môi Trường ngày 12/8/2022, trong khoảng gần hơn 30 năm trở lại đây, số lượng voi ở Việt Nam suy giảm nhanh chóng. Hiện chỉ còn khoảng 124 đến 148 cá thể voi hoang dã, 91 voi nuôi; tức Việt Nam còn nhiều nhất là 239 cá thể voi trên toàn quốc.
Tại hội thảo do Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã Quốc tế (FFI) phối hợp với Vườn quốc gia Pù Mát tổ chức vào ngày 26/4, FFI cho hay những năm 1990, Việt Nam ước tính có 2.000 cá thể voi nhưng đến năm 2013, con số này chỉ còn khoảng 130 cá thể, phân bố ở 8 tỉnh gồm Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước.
Nếu lấy mốc từ năm 1990 đến năm 2013, trung bình mỗi năm đàn voi của Việt Nam mất tới 81 con.
Điều này cho thấy số lượng tổng đàn voi của Việt Nam – nhiều nhất 239 con – là con số “mong manh” khi suy xét đến những nguyên nhân khiến đàn voi bị suy giảm.
Theo báo Tài Nguyên và Môi Trường, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đàn voi suy giảm là do môi trường sống của voi ngày càng bị thu hẹp, khi rừng tự nhiên bị tàn phá và sông bị chặn đứng làm các đập thuỷ điện.
Giới chức Việt Nam và tổ chức quốc tế nhận định diện tích rừng phòng hộ là rừng tự nhiên tại Việt Nam bị giảm đáng kể, những khu rừng nguyên sinh còn nguyên vẹn chiếm tỷ lệ quá thấp, chỉ 0,25%.
Nghi Vân (t.h)
Xem thêm:
Sóc Trăng: Phẫu thuật lấy ra búi tóc lớn trong bụng bé gái 4 tuổi
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*