spot_img
18 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Kẹt đường trên đỉnh… Everest

Tân Thế Kỷ – Chinh phục đỉnh Everest là một giấc mơ của hàng triệu người trên thế giới và nó đã mở ra cơ hội để đất nước Nepal thu về một khoản tiền khổng lồ hàng năm.

hanoimoi.com.vn uploads thanhha 2019 5 24 everest
Chinh phục đỉnh Everest là một giấc mơ của hàng triệu người trên thế giới (Ảnh Hanoimoi)

Tắt đường trên đỉnh Everest

Leo núi Everest ngày càng trở nên phổ biến, mặc dù đây là hoạt động nguy hiểm và tốn kém. Nhu cầu đi lại bị dồn nén do đại dịch được cho là nguyên nhân dẫn đến một mùa leo núi đông đúc trong năm nay.

Kami-Rita, nhà leo núi người Nepal 53-tuổi, đã chinh phục thành công đỉnh Everest 28 lần. Ảnh: Reuters.
Chinh phục “nóc nhà thế giới” đã trở thành niềm mơ ước của hàng triệu người (Ảnh Reuter)

Khả năng không thể quay trở lại sau chuyến leo núi vẫn không ngăn được những người tìm kiếm mạo hiểm lên đỉnh Everest. Bằng chứng có nhiều hình ảnh và video cho thấy tình trạng “tắc đường” bởi những người leo núi gây ra trong những năm gần đây lan truyền ngày càng nhiều, khiến người xem bị sốc.

Tháng 5/2019, cảnh cả trăm người xếp hàng trên con đường mòn dưới cái lạnh âm 30 độ chờ lên đỉnh Everest từng gây sốt trên các phương tiện truyền thông toàn thế giới. Thảm họa tắc đường năm đó đã khiến 11 người đã chết vì kiệt sức và thiếu oxy.

Tắc đường ở Everest: Ký ức kinh hoàng đầy ám ảnh của cô gái trở về từ cõi chết và những mặt tối đáng sợ bị bóc trần - Ảnh 1.
Hơn 200 người gặp cảnh tắc đường ở đỉnh núi Everest năm 2019

Đầu tháng 6 vừa qua, cảnh tượng này một lần nữa lặp lại. Một đoạn video ngắn trên TikTok ghi lại hàng dài người leo núi nhích từng bước, nối đuôi nhau đi qua đoạn đường núi tuyết hiểm trở trên “nóc nhà thế giới” với lời bình “Làm thế quái nào lại có hàng dài người ở Everest, điều đó thực sự quá điên rồ”. Video đã thu hút hơn 3 triệu lượt xem và đang được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội.

Cảnh 'tắc đường' chết chóc trên đỉnh Everest - Ảnh 2.
Ảnh chụp từ video đăng trên TikTok mới đây thu hút hàng triệu lượt xem (Ảnh. news.com.au)

“Leo lên đỉnh Everest ngày càng giống xếp hàng cuối tuần ở Disneyland”, một người khác nói thêm.

“Làn đường vượt nhanh ở đâu?”, người khác mỉa mai. “Giống như một công viên dây thừng dành cho những người nhiều tiền”, một người nói thêm. Thậm chí, nhiều người còn kháo nhau sẽ sớm có cửa hàng bán đồ trên đỉnh núi.

Reuter đưa tin, hầu hết mọi người leo lên phía nam của Everest ở Nepal và phải mua giấy phép từ chính phủ nước này với giá khoảng 11.000 đô la Mỹ mỗi người. Năm nay, Nepal đã cấp 463 giấy phép kỷ lục từ tháng 3 – 5  và chính phủ thu được khoảng 5 triệu đô la Mỹ.

Ang Tshering Sherpa, hướng dẫn leo núi của Asian Trekking cho biết, mỗi người leo núi chi ít nhất 26.700 đô la Mỹ cho một chuyến thám hiểm ở Nepal, bao gồm phí giấy phép, xăng, thức ăn, hướng dẫn viên…

Tử vong vì kẹt đường, lạnh buốt và thiếu oxy

Mùa leo núi xuân năm 2019 đã gây sốc bởi “cái chết và sự hỗn loạn”. Có 11 người chết khiến mùa này trở thành một trong những mùa chết chóc nhất trong nhiều năm.

Theo cơ sở dữ liệu của Himalaya, số người chết khi leo Everest năm nay đã vượt qua con số của năm 2019. Tính đến tháng 6, có tới 12 trường hợp tử nạn và 5 người mất tích trên đỉnh núi này.

Cảnh 'tắc đường' chết chóc trên đỉnh Everest - Ảnh 3.
Cảnh bám dây thừng leo lên đỉnh núi (Ảnh. news.com.au)

Trang tin News (Australia) cho biết người thiệt mạng gần đây nhất, vào 3 tuần trước, là nhà leo núi nghiệp dư Australia Jason Kennison. Nguyên nhân tử vong được xác định là do sốc độ cao nghiêm trọng. Đơn vị tổ chức chuyến thám hiểm cho biết Kennison đã leo đến đỉnh và bắt đầu có dấu hiệu kiệt sức. Khi được đội cứu hộ đưa xuống khu vực nghỉ gần đỉnh, Kennison đã qua đời.

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều nhà leo núi tử nạn trên đường chinh phục nóc nhà thế giới là vấn nạn tắc đường. Việc chờ đợi trong cái lạnh âm chục độ C ở độ cao trên 8.000 m gây nhiều nguy hiểm cho người leo núi, nhất là những người chưa đủ kinh nghiệm.

“Tắc đường” trên Everest không chỉ bất tiện mà còn nguy hiểm – đặc biệt ở nơi được gọi là “tử địa” trong nỗ lực cuối cùng của những người leo núi lên đỉnh ở độ cao trên 8.000m.

Bị mắc kẹt trong hàng đợi ở độ cao đến mức những người leo núi phải sử dụng bình dưỡng khí để sống sót là điều cực kỳ nguy hiểm.

Tại nơi gần đỉnh núi, thường được gọi là “tử dịa”, người leo núi cần sử dụng nhiều oxy để hoàn thành chặng đường chinh phục. Do đó, chờ đợi trong thời gian dài dễ dẫn đến cạn kiệt oxy trong bình dưỡng khí.

Tình trạng tắc đường tại Everest được cho là bởi hai nguyên nhân chính là lượng người leo núi quá tải và điều kiện thời tiết xấu.

Ngành du lịch thu bộn tiền của Nepal

Theo SCMP, ngày nay, người leo núi có thể bay từ thủ đô Kathmandu, Nepal, đến sân bay Lukla, sau đó đi bộ đường dài 62 km lên trại căn cứ Everest. Việc thương mại hóa ngành công nghiệp leo núi trong bối cảnh các công ty du lịch đổ xô khai thác thám hiểm Everest đã khiến hoạt động chinh phục nóc nhà thế giới dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các dịch vụ ở nơi cao nhất thế giới có chi phí lên đến hàng trăm nghìn USD, tương đương hàng tỷ đồng và không phải du khách nào cũng đủ khả năng chi trả.

Hiện những người leo núi thông qua dịch vụ trọn gói phải chi trả trung bình 40.000 USD, khoảng 950.000 triệu đồng, cho mỗi chuyến thám hiểm, bao gồm phí làm giấy phép, phí hướng dẫn, đồ ăn, chỗ ở và các chi phí thuê dịch vụ địa phương.

Chính phủ Nepal đưa ra mức phí 11.000 USD, khoảng 260 triệu đồng, cho giấy phép leo đỉnh Everest từ phía biên giới của nước này. Trong khi đó, Trung Quốc quy định mức phí cao hơn đối với giấy phép leo lên đỉnh Everest từ Tây Tạng.

Cảnh 'tắc đường' chết chóc trên đỉnh Everest - Ảnh 4.
Bức ảnh này được chụp vào ngày 31.5.2021 với dòng người xếp hàng leo dốc trên đỉnh Everest (Ảnh. AFP)

Các công ty du lịch cung cấp dịch vụ leo Everest thiết kế các gói dịch vụ khác nhau, chi phí càng cao dịch vụ càng tiện lợi. Chi phí một chuyến gói VVIP có thể lên tới 100.000 USD. Chuyến đi có đầu bếp riêng, chỗ ở sang trọng, trực thăng dự phòng trong ngày, nhiều người trợ giúp, ngoài ra còn có nhiếp ảnh gia và người vác hành lý lên tới 200 kg.

Mỗi ngày có hàng chục chuyến bay đến Lukla. Dịch vụ ngày càng đầy đủ với hàng loạt khách sạn, hàng quán mọc lên, trực thăng luôn sẵn sàng cứu hộ. “Các chuyến thám hiểm Everest ngày nay hiếm khi kéo dài quá 45 ngày”, nhà leo núi Kami Rita nói.

Dịch vụ tại các điểm dừng trong hành hành leo Everest cũng phát triển nhiều hơn xưa. Thành phố Kathmandu ngày nay là điểm du lịch có đầy đủ hàng quán và các khách sạn từ bình dân đến 5 sao. Trại căn cứ Everest ở độ cao hơn 5.000 m cũng đầy đủ dịch vụ từ chỗ ở thoải mái, hàng quán, Internet và như ở trung tâm thủ đô Nepal.

Mặc dù đắt đỏ, các chuyến thám hiểm Everest ngày nay thu hút nhiều người leo núi. Ba thập kỷ đầu tiên sau chuyến leo núi thành công đầu tiên của Tenzing Norgay và Edmund Hillary vào tháng 5/1953, chỉ có 158 người, gồm 30 hướng dẫn viên, đã leo lên đỉnh thành công. Đến năm 2022, lượt người leo đến đỉnh Everest tăng lên 11.340 lượt, bao gồm 5.721 lượt được thực hiện bởi các Sherpa (hướng dẫn viên leo đỉnh Everest) từ Nepal và Trung Quốc.

Những năm gần đây, đỉnh Everest nóng hơn với số lượng người leo núi ngày càng tăng và tình trạng “tắc đường” gần đỉnh núi xảy ra thường xuyên hơn. Bộ Du lịch Nepal cho biết đã cấp phép leo Everest cho 325 nhà núi vào năm 2022. Đến tháng 5/2023, con số tăng lên 478 người.

Nghi Vân (t.h)

Hanhtrinh140x72 1 3

Xem thêm:

Kỳ lạ hồ nước nên thơ nhưng giết hơn 1.700 người và hàng ngàn vật nuôi chỉ trong một đêm

Viễn cảnh xám xịt của Trái đất vào năm 2100

5 lời tiên tri đáng sợ của Nostradamus cho năm 2023

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều