spot_img
18 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục, Trung Quốc đình chỉ công bố dữ liệu

Tân Thế Kỷ – Hôm thứ Ba, Cục thống kê Trung Quốc cho biết họ sẽ đình chỉ công bố dữ liệu thất nghiệp của thanh niên, với lý do cần cải thiện phương pháp đo lường tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ, vốn đã đạt mức cao kỷ lục trong những tháng gần đây.

Tỷ lệ thất nghiệp kỳ lục, Trung Quốc đình chỉ công bố dữ liệu
Sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp nhưng khó tìm được việc làm. Ảnh: Reuters

Vào ngày 15/8 – Tại cuộc họp báo của Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Lăng Huy (Fu Linghui), người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia cho biết – Bắt đầu từ tháng 8 năm nay, Cục sẽ đình chỉ việc công bố tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đối với thanh niên và các nhóm tuổi khác trên cả nước.

Lý do chính thức cho việc đình chỉ công bố tỷ lệ thất nghiệp là vì cần cải thiện công tác thống kê, đồng thời số liệu thống kê điều tra lao động việc làm cũng cần được cải thiện và tối ưu hóa.

Quyết định trên được đưa ra ngay sau khi doanh số bán lẻ và nhà máy của Trung Quốc công bố gần đây cho thấy dữ liệu yếu hơn dự kiến. Điều này đã gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, trong bối cảnh người dân ngày càng thất vọng về triển vọng việc làm ở nước này.

Trước đó, vào ngày 17/7, Cục Thống kê Trung Quốc đã công bố tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc trong tháng 6 là 21,3%.

Tuy nhiên, vào buổi tối cùng ngày, một bài báo của Trương Đan Đan (Zhang Dandan), phó giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, đăng trên tạp chí tài chính Caixin tuyên bố rằng – nếu khoảng 16 triệu người Trương Quốc đang “nằm ngửa” và “ăn bám” đều được tính là thất nghiệp, thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế của thanh niên trong tháng 3 phải cao tới 46,5% – cao hơn nhiều so với mức 19,7% được công bố trong cùng tháng.

Bài báo của Trương Đan Đan cũng cho biết, theo xu hướng biến động theo mùa, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên sẽ tiếp tục tăng vào tháng 7 và tháng 8 năm nay. Bài báo này sau đó đã bị kiểm duyệt.

Tháng 7 và tháng 8 là mùa tốt nghiệp của sinh viên đại học Trung Quốc, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người tiến vào thị trường lao động hơn. Một cử nhân than thở: “Ra trường đồng nghĩa với thất nghiệp”.

Tuy nhiên, Phó Lăng Huy, phát ngôn viên của Cục Thống kê Quốc gia (NBS), cho biết: “Hiện tại, phần lớn sinh viên đại học tốt nghiệp đã xác nhận nơi mà họ sẽ làm và tình hình việc làm của họ nhìn chung là ổn định.

Ông nói thêm rằng tỷ lệ việc làm sau khi tốt nghiệp “cao hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái”.

Nhưng trái ngược với phát ngôn của Phó Lăng Huy, giới trẻ Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với mùa tìm việc mùa hè khó khăn nhất. Những quy định thắt chặt trong những năm gần đây và ảnh hưởng của đại dịch đã khiến các nguồn việc làm truyền thống sau tốt nghiệp – bao gồm lĩnh vực bất động sản, công nghệ và giáo dục – bị tổn thất nghiêm trọng.

BN 3 jpeg 2

Khoảng 47% sinh viên tốt nghiệp đã trở về nhà trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp vào năm 2022, tăng 4% so với năm 2018 – China News Service của nhà nước Trung Quốc đưa tin vào tuần trước, trích dẫn một cuộc khảo sát của khu vực tư nhân.

Trước thực trạng này, Phó Lăng Huy cho biết – việc đình chỉ công bố dữ liệu thất nghiệp là do “nền kinh tế và xã hội đang không ngừng phát triển và thay đổi, công việc thống kê cần phải được cải thiện liên tục”.

Ông Phó nói – vấn đề sinh viên đang tìm việc hiện nay có nên được thống kê vào dữ liệu thất nghiệp và nên định nghĩa lại về độ tuổi thất nghiệp hay không, vẫn “cần được nghiên cứu thêm”.

Quyết định đình chỉ công bố dữ liệu thất nghiệp của NBS đã ngay lập tức vấp phải sự chế giễu trên mạng xã hội Trung Quốc, và chủ đề “khảo sát tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị sẽ bị đình chỉ ” đã xuất hiện trên danh sách tìm kiếm nóng của Weibo và Baidu.

“Nếu bạn nhắm mắt lại thì nó không tồn tại” – một bình luận trên Weibo với 5000 lượt thích.

Và một số bình luận được quan tâm khác:

“Bịt tai trộm chuông, lừa mình dối người.”

“Có công bố hay không cũng không quan trọng, dù sao số liệu công bố cũng không phản ánh được tình hình thực tế.”

“Chỉ cần không công bố (dữ liệu), thì sẽ không có ai thất nghiệp.”

Hoàng Dung (t/h)

Theo The Epoch Times, Reuters

Xem Thêm:

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy thoái, triển vọng phục hồi mờ mịt

Giá gạo áp lực trước tình trạng mưa lũ của Trung Quốc

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều